7 thói quen ăn uống vừa gây viêm, vừa khiến già nhanh
Tình trạng viêm có thể phá vỡ collagen và elastin - những chất giúp làn da trẻ trung, mềm mại.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Medicine, tình trạng viêm kéo dài cũng có thể làm khởi phát các bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư, tiểu đường type 2, bệnh thận, rối loạn tự miễn và bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Những điều này có liên quan đến lão hóa và khiến chị em già nhanh.
TS Rene Armenta (bác sĩ phẫu thuật tại Renew Bariatrics) cho biết, chị em có thể nhận thấy làn da của mình lão hóa nhanh hơn khi thường xuyên bị viêm. Bởi viêm có thể phá vỡ collagen và elastin - những chất giúp làn da trẻ trung, mềm mại.
Chính vì vậy, ăn thực phẩm có đặc tính chống viêm là một phần quan trọng giúp phòng chống bệnh mãn tính và lão hoá. Muốn vậy, hãy từ bỏ những thói quen ăn uống gây viêm, đẩy nhanh lão hoá như dưới đây:
1. Không ăn đủ omega-3
Omega-3 là những axit béo không bão hòa đa thường được tìm thấy trong một số loại thực phẩm, chẳng hạn như hải sản và thực vật.
Có 3 loại omega-3: DHA (được tìm thấy trong cá), EPA (tìm thấy trong cá) và ALA (tìm thấy trong một số loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như quả óc chó, hạt chia và hạt lanh). Ngoài việc ăn thực phẩm giàu omega-3, bạn có thể bổ sung dạng viên qua đường uống.
Theo một báo cáo được công bố trên Frontiers in Psychiatry, omega-3 có khả năng giúp giảm viêm liên quan đến các rối loạn thần kinh, thoái hóa thần kinh và tâm thần như trầm cảm, bệnh Alzheimer...

Nghiên cứu năm 2019 từ Circulation Research cho thấy, các chất bổ sung omega-3 có thể làm giảm viêm bằng cách tăng lượng phân tử chống viêm trong cơ thể.
Nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí Xơ vữa động mạch kết luận, cả DHA và EPA (hai loại omega-3 từ biển) đều có đặc tính chống viêm nhưng DHA có tác động lớn hơn. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã phát hiện DHA làm giảm 4 loại protein gây viêm trong cơ thể và axit béo EPA làm giảm một loại. Dù thế nào chăng nữa, cả hai loại đều có tác dụng giảm viêm tốt.
Việc không tiêu thụ đủ các axit béo không bão hòa đa này thường xuyên khiến bạn đang bỏ lỡ cơ hội chống lại chứng viêm khi có tuổi. Điều đó khiến bạn già nhanh hơn rất nhiều.
2. Không ăn đủ trái cây và rau quả tươi
Không ăn đủ trái cây và rau quả là một trong những thói quen ăn uống tồi tệ nhất gây viêm, già nhanh. TS Amy Goodson (chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký và là tác giả của The Sports Nutrition Playbook) cho biết, các loại trái cây như quả mọng, cam và rau lá xanh như rau bina, cải xoăn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa chúng ta cần để giữ ổn định cho hệ thống miễn dịch. Điều này cực kỳ quan trọng khi bạn già đi.
Do đó, để tươi trẻ hơn từ bên trong cơ thể, đồng thời các dấu hiệu lão hoá chậm lại, bạn hãy chăm ăn trái cây và rau quả tươi hơn.

3. Ăn thực phẩm chứa AGE như khoai tây chiên
Nhiệt độ cao cần thiết để chiên thức ăn có thể tạo ra các hợp chất có hại được gọi là AGE tích tụ trong cơ thể khi chúng ta già đi.
Giới chuyên gia cho rằng, các loại thực phẩm như thịt đỏ nấu chín, carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng có chứa AGE. Ăn quá nhiều những thực phẩm này có thể dẫn đến tổn thương tế bào và viêm, đẩy nhanh quá trình lão hóa, làm tăng nguy cơ kháng insulin và bệnh tiểu đường type 2.
Phản ứng viêm ở da được nhìn thấy qua các dấu hiệu là độ đàn hồi của da bị suy yếu như nếp nhăn, bọng mắt và mụn trứng cá.
4. Ăn nhiều đồ ăn vặt đã qua chế biến
Các loại thịt đã qua chế biến như thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích và đồ ăn vặt như kẹo, bánh quy, đồ uống có đường, khoai tây chiên, kem và thức ăn nhanh không phải là những món lành mạnh. Ăn nhiều những thứ này có thể là một trong những thói quen ăn uống tồi tệ nhất gây viêm, già nhanh.
Nghiên cứu cho thấy những thực phẩm siêu chế biến này có thể phá vỡ sự cân bằng của các vi khuẩn lành mạnh và không lành mạnh trong ruột.
TS Kathryn Piper (làm việc tại The Age-Defying Dietitian) cho biết, khi những món chế biến sẵn làm thay đổi vi khuẩn sống trong ruột sẽ kích hoạt làm thay đổi phản ứng miễn dịch, dẫn đến viêm mãn tính.
5. Bạn không ăn đủ chất xơ
Biện pháp tốt nhất để cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể là tránh thực phẩm siêu chế biến và tạo thói quen ăn nhiều chất xơ hơn. Lý tưởng nhất là 28-38g mỗi ngày từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, quả hạch, hạt, đậu, đậu lăng và các loại đậu.
TS Goodson nói: "Rất ít người ăn đủ chất xơ. Nhưng nếu bạn muốn trẻ lâu hay lão hoá lành mạnh thì ăn đủ chất xơ chính là chìa khoá".

6. Thường xuyên uống rượu
TS Piper cho biết, uống bất kỳ loại rượu nào cũng có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể bạn. Uống quá nhiều rượu chắc chắn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm mãn tính.
Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố trên Alcohol Research cho thấy, tình trạng uống rượu kéo dài có liên quan đến viêm ruột cũng như dẫn đến sự thay đổi tiêu cực của hệ vi sinh vật đường ruột.
Do đó, nếu bạn uống rượu hãy uống ở mức khuyến nghị: dưới 1 ly rượu với phụ nữ và dưới 2 ly đối với nam giới mỗi ngày.
7. Ăn nhiều thực phẩm chứa gluten
Gluten là một loại protein có trong lúa mì và các loại ngũ cốc khác như bánh mì, vỏ bánh pizza, mì ống, đồ nướng và ngũ cốc. Theo một nghiên cứu năm 2020 trên tạp chí Gastroenterology, những người nhạy cảm với gluten sẽ trải qua một loại phản ứng miễn dịch khác gây ra hiệu ứng viêm.
TS Jenny Levine Finke (HLV dinh dưỡng, tác giả của Dear Gluten, It's Not Me, It's You) cho biết, nếu bạn gặp vấn đề đường ruột, được chẩn đoán mắc bệnh tự miễn dịch hoặc có các triệu chứng mãn tính không rõ nguyên nhân, việc không ăn thực phẩm chứa gluten có thể hữu ích.
Trong một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên tạp chí Nutrition Reviews, các nhà nghiên cứu phát hiện chế độ ăn không có gluten có thể "cải thiện" các triệu chứng liên quan đến tự miễn dịch ở 64,7% những người mắc bệnh tự miễn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 14 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 22 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.