Ám ảnh chuyện học sinh mua thuốc tự tử vì bị bêu 2 điểm giữa trường
TS Tâm lý học Phạm Văn Tư, ĐH Sư phạm Hà Nội, kể câu chuyện học sinh mua thuốc ngủ tự tử khi bị công khai bài kiểm tra 2 điểm, khiến ông ám ảnh.
Trao đổi về chủ đề áp lực học tập của học trò trong Chương trình tập huấn nâng cao năng lực về phòng ngừa bạo lực học đường cho cán bộ 9 trường phổ thông tại Hà Nội ngày 14/3, TS Phạm Văn Tư, khoa Công tác Xã hội, ĐH Sư phạm Hà Nội, cho hay học sinh nêu trên ở Lạng Sơn. Sau khi nhà trường dán điểm công khai, em bị cả lớp mắng “đã ngu còn tỏ ra nguy hiểm”. Một tuần sau, bạn không dám đến trường.
Khi trở về nhà, học sinh tiếp tục bị mẹ mắng vì học kém. Em quyết định mua thuốc ngủ tự tử. Rất may, câu chuyện được phát hiện sớm và em được đưa đến gặp chuyên gia tư vấn tâm lý.
Ở tình huống khác, một học sinh cấp hai không được tham gia đội tuyển học sinh giỏi vì bị điểm thấp. Không làm vui lòng bố mẹ đồng nghĩa việc em bị mắng nhiếc thậm tệ. Bạn bè cùng lớp chế giễu, coi thường, em cũng có ý định làm điều dại dột.

TS Tư nói đây là hai trong nhiều trường hợp học sinh bị bạo lực về tinh thần nhưng ít được quan tâm chú ý trong trường học. Bạo lực học đường không ở đâu xa, nó có thể diễn ra chính ngay trong mỗi ngôi trường.
Chuyên gia tâm lý này nhận định có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn nạn bạo lực học đường. Trước hết là từ bản thân học sinh (đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, tính cách, thói quen sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề dưới tác động từ giáo dục gia đình...). Thêm nữa, học sinh đôi khi cô đơn ngay trong chính ngôi nhà mình. Nhiều cha mẹ không đủ kiến thức hoặc nuông chiều con quá mức.
Trường học lại có nhiều yếu tố như lớp quá đông, giáo viên chủ nhiệm thiếu kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, đối xử không công bằng. Học sinh có thể bị căng thẳng, stress dẫn đến bạo lực để giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
Ngoài xã hội, mạng xã hội, trò chơi trực tuyến nhiều bạo lực, khó kiểm soát, cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến trẻ.
Các địa phương thành lập ban bảo vệ trẻ em cấp xã nhưng hoạt động chưa hiệu quả. Quá trình đồng hành phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội hạn chế trong công tác phòng ngừa bạo lực học đường.
TS Phạm Văn Tư cho hay để phòng hiệu quả bạo lực học đường, mỗi trường phải xây dựng kế hoạch ngăn ngừa tổng thể, ký cam kết nói không với bạo lực học đường.
Việc làm cụ thể là khai thác hiệu quả phòng, tổ tư vấn tâm lý học đường, đồng thời thực hiện theo thông tư 33/2018 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai hoạt động công tác xã hội trong trường học.
Ngoài ra, phòng ngừa bạo lực học đường còn được thực hiện trong mỗi nhà trường khi xử lý kỷ luật học sinh tham gia theo hướng kỷ luật tích cực.
Theo Tri thức trực tuyến

Xã miền núi Quảng Ngãi xảy ra động đất 3,3 độ Richter
Đời sống - 39 phút trướcXã Măng Bút ở Quảng Ngãi xảy ra trận động đất có độ lớn 3,3 độ Richter, độ sâu chấn tiêu 8,1km.

Điều đặc biệt ở nữ sinh trượt lớp 10 sau thành á khoa toàn quốc
Giáo dục - 2 giờ trướcThời điểm thi trượt vào lớp 10 công lập, Tú Anh từng buồn bã, thất vọng, tưởng chừng không thể vượt qua. Nhưng nghĩ “nếu không đứng dậy, mình sẽ tiếp tục trượt dài”, nữ sinh vượt qua mặc cảm để vươn lên, 3 năm sau trở thành á khoa toàn quốc.

Hàng chục triệu học sinh, sinh viên được hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT
Giáo dục - 5 giờ trướcTheo quy định mới nhất của Chính phủ, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên, tăng 20% so với trước đây.

Tiếp vụ nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh bị tố chạy ẩu: Trạm tiếp nhiên liệu có dấu hiệu bị tháo dỡ
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Không chỉ bị tố chạy ẩu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng người đi đường, nhà xe Quang Mười ở Quảng Ninh còn xây dựng điểm bơm dầu trong khu đô thị khiến người dân bất an.

Lai lịch 3 trùm giang hồ ở Thanh Hóa bị bắt trong chưa đầy 1 tháng
Pháp luật - 5 giờ trướcVới phương châm "không có vùng cấm", "không có ngoại lệ", chỉ trong thời gian chưa đầy 1 tháng, Công an tỉnh Thanh Hóa đã bắt giữ nhiều đối tượng là trùm giang hồ cộm cán như Tuấn "thần đèn", Vi "ngộ", Thu "vệ sĩ".

Nữ sinh tốt nghiệp xuất sắc, 4 năm qua 3 quốc gia, giành học bổng tiến sĩ Mỹ
Giáo dục - 7 giờ trướcTrong 4 năm đại học, Minh Ngọc từng có dịp đi trao đổi ở 3 quốc gia. Dẫu vậy, nữ sinh vẫn duy trì chương trình học trên lớp và tốt nghiệp sớm một kỳ với tấm bằng xuất sắc.

Thủ tục sang tên sổ đỏ 2025 cần những giấy tờ gì theo quy định mới nhất của Luật Đất đai?
Đời sống - 7 giờ trướcGĐXH - Sang tên sổ đỏ là cách gọi của người dân để chỉ thủ tục đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất. Để thủ tục diễn ra thuận lợi người dân cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Tranh cãi việc đỗ xe chưa đè lên miệng cống thoát nước vẫn bị CSGT xử phạt
Đời sống - 8 giờ trướcKhi đỗ xe, bánh xe phải "cán" vào miệng cống thoát nước mới là vi phạm hay chỉ cần phần miệng cống đó nằm trong phạm vi của chiếc xe đã bị CSGT phạt rồi?

Tin sáng 12/7: Nắng nóng diện rộng hoành hành ở khu vực nào những ngày tới?; Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 7,2% từ 1/1/2026
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH - Những ngày tới, miền Bắc nhiều ngày hứng mưa dông, trong khi đó miền Trung khả năng đón nắng nóng diện rộng trở lại; Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã họp và thống nhất đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ở mức 7,2%, tương đương 250.000-350.000 đồng/tháng tùy khu vực...

Lương tối thiểu vùng tăng 7,2% từ 1/1/2026?
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Ông Nguyễn Mạnh Khương (Thứ trưởng Bộ Nội vụ) cho biết, mức đề xuất lương tối thiểu vùng từ 1/1/2026 tăng lên 7,2%.

Năm 2025, học sinh sẽ không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa thực hiện quy định này
Giáo dụcGĐXH - Theo quy định của pháp luật, học sinh không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa đủ tuổi. Vậy từ bao nhiêu tuổi học sinh được sử dụng loại xe này?