8 thói quen lành mạnh ngừa lão hóa, tăng tuổi thọ
Lão hóa sinh học bao gồm một loạt các thay đổi sinh lý xảy ra khi cơ thể già đi. Những thay đổi này tác động đến chức năng của hệ thống miễn dịch, quá trình trao đổi chất, hệ tim mạch, não và có thể có tác động xấu đến sức khỏe.
Mới đây, một báo cáo được trình bày tại Phiên họp khoa học năm 2023 của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cho biết, nếu thực hiện thường xuyên, đầy đủ 8 biện pháp dưới đây sẽ giúp làm giảm tuổi sinh học ( được đo bằng độ tuổi của tế bào và chức năng cơ thể ) , làm chậm quá trình lão hóa , tăng tuổi thọ.
Để làm trẻ hóa tuổi sinh học, làm chậm quá trình lão hóa, tăng tuổi thọ, bạn có thể thực hiện:
1. Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng
Thực hiện chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả , thịt nạc , ngũ cốc nguyên hạt, nguồn protein lành mạnh (chủ yếu là thực vật và hải sản) và tránh chất béo chuyển hóa, thực phẩm chiên và thực phẩm có đường. Điều này có thể giúp giảm cân , giảm quá trình oxy hóa, giảm cholesterol và ngăn ngừa bệnh đ ái tháo đường và giúp giảm tuổi sinh học. Ngoài ra, trong chế độ ăn cần c ắt giảm muối và rượu .
2. Tăng cường hoạt động thể chất làm chậm quá trình lão hóa
AHA khuyến nghị 150 phút hoạt động thể chất cường độ vừa phải hoặc 75 phút hoạt động thể chất cường độ cao hàng tuần.
Hoạt động thể chất ở mức độ vừa phải bao gồm các hoạt động như đi bộ, đi xe đạp, thể dục nhịp điệu dưới nước hoặc khiêu vũ … Hoạt động thể chất cường độ cao bao gồm chạy, đạ p xe nhanh, nhảy dây, nâng tạ, tập luyện sức đề kháng….
Tập thể dục có thể làm giảm lượng đường trong máu , huyết áp và cholesterol. Các hoạt động thể chất cũng có thể giúp giảm cân và giúp giảm tuổi sinh học, ngăn lão hóa.

Bơi lội là hoạt động thể chất tốt giúp làm chậm lão hóa.
3. Bỏ thuốc lá
Hút thuốc lá hoặc sử dụng thuốc lá điện tử có tác động tiêu cực đến cơ thể, bao gồm tăng huyết áp, tổn thương mạch máu (do chất độc) và khó thở (do giảm trao đổi oxy).
Những người bỏ hút thuốc có thể giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành trong vòng một năm sau khi bỏ thuốc. Tất cả những tác động tiêu cực của việc hút thuốc đều dẫn đến tuổi sinh học tăng lên. Do đó, khi bỏ thuốc có thể làm chậm quá trình lão hóa sinh học.
4. Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Những người ngủ không ngon có xu hướng bị huyết áp cao hơn, cholesterol cao hơn, lượng đường cao hơn và quá trình trao đổi chất thấp hơn. Những tác động này có thể dẫn đến tăng cân và béo phì . Thực hiện ngủ đủ giấc (từ 7-9 giờ mỗi ngày) có thể cải thiện sức khỏe tim mạch, giúp làm chậm quá trình lão hóa sinh học.

Thực hiện vệ sinh giấc ngủ giúp ngủ ngon và ngủ đủ giấc.
5. Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Có nhiều yếu tố dẫn đến thừa cân hoặc béo phì . Mặc dù d i truyền có vai trò nhất định nhưng lối sống lành mạnh lại mang yếu tố quyết định. Nếu bạn có chế độ ăn không lành mạnh và có lối sống ít vận động đều dễ dàng dẫn đến tăng cân.
Cân nặng tăng lên dẫn đến căng thẳng cho tim, các mô khớp và gây ra các bệnh lý khác như đ ái tháo đường. Những tác động tiêu cực này sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa sinh học.
Để duy trì mức BMI nên có với người Châu Á trong khoảng 18-22,9, bạn nên kiểm soát khẩu phần ăn, lựa chọn thực phẩm lành mạnh và tập thể dục thường xuyên .
6. Duy trì mức cholesterol cho phép
Cholesterol cao thường dẫn đến gia tăng bệnh lý tim mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ và đau tim. Đối với hầu hết người lớn, mức LDL (cholesterol xấu) được khuyến nghị dưới 100.
L ựa chọn thực phẩm lành mạnh (đặc biệt là giảm chất béo bão hòa , giảm carbohydrate, ăn nhiều rau và thịt nạc hơn ... ) có thể làm giảm mức cholesterol , giảm nguy cơ hình thành mảng bám và nhiễm trùng tim. Điều này sẽ làm chậm tuổi sinh học , làm chậm lão hóa.

Quản lý tốt lượng cholesterol trong máu giúp ngăn ngừa bệnh lý tim mạch, làm chậm lão hóa.
7. Quản lý tốt lượng đường trong máu
Phạm vi lành mạnh của lượng đường trong máu lúc đói là dưới 100 mg/dL, nếu chỉ số này trong phạm vi từ 100 đến 125 mg/dL là lượng đường trong máu tăng cao , gây nguy cơ gia tăng chứng xơ vữa động mạch, dẫn đến đau tim , đột quỵ sớm hơn và đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Chính vì vậy, giảm lượng đường trong máu sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa và làm chậm t uổi sinh học . Giảm lượng đường bằng cách tránh ăn đường tinh luyện, carbohydrate (bánh mì, mì ống, gạo) và đồ uống có đường , t ập thể dục giúp đốt cháy lượng đường dư thừa.

Quản lý tốt lượng đường trong máu giúp làm chậm quá trình lão hóa.
8. Quản lý huyết áp mục tiêu
Huyết áp tâm thu dưới 120 mm Hg và chỉ số tâm trương dưới 80 mm Hg là chỉ số huyết áp bình thường . Khi huyết áp cao có thể làm căng hệ thống tim mạch, không chỉ các động mạch mà còn cả tim , có thể dẫn đến suy tim , đột quỵ và đau tim.
Sự căng thẳng này đối với hệ thống tim mạch sẽ đẩy nhanh tuổi sinh học và quá trình lão hóa . Kiểm soát huyết áp có thể được thực hiện bằng cách tăng cường hoạt động và ăn uống lành mạnh cho tim, đặc biệt là giảm lượng muối ăn vào.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 2 giờ trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Nhiều người lớn mắc sởi chuyển nặng, phải can thiệp thở máy
Sống khỏe - 2 giờ trướcGĐXH - Hiện nay, bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

7 loại thực phẩm dễ gây mất ngủ nhất
Sống khỏe - 7 giờ trướcNghiên cứu cho thấy, thực phẩm là một trong những nguyên nhân gây ra mất ngủ ở nhiều người. Vậy đâu là những thực phẩm nằm trong danh sách này?

6 câu hỏi thường gặp về hội chứng đầu cổ
Sống khỏe - 8 giờ trướcHội chứng đầu cổ là một tình trạng phức tạp, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tạo ra sự không thoải mái và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcThời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Người đàn ông mắc liên cầu khuẩn sau khi ăn lòng lợn: Những điều cần biết về căn bệnh nguy hiểm này
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Mới đây, thông tin người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình nguy kịch, tiên lượng tử vong cao do mắc liên cầu khuẩn lợn sau khi ăn lòng lợn đã khiến nhiều người hoang mang. Điều đáng nói, đây không phải là trường hợp hiếm gặp họa do mắc liên cầu lợn từ quá trình giết mổ, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ thịt lợn.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

4 thói quen buổi sáng tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên làm để ngừa biến chứng
Bệnh thường gặpGĐXH - Uống nước ấm, ăn một bữa sáng giàu protein và chất xơ, giảm căng thẳng sau khi thức dậy... có thể giúp ổn định lượng đường huyết ở người bệnh tiểu đường.