70% bệnh nhân ung thư Việt Nam tử vong, Giám đốc BV K lên tiếng
Theo báo cáo của EIU, 70% bệnh nhân ung thư ở Việt Nam tử vong, song Giám đốc Bệnh viện K cho rằng, con số này chưa phản ánh đầy đủ.
Việt Nam đứng đầu khu vực về tỉ lệ tử vong ung thư?
Cơ quan nghiên cứu và phân tích toàn cầu (EIU) thuộc tạp chí The Economist vừa công bố báo cáo về khả năng kiểm soát ung thư của 10 quốc gia thuộc châu Á Thái Bình Dương, đăng trên Sáng kiến ung thư thế giới.
Báo cáo chủ yếu dựa trên nguồn dữ liệu của tổ chức nghiên cứu ung thư thế giới (IARC) và một phần do EIU thu thập độc lập.

Bảng tỉ lệ tử vong vì ung thư tại 10 nước theo báo cáo của EIU
10 quốc gia trong báo cáo này được lựa chọn dựa trên quy mô dân số, mức độ phát triển kinh tế và thu nhập. Đại diện cho nhóm các quốc gia có thu nhập cao bao gồm Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc; thu nhập trung bình cao bao gồm Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Phillippines và Việt Nam.
Theo báo cáo EIU, tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Thái Lan, ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, trong khi tại Việt Nam ung thư đứng hàng 2 (chiếm 17,9% các trường hợp tử vong do nguyên nhân bệnh tật.
Về tỉ lệ tử vong ung thư, EIU sử dụng thang điểm M:I (tỉ lệ tử vong/số ca mắc) để đánh giá hiệu quả công tác phòng chống, kiểm soát ung thư.
Theo cách tính này, tỉ lệ tử vong ung thư ở nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình, dao động từ 60-70%, Việt Nam có tỉ lệ tử vong xấp xỉ 70%, nhóm các quốc gia có thu nhập cao dao động từ 30 - 50%, cụ thể Nhật Bản chưa tới 50%, tỉ lệ này tại Hàn Quốc là 35% và tại Úc là 28%.
Tỉ lệ sống thêm 5 năm cũng có sự khác biệt giữa 2 nhóm quốc gia, đơn cử tỉ lệ sống thêm 5 năm ung thư đại tràng ở Hàn Quốc là 71,8% trong khi ở Ấn Độ là 38,9%, với ung thư phổi, tỉ lệ sống tốt sau 5 năm ở Nhật Bản là 33%, nhưng Ấn Độ chỉ có 3,7%. Với ung thư vú, tỉ lệ sống sau 5 năm tại Úc lên tới 89,5%, ở Malaysia là 65%.
Báo cáo nhận định mức độ phát triển, đầu tư nguồn lực, sự vào cuộc, phối hợp của các bộ ban ngành, các cấp có thẩm quyền liên quan chặt chẽ tới hiệu quả hoạt động phòng chống ung thư.
Việt Nam nhiều ung thư ác tính nên tử vong cao
PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho rằng, số liệu gần 70% bệnh nhân ung thư ở Việt Nam tử vong không phải là số chết trên số mắc mới trong 1 năm.
"Năm 2018, Việt Nam có 165.000 ca mắc mới ung thư, 115.000 ca tử vong nhưng số tử vong không phải trên số mắc mới mà là số tích luỹ các bệnh nhân được chẩn đoán ung thư từ những năm trước đó", PGS Quảng nhấn mạnh.
Tỉ lệ tử vong trong ung thư đánh giá tại một thời điểm không có giá trị so với đánh giá trong một khoảng thời gian dài 3 hay 5 năm.

PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K
Theo PGS Quảng, tiêu chí chính xác hơn đánh giá năng lực điều trị ung thư là thời gian sống thêm của bệnh nhân kể từ thời điểm chẩn đoán, điều trị.
Ngoài ra nguyên nhân ung thư ở các nước khác nhau dẫn đến cơ cấu, tỉ lệ các loại ung thư cũng khác nhau, đây là yếu tố khiến lệ tử vong ung thư khác biệt giữa các nước, theo như báo cáo của EIU.
Tại Việt Nam, 3 loại ung thư hay gặp nhất là phổi, gan, dạ dày đều là những ung thư tiến triển nhanh, ác tính, tiên lượng xấu, điều trị khó khăn. Ngay các nước tiên tiến, bệnh nhân ung thư gan, phổi, dạ dày nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, tỉ lệ điều trị hiệu quả cũng rất thấp.
Trong khi đó tại Úc, 3 ung thư phổ biến nhất trong nghiên cứu là ung thư vú, tiền liệt tuyến, đại trực tràng, đều là những ung thư diễn tiến chậm, tiên lượng tốt, dù có phát hiện ở giai đoạn muộn tại Việt Nam, bệnh nhân cũng có thể sống thêm nhiều năm.
Hay tại Hàn Quốc, 3 ung thư thường gặp nhất là giáp trạng, đại trực tràng và dạ dày, trong đó ung thư tuyến giáp tại Việt Nam gần như chữa khỏi hoàn toàn.
"So sánh chỉ thực sự có giá trị khi cùng một hệ quy chiếu với tỉ lệ cơ cấu các ung thư tương đồng nhau, như vậy mới thể đưa ra so sánh đánh giá chính xác. Ngay tại Úc, Hàn Quốc, ung thư phổi không phải là 1 trong 3 loại ung thư thường gặp nhất, nhưng theo báo cáo, ung thư phổi vẫn chiếm tỉ lệ tử vong cao nhất", PGS Quảng nêu quan điểm.
Theo PGS Quảng, mô hình ung thư có liên quan đến nhiều yếu tố, nhìn chung ở các nước phát triển, phần lớn ung thư liên quan đến lối sống công nghiệp, béo phì, ít vận động trong khi ở các nước đang phát triển thường gặp ung thư liên quan đến nhiễm khuẩn như nhiễm virus HBV gây ung thư gan, HPV gây ung thư cổ tử cung, EBV gây ung thư vòm và vi khuẩn HP gây ung thư dạ dày.
Làm gì để giảm gánh nặng bệnh ung thư?
Dù tự tin rằng các phương tiện chẩn đoán, trang thiết bị, thuốc men... điều trị ung thư đều đã ngang bằng với một số nước song PGS Quảng thừa nhận Việt Nam cần thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả 4 nội dung cơ bản của chiến lược phòng chống ung thư bao gồm phòng bệnh, sàng lọc chẩn đoán sớm, điều trị và chăm sóc giảm nhẹ.
Việt Nam không tách riêng chương trình phòng chống ung thư như nhiều nước mà gộp chung thành chương trình phòng chống các bệnh không lây nhiễm. Ngân sách cho chương trình phòng chống ung thư còn hạn hẹp và bảo hiểm chưa chi trả cho hoạt động sàng lọc, phát hiện sớm ung thư.
Ngành ung thư cũng đã có nhiều nỗ lực giảm nhẹ gánh nặng ung thư trên phạm vi cộng đồng như tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về dự phòng ung thư, phát hiện sớm ung thư, triển khai tăng cường khám sàng lọc ung thư ở quy mô rộng hơn, đặc biệt ưu tiên sàng lọc các ung thư thường gặp, có khả năng điều trị hiệu quả và phát hiện bằng các phương tiện có thể tiến hành trên quy mô lớn.
"Về lâu dài, nếu quỹ bảo hiểm y tế chi trả được một phần cho sàng lọc ung thư, đặc biệt nhóm đối tượng có nguy cơ cao, sẽ giúp nhiều hơn người dân tiếp cận được với sàng lọc ung thư", PGS Quảng kỳ vọng.
Với bệnh ung thư, phát hiện càng sớm, tỉ lệ chữa khỏi càng cao, chi phí càng rẻ. Do vậy, mỗi người dân cần duy trì thói quen khám sức khoẻ định kỳ, khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ ung thư cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, phát hiện sớm hoặc loại trừ bệnh ung thư.
Theo VietNamNet

Người phụ nữ 43 tuổi nuốt nghẹn, sụt cân, đi khám may mắn không phải ung thư mà do bệnh lý này
Bệnh thường gặp - 27 phút trướcGĐXH - Sau khi đi khám vì triệu chứng nuốt nghẹn, đầy bụng và nôn ói dai dẳng, chị T. được phát hiện bị co thắt tâm vị - một bệnh lý rối loạn vận động thực quản, khiến thức ăn khó di chuyển xuống dạ dày.

Cô gái 23 tuổi suýt liệt chân vì điều trị thoát vị đĩa đệm sai cách
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Cô gái bị thoát vị đĩa đệm nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, tê cứng vùng mông, đùi phải, mất cảm giác đi tiểu, phải rặn mới ra nước tiểu...

Chuyên gia khuyến cáo 4 điều nên làm để phòng bệnh hiệu quả trong mùa mưa lũ
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH - Các bệnh thường gặp nhất sau mưa bão bao gồm: Tiêu chảy cấp, tả, lỵ, bệnh đường hô hấp, đau mắt đỏ, các bệnh ngoài da và sốt xuất huyết.

Đắk Lắk ghi nhận hàng chục ca nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì
Y tế - 18 giờ trướcTrong 3 ngày, 18 đến 21/7, Trung tâm y tế M’Đrắk, xã M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 64 trường hợp nhập viện với triệu chứng rối loạn tiêu hóa, nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Trong đó, phần lớn các bệnh nhân có liên quan đến việc ăn bánh mì tại một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.

Người đàn ông ngừng tuần hoàn trên bãi biển Nha Trang may mắn được cứu sống nhờ việc này
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông sau khi tắm biển lên bờ có biểu hiện khó thở, tím tái rồi bất tỉnh may mắn được cứu sống nhờ sơ cứu kịp thời.

Nên ăn ớt chuông sống hay nấu chín để có lợi cho sức khỏe?
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcỚt chuông sống hay được xào, nấu chín tốt hơn cho sức khỏe luôn là băn khoăn của nhiều người. Tìm hiểu ưu nhược điểm của cả hai cách ăn để chọn phương pháp ăn ớt chuông thông minh và hiệu quả nhất cho sức khỏe.

Lợi ích tuyệt vời khi bạn chọn uống sữa vào 1 trong 3 thời điểm này
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Bạn có thể uống sữa theo nhu cầu cơ thể, nhưng 3 thời điểm như: buổi sáng sau khi ăn, sau khi tập luyện, hoặc trước khi đi ngủ... là những thời điểm lý tưởng để uống sữa, tùy thuộc vào lợi ích mong muốn của bạn.

Cô gái 25 tuổi xinh đẹp bất ngờ phát hiện ung thư vú từ 2 dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Mẹ và bé - 1 ngày trướcGĐXH - Cô gái trẻ phát hiện ung thư vú khi bắt đầu từ những dấu hiệu như mệt mỏi kéo dài và đau nhức xương...

12 thực phẩm có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đã được nghiên cứu ghi nhận
Sống khỏe - 1 ngày trướcChế độ ăn đa dạng, giàu thực phẩm toàn phần có thể giúp giảm nguy cơ ung thư và làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư. Tham khảo 12 thực phẩm giảm nguy cơ ung đã được nghiên cứu ghi nhận.

5 loại thực phẩm giúp kiểm soát mức cholesterol
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcViệc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học đóng vai trò rất quan trọng trong việc ổn định lượng cholesterol, tăng cường chất béo tốt cho cơ thể. Dưới đây là 5 loại thực phẩm nên ăn để giảm mức cholesterol trong cơ thể.

Thang máy bất ngờ rơi tự do, người phụ nữ 39 tuổi bị gãy cột sống và gãy 2 gót chân
Bệnh thường gặpGĐXH - Do hệ thống cáp thang máy bị đứt, buồng thang rơi thẳng từ độ cao khoảng 4 mét khiến bà bị chấn thương nghiêm trọng ở vùng ngực, thắt lưng và hai gót chân.