7 nguyên nhân tiềm ẩn đằng sau chứng khó thở của bạn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khó thở chứ không chỉ vì bạn đã gắng sức làm điều gì đó. Chính vì vậy, khó thở cũng được coi là một dấu hiệu cảnh báo sức khỏe rất quan trọng mà bạn không được coi thường.
Bạn có thể cảm thấy khó thở vì nhiều lý do, ví dụ như khi chạy nhanh để bắt xe bus hoặc xe lửa, đi bộ lên cầu thang thay vì sử dụng thang máy... và tình trạng khó thở có thể biến mất sau đó. Tuy nhiên, với một số người khác, cảm giác khó thở xuất hiện thường xuyên trong cuộc sống, thậm chí ngay cả khi nằm xuống, nói chuyện hoặc ăn uống.

Ảnh minh họa
Một số vấn đề sức khỏe gây ra tình trạng khó thở bao gồm:
Vấn đề hô hấp
Nghẹt thở vì một cái gì đó bị mắc kẹt trong đường hô hấp có thể làm bạn khó thở. Các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, tắc mạch phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi và có thể làm cho bạn khó thở nhiều lần hoặc trong thời gian dài. Trong trường hợp này bạn được chăm sóc y tế phù hợp.
Vấn đề về tim
Khó thở là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh tim mạch như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, bệnh tim bẩm sinh, và loạn nhịp tim. Suy tim được gây ra bởi tổn thương cơ tim do các vấn đề khác về tim như đau tim, đau thắt ngực…
Các chuyên gia sức khỏe tin rằng chứng khó thở trong suy tim là do khả năng co bóp của tim giảm, tăng áp suất trong mạch máu xung quanh phổi. Điều này gây ra các triệu chứng đặc trưng của khó thở khi nằm xuống.
Lo lắng hoặc giận dữ
Chứng thở quá nhanh gây khó thở có liên quan đến sự lo lắng. Cơ thể của bạn sẽ báo hiệu “chiến đấu hay bỏ chạy” khi quá lo lắng. Điều này làm cho bạn thở quá nhanh.
Thở quá nhanh có nghĩa là quá nhiều oxy và carbon dioxide đi vào và đi ra. Vì vậy, cơ thể bạn cảm thấy như thể bạn đang không thở đủ. Điều này có thể gây ra chứng khó thở. Đôi khi, chứng khó thở cũng xuất hiện khi bạn đang hoảng loạn và quá quan tâm về hơi thở của mình.

Ảnh minh họa
Dị ứng và bụi trong môi trường
Dị ứng là một phản ứng miễn dịch với những chất mà nói chung là không gây hại. Nếu hệ thống miễn dịch của bạn quá nhạy cảm với dị nguyên như bụi, nấm mốc, lông, phấn hoa… bạn có thể cảm thấy khó thở. Các chất gây dị ứng chặn đường thở trong phổi của bạn và gây ra vấn đề về hô hấp.
Khó thở, kèm theo thở khò khè và tức ngực, xảy ra trong các phản ứng dị ứng nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng. Vì vậy, bạn nên đi khám kịp thời nếu có những triệu chứng này.
Béo phì
Các nhà khoa học tìm thấy rằng năng lực của các cơ quan chức năng hô hấp giảm khi bạn tăng cân, đặc biệt là tăng vòng eo. Điều này gây khó thở nhẹ, trừ khi bạn đang bị béo phì nặng.
Hơn nữa, béo phì nặng cũng làm thay đổi các tín hiệu từ não bộ liên quan đến cấu trúc của hơi thở. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Thorax chỉ ra rằng sự gia tăng khiêm tốn trong trọng lượng cơ thể cũng có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất tập thể dục như leo cầu thang. Nghiên cứu cho thấy rằng việc duy trì chỉ số BMI bình thường có thể cải thiện đáng kể trong hơi thở của bạn.
Ung thư
Ung thư trong hoặc gần phổi gây ra sự lây lan của các tế bào ung thư và gây áp lực lên các đường hô hấp. Sự lây lan của các tế bào ung thư thu hẹp đường hô hấp và gây khó khăn cho không khí đi qua gây khó thở. Những người bị ung thư, thường bị khó thở nhanh hơn và điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của họ một cách sâu sắc.
Phẫu thuật, hóa trị và xạ trị
Đôi khi phẫu thuật phổi hoặc một phần của phổi có thể ảnh hưởng đến nhịp thở, hoặc nếu bạn đã có vấn đề về hô hấp trước khi phẫu thuật. Mặc dù không phổ biến nhưng viêm phổi có thể xuất hiện khi dùng các thuốc hóa trị như bleomycin và cũng có thể gây ra khó thở. Xạ trị ngực cũng có thể gây ra sẹo hoặc viêm các mô phổi và làm trầm trọng thêm các vấn đề về hô hấp, khó thở.
Theo Afamily.vn

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn
Sống khỏe - 2 giờ trướcMặc dù gạo cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng ăn cơm quá muộn trong ngày có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt
Sống khỏe - 18 giờ trướcThiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn
Sống khỏe - 20 giờ trướcĐối với người thích đi bộ để rèn luyện sức khỏe, cần phải biết cách để làm cho nó hiệu quả hơn nữa. Thực hiện một số điều đơn giản khi đi bộ có thể biến một cuộc đi dạo thành một bài tập đốt cháy calo tốt…

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn
Sống khỏe - 23 giờ trướcNgày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa
Sống khỏe - 1 ngày trướcBộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 1 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn và kiêng gì để ổn định đường huyết?
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần biết và nắm rõ các nguyên tắc về dinh đưỡng để tránh đường huyết tăng, giúp ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường.