Hà Nội
23°C / 22-25°C

7 dấu hiệu bạn nên thay đổi phương pháp tránh thai

Thứ sáu, 09:51 11/12/2015 | Dân số và phát triển

GD& Tránh thai là một trong những vấn đề được các cặp vợ chồng xây dựng “kế hoạch” và luôn cố gắng tuân thủ, đồng thời là vấn đề được cả hai giới quan tâm. Tuy nhiên, việc lựa chọn biện pháp nào cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó, quan trọng nhất là yếu tố sức khỏe.

Các chuyên gia về sức khỏe sinh sản khuyến cáo, một phương pháp tránh thai không thích hợp với tất cả phụ nữ. Đôi khi bạn thử phương pháp mà ai cũng nói là rất tốt nhưng lại thấy rất không ổn. Vậy khi nào bạn cần phải xem lại và thay đổi một biện pháp tránh thai khác cho mình?

Tiến sĩ Lê Minh Tâm - Bác sĩ điều trị, Khoa Phụ sản - Bệnh viện Trung ương Huế chia sẻ những dấu hiện mang tính cảnh báo khi bạn chọn phương tiện tránh thai chưa phù hợp.

1. Đau nửa đầu

Nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có tiền sử bệnh đau nửa đầu nếu dùng thuốc ngừa thai thì sẽ tăng khả năng đông máu và đột quỵ. Nếu bạn vướng phải rắc rối này, hãy nói với bác sĩ để họ áp dụng một biện pháp khác an toàn hơn như dùng vòng tránh thai hoặc bao cao su.

2. Thường quên uống thuốc

Thuốc ngừa thai là biện pháp được rất nhiều chị em sử dụng. Đây là phương pháp nhẹ nhàng nhưng cái khó nhất chính là nhớ việc uống thuốc mỗi ngày, vào một giờ cố định. Thông thường phụ nữ có thể quên việc uống thuốc khoảng 4 lần trong một tháng.

Các bác sĩ cho biết việc uống thuốc trễ 1-2h không gây hậu quả song nếu việc quên uống diễn ra thường xuyên, thậm chí có ngày không uống thì hiệu quả tránh thai coi như vô hiệu. Nếu bạn tự thấy mình không thể ghi nhớ việc uống thuốc thì bạn không thể sử dụng biện pháp này cho mình.

3. Xuất huyết bất thường

Chảy máu vùng kín có thể xảy ra khi bạn bắt đầu sử dụng một biện pháp tránh thai mới, dùng thuốc hay dùng vòng tránh thai đều có thể bị. Song hiện tượng này chỉ diễn ra 1-2 ngày, nếu sau đó bạn vẫn tiếp tục bị ra máu thì phải đến gặp bác sĩ. Có thể lượng hormone trong loại thuốc tránh thai đó chưa thích ứng với cơ thể.

Đôi khi chảy máu âm đạo bất thường cũng có thể xuất hiện vào giữa chu kỳ của bạn. Những sự cố này nếu xảy ra nhiều lần thì phải xem lại biện pháp bạn đang dùng.

4. Dị ứng da "vùng X"

Nhiều người mắc hội chứng dị ứng bao cao su. Hội chứng này có thể xảy ra với cả nam và nữ. Hiện tượng dễ quan sát được bằng mắt thường khi vùng X nổi mẩn ngứa, mụn nước đỏ, ngứa ngáy, nghiêm trọng hơn có thể gây tim đập nhanh, mệt mỏi và không thể “tác nghiệp”. Tất nhiên khi tình hình bất lợi như vậy, bạn sẽ không thể nhờ cậy chiếc “áo mưa” được nữa.

5. Thay đổi tâm tính nghiêm trọng

Tất cả các loại thuốc tránh thai đều có thành phần progestin khác nhau. Dược tính của nó gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh, tác động vào cảm giác của con người. Mặc dù chưa xác định chính xác mức ảnh hưởng của progestin lên não bộ nhưng chắc chắn có tác động đến cảm xúc.

Uống, chích thuốc hay miếng dán tránh thai nếu khiến cho tâm lý, tình cảm bạn bị xáo trộn quá nhiều, vui buồn thất thường, căng thẳng, stress hoặc bức bối trong người có nghĩa là phương pháp đó thực sự không phù hợp với bạn, cần thay đổi.

6. Gây khô hạn vùng kín

Thuốc ngừa thai gây ức chế rụng trứng để kiểm soát việc thụ thai. Rắc rối là nó cũng ức chế luôn khả năng hình thành hormone sinh dục tự nhiên, gây ảnh hưởng đến độ ẩm ướt của vùng X. Nếu sự khô hạn lên tới mức khó chịu, cản trở cuộc yêu và gây đau cho người nữ thì chắc chắn bạn phải chọn một cách khác.

7. Nổi mụn

Hầu hết các loại thuốc tránh thai có tác dụng phụ khá lý tưởng là làm đẹp da. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngược lại, khi dùng thuốc làn da bạn lại trở nên giống một thiếu nữ tuổi dậy thì, mụn nổi như hoa.

Đó là do cơ thể chưa thích ứng được với loại thuốc ngừa thai đang dùng, cần có thêm thời gian. Nhưng nếu bạn quá vất vả để đối phó với những “hạt ngọc” bất đắc dĩ này trong thời gian dài thì cách tốt hơn là yêu cầu bác sĩ đổi biện pháp khác cho bạn.

Theo Giáo dục và Thời đại

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top