8 giải pháp loại bỏ độc tố, bảo vệ sức khỏe gan
Gan chịu trách nhiệm thực hiện rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể nên việc chăm sóc gan rất quan trọng. Dưới đây là 8 cách tự nhiên giúp loại bỏ các độc tố, bảo vệ sức khỏe gan.
1. Thay đổi lối sống
Điều quan trọng là thay đổi thói quen sinh hoạt như ăn đồ mát, tập yoga, tập thể dục thường xuyên và dành thời gian thư giãn để thanh lọc, bảo vệ sức khỏe gan.
TS. Mickey Mehta, chuyên gia chăm sóc sức khỏe toàn diện tại Mỹ nhấn mạnh, một trong những cách tốt nhất để giải độc gan, tăng cường sức khỏe gan là ăn thực phẩm phù hợp, không gây gánh nặng cho gan như bưởi, nho, các loại quả mọng, cà phê (do cà phê có khả năng ngăn chặn nguyên nhân gây bệnh gan như sự tích tụ của chất béo và collagen), tỏi...
Bên cạnh đó, không nên thức khuya mà nên ngủ trước 23 giờ để có giấc ngủ say vào khoảng 1-3 giờ sáng, vì đây là thời gian tốt nhất để máu trở về và nuôi dưỡng gan.
2. Tập yoga và tập thể dục bảo vệ sức khỏe gan
Nếu bạn muốn loại bỏ độc tố, bảo vệ sức khỏe gan, bạn cần bắt đầu tập thể dục hoặc tập yoga. Bạn cũng có thể thực hiện các tư thế như: Tư thế con ếch, tư thế con thuyền nhỏ, tư thế ngồi gập mình, thế nửa con thuyền, tư thế chó úp mặt và tư thế xác chết Shavasana... Thực hiện các tư thế yoga này nhiều lần trong ngày, để thư giãn các cơ và các cơ quan trong cơ thể.
Bên cạnh đó, thực hiện thiền 3 đến 4 lần một ngày và thực hiện thở luân phiên nhiều lần trong ngày cũng có thể giúp loại bỏ độc tố trong gan.

3. Ăn uống lành mạnh
Dinh dưỡng sạch và lành mạnh đóng vai trò lớn trong quá trình loại bỏ độc tốc, giúp bảo vệ sức khỏe gan. Theo đó, nên sử dụng các loại thực phẩm như lựu, dưa lưới, dưa mật, táo, các loại rau họ cải (như bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải, súp lơ), các loại rau lá xanh (mồng tơi, rau dền), củ cải, cà rốt, củ dền, tỏi tươi, các loại hạt...
Tránh ăn quá nhiều thực phẩm gây gánh nặng cho gan và tránh xa thực phẩm tinh chế, đóng gói, chiên hoặc chế biến nhiều.
Không uống rượu bia, hút thuốc lá do có chứa nhiều chất độc hại, không tốt cho gan và sức khỏe tổng thể nói chung.

Các loại thực phẩm tốt cho gan.
Có thể bổ sung uống trà nghệ mật ong hàng ngày với công thức: Dùng 200-250ml nước ấm (khoảng 50 độ C), cho thêm 12gr tinh bột nghệ vào trộn đều. Thêm một thìa nước cốt chanh tươi. Sau đó, bổ sung thêm một thìa cà phê mật ong để tạo vị ngọt.
TS. Mehta cho biết, đây là công thức pha chế loại trà thanh lọc tốt cho gan, bảo vệ sức khỏe gan. Tuy nhiên, cần lưu ý pha với nước ấm, không pha với nước sôi hoặc nước lạnh vì sẽ làm giảm hương vị và tác dụng của tinh bột nghệ, mật ong.

Trà nghệ, mật ong tốt cho chức năng gan.
4. Sử dụng một số loại thảo mộc tốt cho gan
Các loại thảo mộc và thực phẩm có vị đắng và làm mát như nha đam, mướp đắng, lá neem, quả lý gai Ấn Độ hay actiso, bìm bìm, rau mã đề, diệp hạ châu, kim tiền thảo... có tác dụng làm mát gan, bảo vệ sức khỏe gan.
Tuy nhiên, khi sử dụng thảo dược cần chú ý lựa chọn loại đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không bị nấm mốc. Bên cạnh đó, không nên lạm dụng như dùng quá nhiều hay ở dạng đậm đặc. Không tự ý dùng thảo dược cho trẻ em khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.

Actiso có tác dụng làm mát gan.
5. Uống nhiều nước
Hydrat hóa là một phần quan trọng của toàn bộ quá trình làm sạch. Không có đủ nước sẽ làm giảm chức năng của gan và gây khó khăn cho việc loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
Ngoài ra, thành phần chủ yếu trong máu là nước. Theo TS. Mehta, quá trình hydrat hóa giúp máu chảy qua gan và được lọc dễ dàng hơn, giúp bảo vệ sức khỏe gan.
6. Cười nhiều
TS. Mehta cho biết, tiếng cười cũng rất tốt cho gan như giúp loại bỏ các khí độc hình thành bên trong gan. Hơn nữa, khi cười, cơ hoành di chuyển lên xuống, hỗ trợ quá trình làm sạch gan, đồng thời tạo ra và hồi sinh gan bằng cách cung cấp cho gan rất nhiều oxy.
Bên cạnh đó, tức giận cũng có tác động xấu đến chức năng gan do cảm xúc này khiến hệ miễn dịch hoạt động kém đi và gây hại gan.

Cười nhiều là liều thuốc tự nhiên tốt cho gan.
7. Khám sức khỏe định kỳ
Bên cạnh việc nghỉ ngơi hợp lý, bạn cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, trong đó có các bệnh lý về gan mật.
Nếu phát hiện mắc bệnh lý về gan, người bệnh cần tuân thủ điều trị, không vì sốt ruột, lo lắng

Ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca
Y tế - 9 giờ trướcEm bé chào đời vẫn nằm nguyên vẹn trong túi ối, hiện tượng dân gian gọi là "đẻ bọc điều". Bé sinh ra trong bọc dễ bị ngạt nên người xưa cho rằng, nếu sống sót cuộc đời sẽ gặp nhiều may mắn, giàu sang.

Tập luyện thế nào giúp sĩ tử khỏe mạnh trong mùa thi?
Sống khỏe - 13 giờ trướcVận động hợp lý không làm mất thời gian ôn tập mà ngược lại, giúp sĩ tử tăng cường thể chất, cải thiện tinh thần và học tập hiệu quả hơn.

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị vỡ phình động mạch chủ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện vì bị vỡ phình động mạch chủ bụng, bệnh nhân xuất hiện đau bụng quanh rốn, đau lan ra sau lưng, mệt mỏi nhiều, choáng váng...

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcKhi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè sẽ làm cơ thể mất nhiều nước, dẫn tới tình trạng máu cô đặc. Đặc biệt là sự thay đổi đột ngột giữa phòng điều hòa với thời tiết bên ngoài, sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến máu đang giãn nở lập tức co lại dẫn đến tăng huyết áp

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?
Sống khỏe - 21 giờ trướcVitamin C dạng sủi là một dạng bổ sung dễ sử dụng, hấp thu tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ liều lượng phù hợp, đồng thời tránh tâm lý lạm dụng 'càng nhiều càng tốt'...

Thời tiết nắng nóng, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để ổn định đường huyết
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường không kiểm soát đường huyết tốt trong mùa nắng nóng thì cơ thể sẽ gia tăng bài tiết nước tiểu nhiều, khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Việc mất nước có thể khiến cho đường huyết tăng cao.

Thông tin mới nhất về tình hình sức khỏe của bé trai ở Nam Định bị xe cán qua người
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – “Nhờ can thiệp kịp thời và chăm sóc tích cực, đến nay, bệnh nhi đã tỉnh táo, tự thở, các chỉ số sinh tồn ổn định. Phổi và thận được bảo tồn, không cần can thiệp phẫu thuật thêm”, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin.

5 loại trái cây mùa hè giúp giảm axit uric
Sống khỏe - 1 ngày trướcMùa hè mang đến cho chúng ta rất nhiều loại trái cây ngon và bổ dưỡng. Một số loại trái cây có thể giúp giảm nồng độ axit uric một cách tự nhiên.

Nam thợ điện thoát chết sau khi bị điện giật cháy đen bàn tay
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện cấp cứu trong tình trạng tay phải cháy đen, tâm lý hoảng loạn sau khi bị điện giật.

Người đàn ông 65 tuổi bị đột quỵ vì sai lầm nhiều người mắc phải khi điều trị tăng huyết áp
Bệnh thường gặpGĐXH - Người đàn ông bị đột quỵ có bệnh lý tăng huyết áp, tuy nhiên điều trị không thường xuyên. Ông cũng từng mắc đột quỵ một lần và có thói quen hút thuốc lá lâu năm.