Hà Nội
23°C / 22-25°C

9 ngày kinh hoàng sau xuất huyết não của cô gái trẻ khiến nhiều người phải bỏ thói quen này

Thứ bảy, 16:00 15/12/2018 | Sống khỏe

Thức khuya dường như là thói quen khó bỏ của rất nhiều người, dù có không ít lời cảnh báo về việc này nhưng ai cũng chủ quan. Tuy nhiên, câu chuyện của một hot bloger khá nổi ở Trung Quốc tên Prancil chia sẻ trải nghiệm 9 ngày “tử thần” khiến nhiều người không còn dám thức khuya.

“Lúc 1 giờ chiều thứ bảy, ngày 2/9, tôi phải nhập viện vì xuất huyết não đột ngột. Không có bất cứ va chạm nào, không có một dấu hiệu.

Tối ngày 1/9, tôi vẫn còn đi ăn với bạn bè và trở về nhà. Sau khi nghịch điện thoại, tôi đi ngủ khi đã nửa đêm. Trưa ngày 2/9, tôi bị đánh thức bởi tiếng ồn trên tầng và buộc phải thức dậy. Ngay lúc đó, tôi cảm thấy đau dữ dội ở cổ. Bởi vì tôi bị bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên tôi nghĩ đó chỉ là cơn đau bình thường như mọi lần.

Nhưng chỉ chưa đầy 3 giây sau, đầu tôi như bị kim châm, tôi cảm thấy nóng phía sau đầu. Tuy nhiên, cơn đau không rõ ràng nên tôi cũng bỏ qua, nhưng đột nhiên cơ thể tôi đổ mồ hôi, chỉ vài giây, mồ hôi trên cánh tay tôi nhỏ giọt xuống nền nhà. Tôi chợt nghĩ lẽ nào cuộc đời mình sắp kết thúc, tôi chắc chắn có vấn đề với não của mình.

Tôi gọi cho người đồng nghiệp sống gần đó nhưng anh đang đi vắng nên không thể đến kịp. Tôi tiếp tục gọi cho người bạn thân, bạn tôi nói có thể tôi bị viêm ruột thừa. Sau đó, tôi gọi tiếp cho người bạn khác và cô ấy khuyên tôi gọi cấp cứu ngay.

May mắn khi ấy, máu trong não không chặn dây thần kinh thị giác nên tôi vẫn có thể gọi cấp cứu và cho địa chỉ chính xác. Và may hơn nữa khi bệnh viện không quá xa nhà tôi, họ đã đến sau 10 phút.

Khi vào viện tôi chỉ có một mình, lúc này tôi bắt đầu nôn rất nhiều. Cô y tá hét lên: “Bác sĩ, triệu chứng của bệnh nhân rất nguy hiểm, giống như xuất huyết não”. Sau khi cho bác sĩ mật khẩu điện thoại để gọi người nhà, đầu óc tôi dần trống rỗng, họ chuyển tôi tới phòng chụp CT.

Ngày hôm sau, khi tỉnh lại, bạn bè nói với tôi rằng kết quả chụp CT cho thấy có xuất huyết nhiều trong não tôi. Bác sĩ đoán rằng phình động mạch não đã bị vỡ và nguy cơ cao tôi sẽ khó qua khỏi. Tuy nhiên sau khi kiểm tra chi tiết hơn, hình ảnh cho thấy các mạch máu chính của tôi không chảy máu mà mà do các mao mạch bị xuất huyết. Đó là một điều may mắn.

Sau khi thoát khỏi tử thần, tôi phải nằm trên giường điều trị và nhịn ăn. Mỗi ngày cứ 6 tiếng, tôi lại uống cả đống thuốc để cầm máu. Các mạch máu tự nhiên của tôi khá mỏng và mỗi khi kim truyền đâm vào, tay lại sưng lên. Bây giờ, hai tay tôi đã có tổng cộng tám nốt kim truyền.

Do áp lực nội sọ cao, mỗi khi ăn tôi lại nôn và nhổ ra nước mật màu vàng. Thỉnh thoảng có những cơn đau đầu tái phát, chúng không phải là một cơn đau đầu đơn giản. Cảm giác như đầu tôi sẽ nổ tung bất cứ lúc nào. Trong miệng tôi giờ vẫn còn 2 vết thương do một cơn đau đầu buổi đêm khiến tôi cắn vào miệng.

Hôm nay là ngày thứ chín, và toàn bộ con người tôi cuối cùng cũng tỉnh táo theo đúng nghĩa. Sau trải nghiệm này, tôi thật lòng khuyên mọi người hãy chú ý những điều sau:

1. Ngừng thức khuya

Tôi thường thức đến 1 giờ đêm mới ngủ dù sáng hôm sau phải dậy sớm. Vào cuối tuần, tôi dậy lúc 12 giờ trưa và chỉ dậy khi đến giờ ăn. Đến đêm, tôi lại thức đến 2,3 giờ. Thiệt hại của việc thức khuya ẩn giấu trong cơ thể bạn suốt một thời gian dài, và bạn không bao giờ biết khi nào nó sẽ bùng phát.

2. Điều chỉnh áp lực công việc/học tập

Công việc của tôi rất bận, khi thu nhập của tôi ngày càng tăng cũng là lúc áp lực tăng cao. Tôi thường làm việc ngoài giờ đến 10 giờ tối, và 8 giờ sáng hôm sau, tôi lại bắt đầu công việc. Mọi người phải cân nhắc và làm những gì họ có thể làm, đừng quá gượng ép bản thân.

3. Hãy chắc chắn tập thể dục nhiều

Bác sĩ nói rằng mạch máu của tôi quá yếu, không co giãn và thiếu tập thể dục trong một thời gian dài là một yếu tố ảnh hưởng. Bạn phải tập thể dục dù bất cứ bài tập nào, chỉ ngủ thôi không có tác dụng.

Tuy nhiên, nguyên nhân cụ thể của xuất huyết não vẫn chưa được tìm thấy. Tôi cũng hy vọng rằng tất cả mọi người có thể chăm sóc cơ thể. Hãy chú ý đến nó!"

Thức khuya hại sức khỏe như thế nào?

Khi cơ thể con người chìm vào giấc ngủ, các cơ quan khác nhau cũng sẽ vào "chế độ ngủ" và điều chỉnh nhịp điệu của chính họ.

khi mọi người thức khuya, cơ quan sẽ bị tước quyền nghỉ ngơi, tim, thận, não, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, cơ bắp của bạn sẽ bị ảnh hưởng. Về lâu dài sẽ dần hình thành nên những căn bệnh mà bạn không bao giờ mong đợi.

Làm sao để có giấc ngủ ngon?

- Không dùng điện thoại, máy tính trước khi ngủ 1 tiếng

- Không ăn tối quá muộn và ăn tối quá nhiều

- Tắt hết đèn khi ngủ

- Ngủ trưa vừa phải

- Uống ít nước trước khi ngủ

Theo Khám phá

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên 31 tuổi bất ngờ bị đột quỵ, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Nam thanh niên 31 tuổi bất ngờ bị đột quỵ, thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 41 phút trước

GĐXH - Nam thanh niên bị đột quỵ có tiền sử chảy máu não bán cầu trái do tăng huyết áp nhưng chủ quan nghĩ bệnh đã khỏi nên tự ý bỏ thuốc, không điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân thừa nhận còn có tiền sử hút thuốc lá, bia và rượu.

Top 3 cách chữa trị bệnh trầm cảm

Top 3 cách chữa trị bệnh trầm cảm

Sống khỏe - 2 giờ trước

Điều trị trầm cảm thường kết hợp giữa 3 cách gồm tư vấn tâm lý, thuốc men và tự chăm sóc.

4 lý do nên thêm nghệ vào chế độ ăn trong mùa đông

4 lý do nên thêm nghệ vào chế độ ăn trong mùa đông

Sống khỏe - 14 giờ trước

Nghệ không chỉ là loại gia vị tốt mà còn có tác dụng hỗ trợ chữa một số bệnh. Dưới đây là 4 lợi ích sức khỏe khi sử dụng nghệ trong mùa đông.

Người phụ nữ 38 tuổi sốc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết nặng vì chủ quan khi sốt virus

Người phụ nữ 38 tuổi sốc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết nặng vì chủ quan khi sốt virus

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, ban đầu người bệnh bị sốt virus nhưng không được điều trị kịp thời nên đã gây ra tình trạng bội nhiễm và ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể.

Cha mẹ nên biết về chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em

Cha mẹ nên biết về chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em

Mẹ và bé - 17 giờ trước

Cha mẹ muốn con mình ăn những thực phẩm lành mạnh nhưng nhiều người chưa biết cần những chất dinh dưỡng nào.

Ai dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản?

Ai dễ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản?

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp ở bất kỳ ai, từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn tuổi với những triệu chứng: ợ nóng, ợ trớ, đau ngực, nuốt nghẹn, nuốt khó, buồn nôn, nôn, rối loạn giấc ngủ…

Hơn 72 giờ lọc máu liên tục cứu sống bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Hơn 72 giờ lọc máu liên tục cứu sống bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 18 giờ trước

Bệnh nhân 38 tuổi ở Quảng Ninh sốc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng huyết, viêm phổi và suy đa tạng đã hồi phục tích cực sau hơn 72 giờ lọc máu liên tục tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh).

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ ngừng tuần hoàn, phải truyền 8 lít máu may mắn được cứu sống

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ ngừng tuần hoàn, phải truyền 8 lít máu may mắn được cứu sống

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Các bác sĩ đã phải truyền tổng cộng hơn 8 lít máu cho người bệnh bị vết thương đâm thấu tim, phổi. Sau 2 tháng điều trị, người bệnh đã ổn định và được ra viện.

Người đàn ông 59 tuổi ở Quảng Ninh thoát khỏi ung thư thận nguy hiểm nhờ làm việc này hàng năm

Người đàn ông 59 tuổi ở Quảng Ninh thoát khỏi ung thư thận nguy hiểm nhờ làm việc này hàng năm

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Nhờ việc chủ động thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ, bệnh nhân 59 tuổi ở Quảng Ninh đã thoát khỏi căn bệnh ung thư thận nguy hiểm.

Nam giới sống lâu, khỏe mạnh sau 60 tuổi thường có 4 dấu hiệu này trên cơ thể: Ai có đủ thì xin chúc mừng

Nam giới sống lâu, khỏe mạnh sau 60 tuổi thường có 4 dấu hiệu này trên cơ thể: Ai có đủ thì xin chúc mừng

Sống khỏe - 23 giờ trước

Sau 60 tuổi, nam giới dễ sống thọ, sinh lực dồi dào nếu duy trì được cơ bắp, vòng 2 vừa phải, chỉ số đường huyết ổn định và hàm răng khỏe.

Top