Đồng bào dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên đã thay đổi tâm lý “Trời sinh voi, sinh cỏ”
GiadinhNet – Vì thiếu hiểu biết, trước đây nhiều cặp vợ chồng người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã sinh nhiều con, sinh dày và kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định vì suy nghĩ “trời sinh voi, sinh cỏ”. Đến nay, tâm lý này của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây đã thay đổi.
Thay đổi tâm lý "Trời sinh voi, sinh cỏ"
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có trên 384.000 người dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, chiếm 29,87% dân số toàn tỉnh thuộc 5 huyện Định Hoá, Võ Nhai, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ. Trong đó, có hơn 2.100 hộ người dân tộc Mông sinh sống ở địa bàn miền núi, vùng cao. Vì thiếu hiểu biết, nhiều cặp vợ chồng người DTTS trên địa bàn vẫn sinh nhiều con, sinh dày và kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định vì suy nghĩ "trời sinh voi, sinh cỏ".
Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ công tác dân số trong tình hình mới, các cấp, ngành đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Đến nay, đa số các hộ đồng bào DTTS trong tỉnh đã ý thức được tầm quan trọng của kế hoạch hóa gia đình, sinh đẻ có kế hoạch để tập trung nuôi dạy con tốt, phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống, thay đổi suy nghĩ "trời sinh voi, sinh cỏ". Tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại tăng qua hàng năm; Kiểm soát được tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh ở đồng bào dân tộc thiểu số.

Ảnh minh họa
Võ Nhai là huyện vùng cao có khá đông đồng bào DTTS sinh sống. Trước đây, nhiều cặp vợ chồng sinh con nhiều, tảo hôn. Nhiều người có tâm lý e ngại không muốn tới trạm y tế xã để được tư vấn các biện pháp tránh thai nên đã xảy ra tình trạng sinh con ngoài ý muốn. Cùng với đó, tư tưởng muốn có nhiều con, trọng nam hơn nữ vẫn còn ăn sâu…
Với sự chủ động của chính quyền địa phương và các ngành liên quan trong công tác tuyên truyền, vận động nên những tồn tại cố hữu này đã dần thay đổi. Nhận thức của nhiều bà mẹ trẻ, nhiều cặp vợ chồng về công tác dân số, kế hoạch hóa đã được nâng lên rõ rệt. Hầu hết người dân không sinh con quá dày và số trường hợp sinh con thứ ba trở lên giảm rõ rệt.
Chị Lý Thị Ló, một người dân ở bản người Mông chia sẻ, đời bố mẹ sinh nhiều con nên vất vả. Giờ được cán bộ hướng dẫn các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, vợ chồng đã áp dụng chỉ sinh hai con. Hiện các con đều được tới trường, kinh tế ổn định.
Đẩy mạnh truyền thông song song đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ
Nhằm nâng cao nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác dân số, các đợt truyền thông được đẩy mạnh. Thời gian qua, truyền thông được tăng cường lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao đã mang lại hiệu quả.
Chiến dịch truyền thông tăng cường lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ, sự nhìn nhận cũng như kiến thức về dân số, sức khỏe sinh sản, KHHGĐ của người dân, đặc biệt là người DTTS ở vùng sâu, xa, còn nhiều khó khăn đã được nâng lên rõ rệt. Trong đó, quan niệm về hôn nhân, gia đình và sinh đẻ có kế hoạch của bà con đã có chuyển biến tích cực. Ngày càng nhiều người chấp nhận các biện pháp tránh thai hiện đại, các cặp vợ chồng trẻ kết hôn đúng độ tuổi... Kết quả thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại gần đạt kế hoạch giao.
Nhận thức về công tác dân số, KHHGĐ nâng lên đồng nghĩa với việc chất lượng dân số cũng được nâng cao; trình độ dân trí, hiểu biết của người dân cải thiện… Điều này cho thấy chính sách dân số và phát triển đang thực sự đi vào cuộc sống.
Ngoài công tác chuyên môn như truyền thông dân số, nâng cao năng lực y tế cơ sở thì công sức của đội ngũ cộng tác viên dân số chiếm một phần quan trọng. Đội ngũ này được ví như những "cánh tay nối dài" giúp cơ quan chức năng hoàn thành nhiệm vụ khi gần dân, trực tiếp tuyên truyền… Bởi vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cộng tác viên dân số ở thôn, bản… các vùng khó khăn được đặc biệt quan tâm.
Bà Hồ Thị Thanh Thủy, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ Thái Nguyên cho biết, đến hết tháng 9, Chi cục đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác dân số cơ sở năm 2021 cho 60 người là viên chức của trạm y tế các xã, phường, thị trấn tham gia. Đồng thời quan tâm bồi dưỡng kỹ năng lồng ghép các nội dung về dân số và phát triển vào hoạt động của các cấp, ngành ở các địa phương cho cán bộ làm công tác dân số ở cơ sở.
Các cán bộ dân số đã kịp thời cập nhật kiến thức và kỹ năng quản lý về dân số và phát triển như quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số; các nội dung về dân số và phát triển trong nước và của tỉnh.

Thiếu kẽm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thế nào?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcKẽm là vi chất dinh dưỡng, lượng kẽm trong cơ thể khoảng 2 - 3g. Kẽm có đặc điểm không dự trữ trong cơ thể, có đời sống sinh học ngắn (12,5 ngày) trong các cơ quan nội tạng, nên dễ bị thiếu nếu khẩu phần ăn cung cấp không đủ.

Cảnh báo hệ lụy khôn lường từ việc mua bán trứng, tinh trùng tràn lan
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTại một số địa phương đã xuất hiện những tình trạng không tuân thủ pháp luật như buôn bán tinh trùng, noãn, phôi; mang thai hộ vì mục đích thương mại... gây ra hệ lụy rất nguy hiểm.

Nguồn gốc thú vị của nước ối và tầm quan trọng của chất lỏng đặc biệt này khi mang thai
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNước ối đánh dấu các giai đoạn phát triển quan trọng trong quá trình tăng trưởng của thai nhi khi ở trong bụng mẹ. Không có nước ối, quá trình mang thai sẽ không thể duy trì được.

Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu dễ gây sảy thai, đúng hay sai?
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcQuan hệ tình dục là một hoạt động lành mạnh và tự nhiên trong mối quan hệ vợ - chồng. Nhiều người khuyên phụ nữ mang thai 3 tháng nên tạm ngừng 'chuyện ấy' vì không an toàn cho thai nhi. Điều này có đúng không?

Những nguyên nhân gây táo bón sau sinh và cách khắc phục
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcTáo bón là hiện tượng phổ biến sau khi sinh xảy ra vì nhiều lý do. Nhiều phụ nữ bị táo bón khi mang thai và tình trạng này có thể tiếp tục sau khi sinh hoặc có thể xảy ra lần đầu tiên sau khi sinh. Hầu hết, táo bón sau sinh là tạm thời và dễ giải quyết.

8 cách phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcBệnh lây qua đường tình dục gặp cả ở nam và nữ, bất kể lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải. Có những căn bệnh lây qua đường tình dục hiện chưa có thuốc chữa. Áp dụng những cách sau để ngăn ngừa lây bệnh qua đường tình dục.

6 yếu tố không ngờ làm suy giảm lượng testosterone ở nam giới
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcThừa cân, điều trị rụng tóc và lối sống ít vận động là một trong những yếu tố có thể làm giảm mức testosterone. Nếu bạn lo lắng về mức testosterone thấp, hãy xem lại thói quen và cách sống hàng ngày của bạn.

Học trò 'yêu sớm' nên biết độ tuổi nào quan hệ tình dục an toàn
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcCác bậc cha mẹ luôn lo lắng về việc con cái họ bắt đầu yêu đương và có quan hệ tình dục từ khi còn ở độ tuổi trung học. Vậy độ tuổi nào bắt đầu quan hệ tình dục là quá sớm và cha mẹ cần làm gì để hướng dẫn con mình?

Bé gái với "vòng cổ đặc biệt" hiếm gặp đã chào đời an toàn
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcBé sơ sinh với "vòng cổ đặc biệt" là 5 vòng dây rốn quấn cổ kèm vòng quanh tai vừa được các bác sĩ đón chào đời an toàn.

5 mốc phục hồi sức khỏe sau sinh, cần chăm sóc đặc biệt cho mẹ và bé
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcSKĐS - Sáu tuần đầu tiên sau khi sinh được gọi là thời kỳ hậu sản. Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa Sản cho rằng, thời kỳ hậu sản có thể kéo dài từ 6 tháng đến một năm tùy theo thể trạng của sản phụ. Đây là những mốc cần chú ý để chăm sóc tốt cho cả mẹ và bé.

Vì sao tuổi thọ của người Nhật ngày càng tăng?
Dân số và phát triểnTheo thống kê của WHO, tuổi thọ trung bình của người Nhật là 84 tuổi và vẫn có xu hướng gia tăng mỗi năm.