Hà Nội
23°C / 22-25°C

7 vấn đề về sức khỏe phản ánh qua lưỡi của bạn: Hãy cẩn thận kiểm tra nếu có bất thường

Thứ sáu, 15:00 17/08/2018 | Sống khỏe

Một số triệu chứng của nhiều bệnh mãn tính và cấp tính có thể xuất hiện ngay trên lưỡi . Vì vậy, bất cứ điều gì khác thường của lưỡi như hình dạng, màu sắc,… có thể là dấu hiệu của một trong 7 tình trạng sức khỏe dưới đây.

1. Bệnh tiểu đường

Bệnh nấm miệng thường xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, đặc biệt là những bệnh nhân mắc đái tháo đường.

Nấm miệng về cơ bản là một dạng nhiễm nấm Candida albicans tích tụ trên niêm mạc miệng, lưỡi, lợi và cổ họng, gây tổn thương dạng kem trắng trên lưỡi, vòm miệng.

Ngoài ra, hầu hết người mắc bệnh tiểu đường thường bị mất nước dẫn tới khô miệng khiến vẻ ngoài của lưỡi có thể bị thay đổi.

2. HIV

Nhiều thập kỷ trước, HIV/AIDS được coi là một kẻ giết người "máu lạnh" với đặc trưng là làm suy giảm nghiêm trọng hệ miễn dịch của người bệnh.

Trong đó, lớp "kem trắng" bao phủ trên lưỡi của bệnh nấm miệng có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên.

Cũng giống như bệnh tiểu đường, một hệ miễn dịch suy yếu do HIV/AIDS gây ra sẽ khiến cơ thể người bệnh rất khó chống lại sự xâm nhập của các loại vi sinh vật như nấm, vi khuẩn.

Ngoài ra, những vết loét đỏ trên lưỡi và các nơi khác trong khoang miệng cũng có thể là dấu hiệu của HIV/AIDS.

Ngày nay, có rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả HIV/AIDS, bao gồm cả thuốc để ngăn ngừa sự lây nhiễm của virus cũng như có thể kéo dài và cải thiện chất lượng cuộc sống của người mắc.

3. Bệnh celiac

Bệnh celiac hay còn gọi là bệnh nhạy cảm với gluten hoặc bệnh không dung nạp gluten. Đây là một dạng bệnh dị ứng trầm trọng với gluten, một loại protein được tìm thấy trong nhiều loại bột, ngũ cốc, lúa mạch, lúa mì, yến mạch.

Ngoài các triệu chứng thường thấy ở ruột như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng… celiac cũng có thể khiến bạn mất đi những sợi lông nhỏ li ti trên bề mặt lưỡi.

Celiac gây ra tình trạng "lưỡi hói" và nó có thể khiến người bệnh mất vị giác và đau đớn khi ăn thức ăn có tính axit hoặc cay nóng.

Bệnh celiac có thể làm khiến lưỡi bị khô, lở loét miệng thường xuyên do các vitamin và khoáng chất không được hấp thụ đúng cách ở ruột non.

Cách duy nhất để kiểm soát bệnh celiac là tuân theo một chế độ ăn không có gluten hoàn toàn.

4. Hội chứng Sjogren

Hội chứng Sjogren là một bệnh tự miễn, có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể, song màng nhầy, tuyến lệ và tuyến nước bọt thường bị ảnh hưởng đầu tiên. Điều này dẫn đến tình trạng khô miệng và có thể gây nấm miệng.

Các chuyên gia giải thích rằng khi miệng khô sẽ làm giảm các enzyme trong nướt bọt khiến nấm có cơ hội sinh sôi nảy nở. Kết quả là các đốm trắng đặc trưng của nhiễm nấm xuất hiện trong khoang miệng, đặc biệt ở lưỡi. Một số trường hợp mắc hội chứng Sjogren cũng có cảm giác nóng rát và nứt ở lưỡi.

5. Ung thư

Bất kỳ vết sưng hoặc đau trên lưỡi (hoặc ở nơi khác trong khoang miệng) kéo dài trên hai tuần cần phải được kiểm tra tại các cơ sở chuyên khoa.

Một tình trạng được gọi là bạch sản (leukoplakia) có thể gây ra các tổn thương dạng mảng trắng trên lưỡi rất có thể là dấu hiệu của ung thư.

Bạch sản thường lành tính ở đa số các bệnh nhân, tuy nhiên ở một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư tế bào gai và cần được kiểm tra sớm.

6. Thiếu hụt vitamin

Một chiếc lưỡi khỏe mạnh thường có màu đỏ hồng. Lưỡi có màu đỏ tươi có thể là dấu hiệu của việc thiếu hụt axit folic, vitamin B12 hoặc sắt. Thường thì những thiếu sót này có thể được khắc phục bằng các chất bổ sung hoặc thay đổi chế độ ăn uống phù hợp.

Lưỡi màu đỏ tươi cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn hoặc bệnh Kawasaki, một tình trạng hiếm gặp và gây biến chứng phình động mạch vành hoặc giãn động mạch vành do hậu quả của viêm mạch, điển hình là ở trẻ nhỏ.

7. Căng thẳng

Nhiệt miệng hoặc lở miệng không thể nhầm lẫn với vết lở loét gây ra bởi virus. Hiện tượng này có thể là dấu hiệu của căng thẳng. Những vết loét này có thể xuất hiện trên lưỡi hoặc các phần khác của miệng.

Nếu bạn có những vết loét nhỏ và nông, hãy thử súc miệng bằng nước muối ấm và tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, giảm bớt áp lực căng thẳng, kết hợp với các bài tập thể dục, yoga hoặc thiền để cân bằng cơ thể.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân

Y tế - 8 giờ trước

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân có dị vật trong đường tiêu hóa gây xuất huyết thời gian dài.

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã uống cùng lúc khoảng 140 viên thuốc điều trị tăng huyết áp. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt nhiều, nôn ói...

10 loại kháng sinh tự nhiên

10 loại kháng sinh tự nhiên

Sống khỏe - 11 giờ trước

Thiên nhiên đã ban cho chúng ta rất nhiều loại thuốc để chữa lành (chống lại nhiễm trùng) và tăng cường miễn dịch. Nhiều loại kháng sinh tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus mạnh mẽ… Chúng cũng có sẵn trong bếp nhà bạn.

Bé 7 tháng tuổi ở Quảng Ninh suy hô hấp do bệnh sởi biến chứng nặng

Bé 7 tháng tuổi ở Quảng Ninh suy hô hấp do bệnh sởi biến chứng nặng

Mẹ và bé - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhi 7 tháng tuổi mắc bệnh sởi biến chứng viêm phổi nặng, suy hô hấp kèm tiêu chảy cấp. Được biết, bệnh nhi chưa đến độ tuổi tiêm phòng và có tiền sử viêm phổi hai lần trong những tháng đầu đời.

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Phương pháp thải độc gan tại nhà chủ yếu là thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ điều độ.

Rối loạn thần kinh tim nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Rối loạn thần kinh tim nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Rối loạn thần kinh tim không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Hy hữu: Đau người, nhập viện mới biết hộp sọ bị đóng đinh

Hy hữu: Đau người, nhập viện mới biết hộp sọ bị đóng đinh

Y tế - 19 giờ trước

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng chảy máu vùng đầu, đau nhiều. Qua chẩn đoán, các bác sĩ và cả bệnh nhân đều vô cùng kinh ngạc khi thấy một dị vật nghi là đinh, đâm xuyên hộp sọ.

Hít xà 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?

Hít xà 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Khi thực hiện 20 lần hít xà mỗi sáng, cơ thể không chỉ được kích hoạt toàn bộ mà còn giúp tăng cường cơ bắp và nhiều lợi ích sức khỏe khác...

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Top