Ăn 100g khoai tây chiên mỗi ngày: Nguy cơ trẻ mắc bệnh tim tăng gấp 3 lần
GiadinhNet - Những đồ ăn nhanh như: Khoai tây chiên, gà rán, bánh ngọt… là những món ăn khoái khẩu của trẻ. Tuy nhiên, chúng sẽ khiến con bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch tới 3 lần nếu thường xuyên sử dụng.
![]() |
Trẻ ăn nhiều những thức ăn chiên (rán) sẽ gây béo phì và mắc các bệnh về tim mạch. Ảnh: Thành Vinh |
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chất béo xấu có trong đồ ăn nhanh là một loại chất béo nguy hiểm nhất trong nhóm các chất béo gây hại cho sức khỏe con người. Nếu ăn trung bình khoảng 3,6g chất béo xấu/ngày có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch tới 3 lần so với mức 2,5g/ngày.
Để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cho trẻ phát triển khỏe mạnh, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, mỗi bữa ăn cho trẻ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm chất bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và muối khoáng) với 15 loại thực phẩm phối hợp khác nhau. Tăng cường chế độ ăn giàu chất xơ và vitamin như: B6, B12, acid folic, dầu cá, viên tỏi, sữa bột, đậu tương... Hạn chế các đồ ăn sẵn như: Khoai tây chiên, gà rán hoặc thức ăn chiên đi chiên lại nhiều lần ở nhiệt độ cao. |
Không chỉ có chất béo xấu, những loại thực phẩm công nghiệp như: Thịt nguội, hot dog, thịt xông khói, lạp xường, gà rán... là những thành phần sử dụng trong các cửa hàng bán đồ ăn nhanh đều có chứa hàm lượng muối cao và chất bảo quản. Nếu sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, sẽ đưa vào cơ thể lượng muối và chất bảo quản cao dẫn đến có hại cho tim, thận, làm tăng huyết áp động mạch.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo, lượng natri hấp thụ nên ít hơn 1.500mg/ngày, nhưng một số sản phẩm đã chứa tới 630mg - tương đương 40% trong tổng lượng natri nói trên.
Trẻ nào không nên sử dụng đồ ăn nhanh?
Với trẻ có sức khỏe bình thường, đồ ăn nhanh cũng đã khiến cho trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Với những trẻ mắc bệnh tim thì càng không nên sử dụng đồ ăn nhanh bởi chúng có khả năng khiến trẻ đột quỵ.
Giải thích rõ về điều này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới thì chỉ nên giới hạn sự tiêu thụ chất béo xấu ở mức dưới 3g/ngày. Nhưng tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về hàm lượng chất béo xấu và cũng chưa có quy định về hàm lượng chất béo xấu buộc phải ghi trên nhãn mác. Bởi vậy, bạn rất khó để lựa chọn cho trẻ những thực phẩm không chứa hoặc chứa ít hàm lượng chất béo xấu.
Chất béo xấu khi vào cơ thể sẽ không thể chuyển hóa mà đọng lại làm tăng cholesterol xấu trong máu, do đó làm tăng khả năng bị các bệnh tim mạch. Ngoài ra, chất béo xấu này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây đông đặc máu và tạo ra những mảng tiểu cầu dạng mỡ bám vào thành mạch, dần dần bị bịt kín khiến cho máu không lưu thông được, gây tắc nghẽn, dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Theo nghiên cứu của Viện Tim mạch Việt Nam, chỉ cần tăng 2% năng lượng từ chất béo xấu sẽ dẫn tới tăng 23% nguy cơ mắc bệnh mạch vành; tăng 1,39 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chất béo xấu còn gây khởi phát quá trình viêm, suy giảm chức năng tế bào nội mạc và tăng 1,47% nguy cơ đột tử (ở cả người lớn).
Bảo Châu

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcVitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Người đàn ông 49 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh tuyến giáp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị u tuyến giáp đi khám trong tình trạng có khối to vùng cổ, cảm giác nuốt vướng khi ăn, đôi lúc cảm thấy khó thở và dễ mệt mỏi.

Bí quyết đảm bảo sức khỏe khi đi du lịch dịp 30/4 - 1/5 sắp tới
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để nghỉ ngơi, khám phá những vùng đất mới sau những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chuyến đi thật trọn vẹn, nên lên kế hoạch chu đáo và đừng quên chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình trong suốt chuyến đi. Dưới đây là một số bí quyết giúp giữ gìn sức khỏe khi đi du lịch dịp nghỉ lễ sắp tới:

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Thấy bất thường ở ngực, người phụ nữ 38 tuổi ở Hà Nội đi khám bất ngờ phát hiện khối u hiếm gặp
Sống khỏe - 20 giờ trướcGĐXH - U diệp thể tuyến vú thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trưởng thành. Đặc điểm lâm sàng của bệnh như: Khối không đau, phát triển nhanh, kích thước trung bình 3-5cm.

Người bệnh thoái hóa khớp gối tập luyện thế nào cho phù hợp?
Sống khỏe - 22 giờ trướcTập thể dục có thể ngăn ngừa thoái hóa sụn, mất xương, ức chế viêm, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho khớp ở người thoái hóa khớp gối…

Uống sữa vào buổi sáng hay buổi tối tốt hơn? 7 nhóm người này không nên uống sữa
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Làm thế nào để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của sữa? Uống sữa như thế nào để không gây hại cho cơ thể? Những ai không nên uống sữa?... là những câu hỏi sẽ được giải đáp dưới đây.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 1 ngày trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.