Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ai cũng coi thường vỏ rau củ quả mà không biết nếu vứt bỏ vỏ của 5 loại trái cây, 6 loại củ thì thật là phí của

Thứ hai, 10:00 04/10/2021 | Sống khỏe

Không phải tất cả các loại vỏ đều có thể ăn được hoặc có lợi cho sức khỏe dù có một tỷ lệ cao các hợp chất phenolic. Nhưng riêng 5 loại trái cây, 6 loại củ quả này thì tuyệt đối không nên vứt bỏ bạn nhé!

 Không phải tất cả các loại vỏ đều có thể ăn được hoặc có lợi cho sức khỏe dù có một tỷ lệ cao các hợp chất phenolic. Nhưng riêng 5 loại trái cây, 6 loại củ quả này thì tuyệt đối không nên vứt bỏ bạn nhé!

Trái cây và rau quả là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn không biết vỏ của chúng lợi hại nhường nào. Trong thực tế, vỏ của nhiều loại củ quả chứa nhiều thành phần phytochemical như chất xơ, flavonoid, vitamin và khoáng chất.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, vỏ của một số loại quả như chanh, táo, xoài và mít có chứa các hợp chất phenolic cao hơn khoảng 15% so với thịt quả của chúng.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại vỏ đều có thể ăn được hoặc có lợi cho sức khỏe dù có một tỷ lệ cao các hợp chất phenolic. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về vỏ của các loại trái cây và rau quả có lợi cho sức khỏe và cách sử dụng để hấp thu trọn vẹn giá trị dinh dưỡng từ chúng nhé!

5 loại quả không nên vứt vỏ đi

Vỏ cam

Theo Health, vỏ cam là một nguồn giàu chất xơ (pectin) và các hợp chất phenolic như flavonoid, flavonols, axit phenolic và flavon glycosyl hóa. Chúng có các đặc tính khác nhau như chống oxy hóa, chống viêm, chống tiểu đường, hạ lipid máu, chống ung thư, chống xơ vữa động mạch...

 

Cách sử dụng: Có thể thêm vào trà. Phơi khô và tán thành bột để đắp mặt, xoa lên da để đuổi muỗi hoặc được sử dụng như một sản phẩm tẩy tế bào chết toàn thân.

Ai cũng coi thường vỏ rau củ quả và vô tư vứt bỏ nhưng có 5 loại trái cây, 6 loại củ quả vứt vỏ khi sử dụng đúng là phí của! - Ảnh 3.

Vỏ táo

Theo Healthline, vỏ táo có chứa các hợp chất chống oxy hóa như catechin, axit chlorogenic, procyanidins, epicatechin và quercetin với số lượng cao hơn so với thịt quả, nhất là các hợp chất phenolic trong vỏ táo nhiều hơn khoảng 2-6 lần. Táo có thể giúp ngăn ngừa một loạt các bệnh mãn tính và viêm nhiễm khi ăn cùng với vỏ.

Cách sử dụng: Sử dụng làm giấm táo, thêm vào sinh tố, nước trái cây...

Ai cũng coi thường vỏ rau củ quả và vô tư vứt bỏ nhưng có 5 loại trái cây, 6 loại củ quả vứt vỏ khi sử dụng đúng là phí của! - Ảnh 5.

Vỏ chanh

Một nghiên cứu đăng tải trên Health đã chỉ ra rằng vỏ chanh có thể ảnh hưởng tích cực đến trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh béo phì và giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường. Vỏ chanh rất giàu vitamin C và flavonoid được biết đến là những chất có hoạt tính chống oxy hóa và chống viêm cao. Các hợp chất này có thể giúp giảm viêm và rối loạn chức năng tế bào, đồng thời thay đổi các chức năng tế bào liên quan đến béo phì.

Cách sử dụng: Thêm vào trà. Dùng để làm sạch da hoặc làm sáng vùng da dưới cánh tay bị thâm. Xoa lên da đầu để điều trị nhiễm trùng nấm. Trộn với hạt tiêu để có món chấm thơm hơn.

Ai cũng coi thường vỏ rau củ quả và vô tư vứt bỏ nhưng có 5 loại trái cây, 6 loại củ quả vứt vỏ khi sử dụng đúng là phí của! - Ảnh 7.

Vỏ chuối

Vỏ chuối chiếm khoảng 40% tổng trọng lượng quả. Nó là một nguồn phong phú của cả chất xơ hòa tan và không hòa tan như pectin, cellulose, lignin và hemicelluloses và tinh bột kháng, có nhiều lợi ích về đường tiêu hóa cho con người. Ngoài ra, vỏ chuối còn chứa các chất chống oxy hóa quan trọng như carotenoid, axit phenolic và gallo catechin (gấp 5 lần so với thịt quả), đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiều bệnh. 

Cách sử dụng: Được sử dụng như một loại kem dưỡng ẩm tuyệt vời để kiểm soát các tình trạng da như bệnh chàm và bệnh vẩy nến. Xoa lên tóc để làm cho chúng mềm và bóng. Chà xát lên răng để làm trắng chúng. Có thể làm giảm cháy nắng, giảm ngứa do côn trùng cắn.

Ai cũng coi thường vỏ rau củ quả và vô tư vứt bỏ nhưng có 5 loại trái cây, 6 loại củ quả vứt vỏ khi sử dụng đúng là phí của! - Ảnh 9.

Vỏ lựu

Theo Health, vỏ của quả lựu có chứa chất chống oxy hóa như flavonoid, anthocyanins và axit phenolic cao hơn so với hạt. Vỏ quả lựu chiếm 50% quả có khả năng chống ung thư, chống thoái hóa thần kinh, điều hòa miễn dịch và chống loãng xương. 

Cách sử dụng: Dùng để pha trà, điều chế dầu vỏ quả lựu có thể bôi lên mặt để ngăn ngừa lão hóa, mụn trứng cá và các tình trạng da khác, bôi lên tóc để ngăn rụng tóc. Ngoài ra có thể trộn với bột mì để làm bánh mì.

Ai cũng coi thường vỏ rau củ quả và vô tư vứt bỏ nhưng có 5 loại trái cây, 6 loại củ quả vứt vỏ khi sử dụng đúng là phí của! - Ảnh 11.

6 loại vỏ rau củ quả càng tận dụng được càng tốt

Vỏ cà tím

Vỏ của cà tím cung cấp một nguồn anthocyanins tuyệt vời, có vai trò giảm nguy cơ hội chứng chuyển hóa (MS) ở mức độ lớn. Đó là những người mắc chứng bệnh tiểu đường, béo phì và tăng huyết áp. 

Cách sử dụng: Có thể làm những món cà tím bung, cà tím rang thịt... không gọt vỏ khi nấu để tận dụng tối đa dinh dưỡng.

Ai cũng coi thường vỏ rau củ quả và vô tư vứt bỏ nhưng có 5 loại trái cây, 6 loại củ quả vứt vỏ khi sử dụng đúng là phí của! - Ảnh 13.

Vỏ khoai tây

Vỏ khoai tây có hoạt tính chống oxy hóa mạnh do sự hiện diện của hai hợp chất phenolic chiếm ưu thế, axit gallic và axit chlorogenic. Nó cũng chứa tecpen, flavonoid, kali, vitamin C, vitamin B và chất xơ. Những hợp chất này có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim, nhiễm trùng do vi sinh vật và ung thư, đồng thời thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và giảm cân. 

Cách sử dụng: Chữa lành vết thương bằng cách bôi lên vùng bị thương, chữa bỏng, làm sáng vết thâm trên da. Rán chín và ăn như khoai tây chiên hoặc ăn kèm mì ống.

Ai cũng coi thường vỏ rau củ quả và vô tư vứt bỏ nhưng có 5 loại trái cây, 6 loại củ quả vứt vỏ khi sử dụng đúng là phí của! - Ảnh 15.

Vỏ cà chua

Vỏ cà chua chứa nhiều carotenoid, phenol và axit béo. Các hợp chất này có đặc tính chống oxy hóa và có thể giúp sửa chữa các tổn thương trên da, ngăn ngừa các bệnh tim mạch và cũng làm giảm nguy cơ ung thư. 

Cách sử dụng: Chiên lên ăn, thêm lớp phủ giòn ngon cho món sald hoặc mì ống, thêm vào súp hoặc nước thịt...

Ai cũng coi thường vỏ rau củ quả và vô tư vứt bỏ nhưng có 5 loại trái cây, 6 loại củ quả vứt vỏ khi sử dụng đúng là phí của! - Ảnh 17.

Vỏ dưa chuột

Vỏ dưa chuột rất giàu chất xơ và khoáng chất như kali, magiê và silica, là những thành phần quan trọng cho sức khỏe của cơ, xương, mắt và da. Đây là lý do tại sao dưa chuột thường được giới chuyên gia khuyên nên ăn cả vỏ. 

Cách sử dụng: Thêm vào những ly nước trái cây để tăng cường làm mát cho hệ tiêu hóa. Nghiền và đắp lên mặt để làm dịu da sau khi bị cháy nắng. Chế biến và ăn kèm salad.

Ai cũng coi thường vỏ rau củ quả và vô tư vứt bỏ nhưng có 5 loại trái cây, 6 loại củ quả vứt vỏ khi sử dụng đúng là phí của! - Ảnh 19.

Vỏ hành tây

Vỏ hành tây chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa quercetin và chất xơ. Chúng cung cấp tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm và chống ung thư và có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ béo phì, các bệnh về tim và thần kinh. Vỏ hành tây chủ yếu được chuyển thành dạng bột và được sử dụng như một thành phần thực phẩm chức năng để chế biến bánh mì. 

Cách sử dụng: Thêm vào súp và nước dùng để làm cho chúng đậm đà và bổ dưỡng hơn. Thêm vào khi nấu cơm để bổ sung thêm một số vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Nước ngâm vỏ hành tây tạo thành một loại thuốc nhuộm tóc và giải pháp chống ngứa tuyệt vời.

Ai cũng coi thường vỏ rau củ quả và vô tư vứt bỏ nhưng có 5 loại trái cây, 6 loại củ quả vứt vỏ khi sử dụng đúng là phí của! - Ảnh 21.

Vỏ cà rốt

Mặc dù vỏ cà rốt chỉ chiếm 11% tổng trọng lượng nhưng nó có thể cung cấp khoảng 54,1% tổng hàm lượng phenol như axit chlorogenic và axit dicaffeoylquinic. Vỏ cà rốt cũng chứa hàm lượng cao vitamin C và niacin có đặc tính chống ung thư mạnh. 

Cách sử dụng: Làm dưa chua trộn với súp và nước dùng để tăng hương vị và làm cho chúng bổ dưỡng hơn. Bạn cũng có thể nướng lên ăn hoặc thêm vào sinh tố trái cây hoặc nước trái cây...

Ai cũng coi thường vỏ rau củ quả và vô tư vứt bỏ nhưng có 5 loại trái cây, 6 loại củ quả vứt vỏ khi sử dụng đúng là phí của! - Ảnh 23.

Kết lại

Vỏ của trái cây và rau quả là chất dinh dưỡng chứa đầy dinh dưỡng, đừng nên vứt bỏ. Tuy nhiên trước khi sử dụng cần đảm bảo chúng an toàn cho sức khỏe, tránh những loại sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, chất bảo quản thực vật. Nên mua rau củ quả nuôi trồng theo hướng organic sẽ tốt hơn.

Theo Nhịp Sống Việt
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phát hiện gây sốc: Người cao tuổi thường xuyên nấu ăn giảm 40% tỷ lệ tử vong

Phát hiện gây sốc: Người cao tuổi thường xuyên nấu ăn giảm 40% tỷ lệ tử vong

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Trong một nghiên cứu gần đây, những phát hiện đáng ngạc nhiên đã tiết lộ một bí mật liên quan đến tuổi thọ.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà

Y tế - 2 giờ trước

Trong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Làm gì khi trẻ bị viêm da?

Làm gì khi trẻ bị viêm da?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Làn da trẻ nhỏ rất mong manh và nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường cũng có thể bị tổn thương, viêm nhiễm. Vậy khi trẻ bị viêm da, cha mẹ cần làm gì để xử lý kịp thời và đúng cách, hạn chế nguy cơ biến chứng và để lại sẹo?

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D

Sống khỏe - 5 giờ trước

Vitamin D thiết yếu cho xương chắc khỏe và miễn dịch vững vàng nhưng tình trạng thiếu hụt lại khá phổ biến ngay cả ở vùng nhiều nắng. Dưới đây là 9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin D.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Y tế - 18 giờ trước

May mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Đi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Rất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

Sống khỏe - 1 ngày trước

Một số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Top