7 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều đồ ngọt
GĐXH - Ăn ít đường có thể bị hạ đường huyết, nhưng ăn quá nhiều đường sẽ dẫn đến hàng loạt những bệnh nguy hiểm như béo phì, tim mạch, suy giảm hệ thống miễn dịch, tiểu đường...
Ăn đường bao nhiêu là đủ?
Theo Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ 2010-2015, trung bình, người Mỹ tiêu thụ 17 thìa cà phê đường bổ sung mỗi ngày. Điều này khiến cơ thể bạn nạp 270 calo. Họ được khuyên nên hạn chế lượng đường bổ sung dưới 10% lượng calo hàng ngày. Đối với lượng 2.000 calo hàng ngày, đường bổ sung nên chiếm ít hơn 200 calo.
Đến năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyên mọi người nên ăn một nửa lượng này. Đối với chế độ ăn kiêng 2.000 calo mỗi ngày, con số này sẽ lên tới 100 calo, hoặc nhiều nhất là 6 muỗng cà phê đường bổ sung.

Ảnh minh họa
Cơ thể thay đổi ra sao nếu bạn ăn quá nhiều đường?
Luôn cảm thấy đói
Cảm giác đói tăng lên khi ăn đồ ngọt là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn tiêu thụ nhiều calo từ đường bổ sung. Món ăn nhanh, đồ ngọt, đồ uống có đường thường thiếu chất xơ, chất béo lành mạnh. Tiêu thụ những thực phẩm này, cơ thể đốt cháy đường nhanh chóng, tăng cảm giác đói. Tiêu thụ nhiều đồ ngọt cũng có thể ảnh hưởng đến hormone leptin ức chế cơn đói, dẫn đến muốn ăn nhiều hơn.
Thèm ngọt nhiều hơn
Nếu bạn ăn đồ ngọt nhưng lại không thấy ngọt như trước có thể do tiêu thụ đường quá mức. Bởi não bộ đã quen với điều đó. Một số chất thay thế đường có thể đánh lừa bộ não, làm tăng cảm giác thèm đường hơn nữa.
Theo nghiên cứu năm 2009 của Đại học Texas (Mỹ), gia vị này làm tăng dopamine (hormone hạnh phúc) và chính sự gia tăng dopamine tăng cảm giác thèm đường, tạo thành vòng luẩn quẩn.
Mụn trứng cá và nếp nhăn
Mụn trứng cá và nếp nhăn xuất hiện cũng là dấu hiệu cảnh báo. Lượng đường dư thừa gây ra tình trạng kháng insulin ảnh hưởng đến sự phát triển của mụn trứng cá. Glycation là sản phẩm của quá trình chuyển hóa lượng đường dư thừa, thúc đẩy quá trình lão hóa da và hình thành nếp nhăn.
Sâu răng
Vi khuẩn trong miệng thích ăn các loại đường. Nếu bạn có nhiều răng sâu và mắc bệnh nướu răng thì rất có thể tiêu thụ đường quá mức. Nên cắt giảm liều lượng sử dụng, súc miệng bằng nước sau khi ăn đồ ngọt. Theo Trung tâm Y tế Đại học Rochester (Mỹ), sữa, trà xanh, trà đen, rau củ quả giàu chất xơ, kẹo cao su không đường giúp ngăn ngừa sâu răng.
Huyết áp cao
Nghiên cứu năm 2014 của Bệnh viện Griffin (Mỹ) cho thấy tiêu thụ đồ uống giàu đường có mối liên hệ với huyết áp cao và tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp. Nồng độ glucose (đường) cao làm hỏng niêm mạc mạch máu, khiến cholesterol dễ dàng dính vào thành mạch máu hơn. Khi các mạch máu bị cứng lại, huyết áp có thể tăng lên.
Mất tập trung
Người thường xuyên ăn uống đồ ngọt có thể gặp vấn đề sự tập trung, trí nhớ, khả năng chú ý. Glucose là nguồn nhiên liệu chính của não nhưng dư thừa làm tăng đường huyết tác động tiêu cực đến nhận thức. Đường huyết cao có thể gây viêm trong não, tác động tiêu cực đến chức năng nhận thức và tâm trạng.
Gây khó ngủ
Giấc ngủ của bạn cũng có thể bị gián đoạn khi cơ thể dư thừa đường. Điều này là do ăn nhiều đường làm tăng đột biến insulin, dẫn đến giải phóng hormone adrenaline và cortisol ảnh hưởng giấc ngủ của bạn. Bên cạnh đó, cơ thể người cần magne cho giấc ngủ, nhưng ở người ăn nhiều đồ ngọt thì đường sẽ kết hợp với magne gây khó ngủ. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn nhiều đường, đặc biệt là trước khi đi ngủ để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Lựa chọn thực phẩm thích hợp để cung cấp lượng đường vừa đủ cho cơ thể

Ảnh minh họa
Các nhà nghiên cứu từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết, lượng đường thêm vào tối đa một ngày với nam giới là 150 calo (khoảng 37,5 g hoặc 9 muỗng cà phê đường), với phụ nữ là 100 calo (khoảng 25g hoặc 6 muỗng cà phê đường).
Theo đó, thực phẩm hằng ngày có thể tính toán quy ước tương đương lượng đường như sau:
- 1 chén cơm chứa khoảng 45-50g chất bột đường
- 1 củ khoai lang khoảng 160g chứa 45g chất bột đường
- 1 muỗng cà phê đường cát chứa 4g đường
- 1 muỗng canh đường cát chứa 6g đường
Các loại nước ngọt (kể cả nước trái cây đóng hộp, soda chanh, trà chanh đóng chai, nước ngọt có gaz) đều chứa từ 10-14g đường/100g sản phẩm. Nước tăng lực nhiều hơn, có đến 19g đường/100g sản phẩm. Như vậy, chỉ với một lon nước ngọt 330ml (chứa khoảng 34g đường) thì cơ thể bạn đã tiêu thụ một lượng đường quá cao so với mức được phép trong một ngày.
Đặc biệt, các loại sữa có đường có chứa khoảng 6-10g đường/100g sản phẩm (lượng đường cao nhất ở sữa có vị chocolate). Sữa chua cũng chứa khoảng 10g/100g sản phẩm. Do đó, mặc dù sữa là thực phẩm được khuyến khích nên dùng nhưng nếu thường xuyên sử dụng, cơ thể bạn sẽ tiêu thụ một lượng đường khá cao.
Các bậc cha mẹ cũng tập cho con cái thói quen ăn ít mặn và bớt ngọt trong chế độ ăn hàng ngày để có thể bảo vệ sức khỏe cơ thể lâu dài.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 18 phút trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcĂn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.