Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ai nên và không nên tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech?

GiadinhNet - Vaccine này có hiệu lực 95% trong việc phòng nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng. Nhưng ai không nên tiêm?

Ai nên và không nên tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech? - Ảnh 1.

Như tin đã đưa, sáng 7/7, hơn 97.100 liều vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech đã về tới Việt Nam. Đây là số vaccine nằm trong hợp đồng cung ứng 31 triệu liều của hãng này với Việt Nam. Dự kiến trong tháng 7, những lô vaccine tiếp theo của hãng này tiếp tục về nước ta.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp (EUL) cho vaccine của Pfizer/BioNTech vào ngày 31/12/2020 dựa trên sự đánh giá kĩ lưỡng chất lượng, sự an toàn và hiệu lực của loại vaccine này. 

WHO khuyến cáo sử dụng cho người trên 16 tuổi. Vaccine này có hiệu lực 95% trong việc phòng nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng.

Theo hướng dẫn khuyến cáo tạm thời từ Nhóm Chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng (SAGE) của WHO trong bản cập nhật mới nhất cuối tháng 6/2021, thì vaccine COVID-19 mRNA của Pfizer/BioNTech được đánh giá là an toàn và hiệu quả. 

Ai nên được tiêm chủng trước?

Trong bối cảnh nguồn cung vaccine hạn chế, khuyến cáo đưa ra là ưu tiên tiêm chủng cho nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm cao và người cao tuổi, gồm những người từ 65 tuổi trở lên.

Các quốc gia có thể tham khảo Lộ trình ưu tiên của WHO và Khung giá trị của WHO làm tài liệu hướng dẫn ưu tiên các nhóm đối tượng đích cho nước mình.

Những ai khác có thể tiêm chủng vaccine?

Theo SAGE, vaccine này cho thấy an toàn và hiệu quả ở những người có nhiều bệnh lý nền liên quan tới việc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng.

Các bệnh nền bao gồm tăng huyết áp, đái tháo đường, hen phế quản, bệnh phổi, gan hoặc thận cũng như các bệnh truyền nhiễm mạn tính đã ổn định và được kiểm soát.

SAGE cũng cho rằng cần có thêm các nghiên cứu về tác động trên những người bị suy giảm miễn dịch.  

Có thể tiêm chủng vaccine cho người đã từng mắc COVID-19. Tuy nhiên, do nguồn cung vaccine hạn chế nên những người này có thể hoãn tiêm phòng COVID-19 khoảng 6 tháng kể từ thời gian bị nhiễm SARS-CoV-2.

Ai nên và không nên tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech? - Ảnh 4.

Ai không nên tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech?

Những người có tiền sử dị ứng nặng với bất cứ thành phần nào của vaccine không nên dùng loại vaccine này.

Hiện tại, không có số liệu về hiệu lực hay an toàn ở trẻ dưới 12 tuổi. Cho tới khi có số liệu này, trẻ dưới 12 tuổi không nên được tiêm chủng thường quy loại vaccine này.

Thử nghiệm giai đoạn 3 ở trẻ 12 - 15 tuổi (tuổi vị thành niên) cho thấy vaccine có hiệu lực cao và an toàn ở nhóm tuổi này, do đó đã mở rộng chỉ định độ tuổi trước đây từ 16 tuổi trở lên thành từ 12 tuổi trở lên.

Bằng chứng cho thấy trẻ vị thành niên, đặc biệt là nhóm lớn tuổi hơn, cũng có nguy cơ làm lây nhiễm SARS-CoV-2 như người trưởng thành. WHO khuyến cáo các nước cần cân nhắc việc sử dụng vaccine ở trẻ 12 – 15 tuổi chỉ khi đạt được tỷ lệ cao tiêm chủng vaccine đủ 2 liều ở các nhóm ưu tiên cao theo Lộ trình Ưu tiên của WHO.

Trẻ từ 12 -15 tuổi mắc các bệnh đi kèm khiến trẻ có nguy cơ cao hơn đáng kể mắc COVID-19 nặng, cùng với các nhóm nguy cơ cao khác, có thể cần được tiêm chủng.

Ai nên và không nên tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer/BioNTech? - Ảnh 5.

Phụ nữ mang thai có nên tiêm chủng không?

WHO khuyến cáo sử dụng vaccine COVID-19 ở phụ nữ mang thai khi lợi ích của việc tiêm chủng cho phụ nữ mang thai lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn.

Để giúp phụ nữ mang thai đưa ra đánh giá này, cần cung cấp thông tin cho họ về nguy cơ mắc COVID-19 trong thời kỳ mang thai cũng như lợi ích của việc tiêm chủng trong bối cảnh dịch tễ của địa phương, và những hạn chế hiện tại về số liệu an toàn ở phụ nữ mang thai.

WHO không khuyến cáo xét nghiệm chẩn đoán mang thai trước khi tiêm chủng; đồng thời không khuyến cáo trì hoãn việc mang thai hay đình chỉ thai nghén vì lý do tiêm phòng COVID-19.

Hiệu quả vaccine được đánh giá là tương tự trên đối tượng phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú như với người trưởng thành khác. WHO khuyến cáo sử dụng vaccine ở phụ nữ đang trong thời kỳ nuôi con bú giống như ở người trưởng thành khác; không khuyến cáo dừng cho con bú sữa mẹ vì lý do tiêm phòng COVID-19.

Tại Việt Nam, theo Hướng dẫn tạm thời về khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 do Bộ Y tế ban hành hôm 18/6, phụ nữ mang thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng.

Người trên 65 tuổi thuộc nhóm đối tượng cần thận trọng tiêm chủng.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Top