Hà Nội
23°C / 22-25°C

9 dấu hiệu cho biết 'vùng kín' của bạn đang có vấn đề

Thứ ba, 16:33 10/01/2017 | Sống khỏe

Nếu nhận thấy vùng kín của mình có những dấu hiệu dưới đây, bạn cần đi khám bác sĩ ngay bởi đó có thể là triệu chứng nhiễm trùng hay mắc các bệnh phụ khoa.

Nếu bạn gặp bất cứ rắc rối nào với âm đạo bạn có thể sẽ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe khác, nghiêm trọng hơn. Sau đây là 9 dấu hiệu cảnh báo một âm đạo có vấn đề.

1. Xuất hiện mụn lạ ở vùng kín

Ai cũng sẽ rơi vào trạng thái lo lắng khi nhìn thấy một khối u nhỏ hoặc mụn ở vùng kín của mình. Tuy nhiên, bác sĩ người Mỹ Alyssa Dweck, đồng tác giả cuốn “V is for Vagina”, cho biết dấu hiệu này không quá nghiêm trọng bởi lẽ có nhiều nguyên nhân gây mụn ở âm đạo. Theo bác sĩ Dweck, những mụn lạ xuất hiện có thể là một khối u nang bã nhờn (một tổn thương dưới da) do lông mọc ngược vào da.

Khi xuất hiện những nốt mụn lạ này, bác sĩ Dweck khuyên các bạn nên ngâm nước ấm, sau đó bôi một lớp kem hydrocortisone nếu thấy có dấu hiệu bị viêm. Nếu sau khi tự điều trị, những vết mụn vẫn chưa lặn và cảm thấy đau thì bạn hãy đi khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

2. Vùng kín có mùi khó chịu

Nếu bỗng dưng bạn phát hiện “vùng kín” có mùi hôi khó chịu thì cần đi khám phụ khoa ngay vì theo một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên Tạp chí Quốc tế Sức khỏe phụ nữ, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc do trùng roi trichomoniasis. Theo bác sĩ phụ khoa Mary Jane Minkin (Mỹ), trong trường hợp này, bạn nên sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để điều trị dứt điểm hiện tượng mùi hôi khó chịu ở âm đạo.

Theo bác sĩ, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể là do bạn bỏ quên băng vệ sinh tampon hay bao cao su trong vùng kín. Khi ấy, bạn cần phải đến gặp bác sĩ để giải quyết vấn đề.

3. Chảy máu âm đạo bất thường

Cáu bất thường giữa chu kỳ kinh nguyệt là một dấu hiệu quan trọng cảng báo vùng kín của bạn đang gặp vấn đề. Trong trường hợp này, nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai thì đó chỉ là sự mất cân bằng nội tiết tố, vì thế không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng chảy máu kéo dài, bạn cần phải đi khám bác sĩ ngay bởi đó có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng, có thai hoặc có khối u ở cổ tử cung.

Nếu bạn đã đến tuổi mãn kinh nhưng vẫn xuất hiện những đốm máu nhỏ ở quần chip thì bạn hãy đi kiểm tra phụ khoa để nhận được lời tư vấn chính xác nhất nhé. Theo một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí Quốc tế về sinh sản, ngừa thai, việc chảy máu bất thường sau mãn kinh là triệu chứng quan trọng có liên quan đến một căn bệnh ác tính.

4. Chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục

Việc chảy máu trong hoặc sau khi quan hệ tình dục có thể là điều bình thường ở những người phụ nữ lần đầu “ân ái”. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này thường xuyên xảy ra thì bạn cần nghĩ ngay đến nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD). Ngoài ra, đó cũng là dấu hiệu cho thấy bạn bị nhiễm trùng âm đạo, khô âm đạo hoặc nhiễm nấm chlamydia (bệnh lây qua đường tinh dục do vi khuẩn Chlamydia gây ra).

Nếu đã qua thời kỳ mãn kinh, bạn vẫn thường xuyên thấy chảy máu trong hoặc sau giao hợp thì bạn cần phải đặc biệt lưu ý vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Do đó, khi thấy dấu hiệu này, mọi người cần đi kiểm tra ngay tránh để lâu dài dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

5. Ngứa rát khó chịu ở vùng kín

Theo một nghiên cứu năm 2004 được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ, ngứa liên tục và có cảm giác nóng rát ở vùng kín là dấu hiệu khởi đầu của việc bị nhiễm trùng nấm men hay viêm âm đạo do vi khuẩn. Khi các vi khuẩn có hại nhiều hơn số vi khuẩn có lợi trong âm đạo, nó sẽ dẫn đến sự mất cân bằng.

Nếu bạn đã dùng mọi biện pháp để điều trị nhưng vẫn không hết ngứa thì đây có thể là do da bạn bị dị ứng với sữa tắm, nước vệ sinh phụ nữ. Vì thế, khi chọn lựa sữa tắm, hay các sản phẩm vệ sinh phụ nữ, bạn nên chọn loại ít mùi, có nguồn gốc và thành phần an toàn.

6. Dịch tiết âm đạo bất thường

Xả âm đạo là cơ chế tự nhiên của cơ thể để giữa cho âm đạo được bôi trơn và loại bỏ các vi khuẩn có hại. Bình thường dịch tiết âm đạo có màu trong suốt, hơi đặc hoặc trong, không có mùi khó chịu. Màu sắc dịch âm đạo có thể từ trắng trong tới trắng sữa, tùy thuộc vào thời gian chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu bạn thấy dịch tiết âm đạo có màu nâu hoặc đỏ vào những ngày giữa chu kỳ kinh nguyệt thì cần đi kiểm tra ngay vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung. Nếu máu âm đạo bất thường trong thời kỳ đầu mang thai, nó có thể là biểu hiện của việc có nguy cơ sảy thai.

Nếu dịch tiết âm đạo có màu xanh lá cây hoặc màu vàng, có mùi hôi khó chịu thì đó là dấu hiệu của viêm âm đạo do trùng roi trichomoniasis hoặc mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu dịch tiết âm đạo xả nhiều thì bạn cần nghĩ ngay đến việc mình đã viêm âm đạo do vi khuẩn.

7. Đau khi đi tiểu

Theo bác sĩ phụ khoa người Mỹ Alyssa Dweck, đau âm đạo hoặc đau âm hộ có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng hoặc mắc bệnh lây qua trường tình dục (STD). Vì thế nếu bạn thấy mình thường xuyên bị đau khi đi tiểu thì cần có sự can thiệp của các bác sĩ ngay.

Theo bác sĩ phụ khoa người Mỹ Alyssa Dweck, đau âm đạo hoặc đau âm hộ có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng hoặc mắc bệnh lây qua trường tình dục (STD) (Ảnh minh họa)
Theo bác sĩ phụ khoa người Mỹ Alyssa Dweck, đau âm đạo hoặc đau âm hộ có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng hoặc mắc bệnh lây qua trường tình dục (STD) (Ảnh minh họa)

8. Teo âm đạo

Âm đạo của bạn trở nên khô, mỏng và viêm khi cơ thể bạn sản sinh ra ít estrogen hơn yêu cầu. Điều này được gọi là teo âm đạo. Các triệu chứng phổ biến nhất của chứng teo âm đạo là đau khi giao hợp. Hiện tượng này có thể xảy ra sau thời kỳ mãn kinh, vì đó là thời điểm của cơ thể sản xuất ít estrogen hơn hẳn. Nó cũng có thể xảy ra trong quá trình cho con bú.

Với teo âm đạo, nguy cơ nhiễm trùng âm đạo (viêm âm đạo) tăng lên. Teo dẫn đến một sự thay đổi môi trường axit của âm đạo, làm dễ bị nhiễm vi khuẩn, nấm men hay các sinh vật khác.

9. Đau sâu bên trong

Đau sâu trong âm đạo, đặc biệt trong lúc quan hệ tình dục có thể là dấu hiệu của viêm màng dạ con hoặc u nang buồng trứng. Trước vấn đề này, bác sĩ có thể khám phụ khoa hoặc siêu âm để tìm ra nguyên nhân.

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 4 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 6 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 6 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 9 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 11 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 23 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Top