Ám ảnh quyền lực của giới giải trí Hàn Quốc
"Hàn Quốc bị ám ảnh việc khẳng định quyền lực với thế giới. Sau 'Parasite', tôi nghĩ đã đến thời điểm chúng tôi tỏa sáng", nhà sản xuất Park Hyun chia sẻ.
Năm 2008, với ngân sách 50.000 USD, Bak Seung đã đến trụ sở đài truyền hình Hàn Quốc ở Los Angeles, Mỹ để đàm phán việc cấp phép cho tác phẩm Hàn phát hành trên nền tảng trực tuyến.
Những ánh mắt kỳ quặc đổ dồn vào Bak Seung. Họ đặt ra loạt câu hỏi: "Đối tượng khán giả nào ngoài cộng đồng người Hàn sẽ xem thể loại K-drama? Người Mỹ có muốn đọc phụ đề không? Nội dung phát trực tuyến có gì hấp dẫn?".
Đó là khoảng thời gian trước khi nhóm nhạc BTS, BlackPink, tác phẩm giành giải Oscar Parasite và Squid Game chiếu trên Netflix - những ví dụ điển hình cho nền văn hóa Hàn Quốc - tái định nghĩa khái niệm giải trí xuyên biên giới.
Trong sự thay đổi này, Bak Seung và doanh nhân người Mỹ gốc Hàn Park Suk nhận thấy nhu cầu sản xuất nội dung tiếng Hàn bắt đầu nở rộ, và họ sẵn sàng đi đầu trong lĩnh vực này.
Bước tiến của Kpop
Theo SCMP, tình trạng tải lậu hoặc phát trực tuyến các chương trình vi phạm bản quyền vẫn được nhìn thấy nhan nhản. Nắm bắt nhu cầu "xem chùa" của khán giả không hiểu tiếng Hàn, những đối tượng ẩn danh đã sản xuất phụ đề cho các show truyền hình Hàn và đăng tải trên trang web.
Bak Seung - đồng sáng lập nền tảng trực tuyến DramaFever - cho biết: "Nhu cầu này đã tồn tại một cách tự nhiên suốt nhiều năm. Theo thời gian, nhiều công ty ngỏ ý hợp tác mua các web sản xuất phụ đề với mức giá hơn 9 con số".
Không chỉ khai thác phim truyền hình Hàn, các trang web còn tận dụng nội dung của Bollywood, Thổ Nhĩ Kỳ đến Đông Âu. Tuy nhiên, không có nội dung nào tạo được sức hút mãnh liệt với người dùng hơn các chương trình, show nhạc xứ kim chi.
"Làm thế nào đất nước nhỏ bé này lại có thể cho ra đời những sản phẩm ăn khách đến vậy?", Bak Seung bày tỏ thắc mắc trong sự sung sướng.
Năm 2021, các trang báo quốc tế gọi BTS và BlackPink là hiện tượng của âm nhạc Hàn Quốc. Ảnh: Kpopnews.
Thành công ấy đã được chứng kiến ở Kpop. Người hâm mộ toàn cầu không thể rời mắt trước những MV mang tiết tấu sôi động, vũ đạo đặc trưng của sao Hàn. Xu hướng cover điệu nhảy từ loạt ca khúc triệu view cũng được hưởng ứng mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Theo SCMP, kể từ năm 2000, công ty giải trí xứ Hàn đã phối hợp với các hãng thu trong chiến lược tạo ảnh hưởng ra quốc tế. Họ tuyển thực tập sinh đa dạng sắc tộc từ Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và người Mỹ gốc Á cho các nhóm nhạc, đồng thời phát hành bài hát bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Theo ghi nhận, cuộc thảo luận về chủ đề Kpop đã tăng theo cấp số nhân trên Twitter vào năm 2017 và 2018. Công ty âm nhạc Hàn Quốc cũng bắt đầu thực hiện kế hoạch đưa "gà cưng" sang thị trường Mỹ phát triển sự nghiệp.
Hai trong số những công ty giải trí lớn nhất xứ Hàn - Hybe Corporation và SM Entertainment - đang bắt tay đối tác Mỹ trong việc tổ chức casting, chiêu mộ nhóm nhạc Kpop trên đất Mỹ.
Theo SCMP, vào năm 2020, Hàn Quốc lần đầu ghi nhận thặng dư thương mại đối với quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến nghệ thuật và văn hóa, xu hướng tiếp tục tăng vào năm 2021, theo Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc.
John Lie, nhà Xã hội học của Viện Đại học California-Berkeley, người chuyên viết về mảng Kpop, phát biểu: "Sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Hàn Quốc đã thúc đẩy công nghiệp hóa hướng đến xuất khẩu. Chính sách này tạo điều kiện cho mọi lĩnh vực cung cấp sản phẩm ra nước ngoài. Sản phẩm giải trí cũng nằm trong số đó".
Tương lai tươi sáng của phim ảnh
Thời gian qua, Hàn Quốc đã có Parasite giành được 4 tượng vàng Oscar danh giá, tài năng của Bong Joon Ho và các nghệ sĩ tại đất nước củ sâm được công nhận. Năm ngoái, hiệu ứng Squid Game củng cố thêm vị trí quan trọng của thể loại truyền hình Hàn với thế giới.
Tín đồ K-drama Sarah Chung ước tính cô đã xem hàng trăm chương trình của Hàn Quốc trong một năm. Đó là chưa kể mỗi show được cô xem đi xem lại nhiều lần.
Nhờ tầm hiểu biết sâu rộng, Sarah Chung đã sáng lập Dramabeans - trang web tiếng Anh ghi nhận các đánh giá và phân tích chuyên sâu về các bộ phim truyền hình Hàn, đồng thời cũng là diễn đàn bàn luận dành cho các tín đồ Netflix.
"Họ nghĩ chỉ người Hàn hoặc người gốc Á ở nước ngoài mới thích xem phim Hàn, điều đó không đúng. Hãy nhìn xem, nội dung tiếng Hàn đã gây tiếng vang thế nào", Sarah Chung tự hào nói.
Nhà sản xuất Park Hyun - người đứng đầu Studio Dragon, công ty sản xuất và phân phối những tựa phim ăn khách nhất Hàn Quốc - cho rằng sự công nhận dành cho Parasite và Squid Game đã mở ra những chân trời mới cho ngành phim ảnh.
Bằng chứng là sau Netflix, các dịch vụ phát trực tuyến khác như Apple TV+, Disney+ bắt đầu tấn công vào Hàn Quốc từ cuối 2021. Họ phối hợp với các xưởng phim địa phương để chuẩn bị cho hàng loạt tác phẩm mới.
"Đây là cơ hội quý báu để những người làm nghề sáng tạo như chúng tôi hiện thực hóa mọi thứ. Có rất nhiều ý tưởng cần được giới thiệu đến khán giả", Park Hyun nói. Ông mạnh dạn khẳng định: "Chúng ta sắp trải qua thời kỳ phục hưng của phim truyền hình Hàn Quốc trên quy mô điện ảnh".
Mới nhất, loạt phim xác sống All of Us Are Dead lấy bối cảnh tại trường trung học của Hàn Quốc đã vươn lên dẫn đầu bảng xếp hạng Netflix toàn cầu với 125 triệu giờ xem trong tuần đầu tiên, 236 triệu trong tuần thứ hai.
All of Us Are Dead trở thành chương trình không nói tiếng Anh thứ hai đứng đầu về lượng người xem của Netflix ở Mỹ, sau Squid Game. Trong năm nay, Netflix sẽ phát hành thêm 24 tác phẩm tiếng Hàn được dự đoán ăn khách không kém All of Us Are Dead.
Ở diễn biến khác, tập đoàn giải trí Hàn Quốc CJ ENM thông báo mua lại 80% cổ phần của Endeavour Content - studio của Hollywood có trụ sở tại 19 quốc gia khác nhau, trải dài từ châu Âu và Nam Mỹ.
"Quyết định thâu tóm Endeavour Content mở ra cơ hội khẳng định vị thế của CJ ENM", Giám đốc điều hành CJ ENM Kang Ho Seong phát biểu. Ông nói thêm: "CJ ENM sẽ sử dụng Endeavour content làm trụ sở toàn cầu để sản xuất và phân phối nội dung độc quyền".
Đây là màn đảo ngược tình thế ngoạn mục so với nhiều thập kỷ trước - thời điểm các nhà làm phim Hàn Quốc lo sợ bị xóa sổ bởi nội dung Hollywood.
Park Hyun của Studio Dragon nói: "Hàn Quốc bị ám ảnh bởi quyền lực và khẳng định chỗ đứng với thế giới. Sau Parasite, tôi nghĩ đã đến lượt tác phẩm của chúng tôi toả sáng".
NSƯT Tân Nhàn và dàn nghệ sĩ của Học viện Âm nhạc Quốc gia tỏa sáng trong "Cảm xúc tháng 10"
Câu chuyện văn hóa - 1 tháng trướcNSƯT Tân Nhàn cùng nhiều nghệ sĩ tên tuổi như:NSND Quang Thọ, NSND Quốc Hưng, Lan Anh... và các ca sĩ trẻ đã có những tiết mục bùng cháy, thăng hoa hết mình trong đêm nhạc "Cảm xúc tháng 10".
NSƯT Quang Thắng: Sống xa nhau, vợ chồng vẫn mặn nồng sau hơn 20 năm
Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trướcNghệ sĩ Quang Thắng nổi tiếng từ thập niên 1990 với dàn diễn viên "Gặp nhau cuối tuần" và "Táo quân". Ở tuổi 56, nam nghệ sĩ vẫn miệt mài đóng phim và diễn hài.
Khám phá 'kho tàng' trên phố Nguyên Hồng của 'giọng đọc huyền thoại', NSND Lê Chức
Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trướcGĐXH - Giới thiệu ngôi nhà ngổn ngang với kho tàng đồ sưu tầm, sách báo, tượng Phật và khối lượng công việc ở tuổi U80, NSND Lê Chức thừa nhận: "Chưa từng có ngày nào nghỉ hưu và bản thân tôi cũng tự tạo ra những điều kiện không nghỉ hưu".
NSƯT Nguyệt Hằng: Bà ngoại ở tuổi 51, không muốn 4 con theo nghề mẹ
Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trướcDiễn viên Nguyệt Hằng không buồn vì các con không theo nghề bố mẹ. Con gái lớn của chị dù từng thi đỗ trường Sân khấu Điện ảnh nhưng đã từ bỏ sau 1 năm theo học.
Đạo diễn Việt Nam đầu tiên được Hollywood tôn vinh là ai?
Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trướcĐạo diễn này nổi tiếng với những bộ phim như "Thị xã trong tầm tay"; "Bao giờ cho đến tháng mười"; "Thương nhớ đồng quê", "Đừng đốt",...
Nghệ sĩ Vũ Đức trước khi mất: Vừa nói 'anh mệt lắm', hai hàng nước mắt chảy ra
Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trước"Tôi lấy khăn lau nước mắt cho anh và bảo "thôi, anh cứ niệm Phật đi, đừng suy nghĩ gì cả". Thế là sau đó anh ấy nhắm mắt rồi qua đời" – em gái nghệ sĩ Vũ Đức chia sẻ.
NSND Tự Long chấn chỉnh dân mạng
Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trước“Không đủ tầm”, “Ké fame”… là những lời phán xét tiêu cực đến Tự Long khi nam nghệ sĩ nhắc đến chương trình “Anh trai say hi” (ATSH) trong khi là người chơi của show đối thủ “Anh trai vượt ngàn chông gai” (ATVNCG).
‘Chị Google' xinh đẹp và chuyện tình lãng mạn với chàng quân nhân
Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trướcCô gái 22 tuổi Khổng Phương Mai không chỉ nổi tiếng trên mạng với khả năng MC và nhái giọng AI mà còn được ngưỡng mộ vì chuyện tình với chàng quân nhân trẻ tuổi.
Người phụ nữ đặc biệt khiến Ngọc Trinh phải gửi tiền về hằng tháng, xây nhà báo hiếu
Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trướcGĐXH - Ngọc Trinh không còn xuất hiện trong làng giải trí quá nhiều nhưng câu chuyện về mối quan hệ của cô với mẹ kế vẫn luôn được khán giả nhớ đến.
Nữ diễn viên mang hàm thiếu tá, diện mạo xinh đẹp nhưng toàn đóng vai đoản mệnh là ai?
Câu chuyện văn hóa - 2 tháng trướcGĐXH - Sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp, hiền lành nên Huyền Sâm thường được các đạo diễn nhắm đến những vai có số phận éo le, đoản mệnh.
Khám phá 'kho tàng' trên phố Nguyên Hồng của 'giọng đọc huyền thoại', NSND Lê Chức
Câu chuyện văn hóaGĐXH - Giới thiệu ngôi nhà ngổn ngang với kho tàng đồ sưu tầm, sách báo, tượng Phật và khối lượng công việc ở tuổi U80, NSND Lê Chức thừa nhận: "Chưa từng có ngày nào nghỉ hưu và bản thân tôi cũng tự tạo ra những điều kiện không nghỉ hưu".