Hà Nội
23°C / 22-25°C

‘Ăn chặn’ tiền từ thiện ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ sẽ bị xử lý thế nào?

Thứ tư, 17:59 18/09/2024 | Pháp luật

GĐXH - Đối với việc ‘ăn chặn’ tiền từ thiện nói chung và tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ nói riêng, theo Bộ Công an, tuỳ vào từng trường hợp, tính chất và mức độ của hành vi mà cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính.

Cái kết đắng cho nam nghệ sĩ đình đám ăn chặn 32 tỷ đồng tiền từ thiệnCái kết đắng cho nam nghệ sĩ đình đám ăn chặn 32 tỷ đồng tiền từ thiện

Từ người hùng được nhiều người ngưỡng mộ, nam nghệ sĩ này trở thành kẻ tội đồ bị chỉ trích và phải trả giá đắt cho hành vi sai trái của mình.

Việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ đồng bào vượt qua khó khăn dịch bệnh, thiên tai là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Nhà nước rất khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức đóng góp vận động, kịp thời mang lại hiệu quả thiết thực cho những người đang cần hỗ trợ.

Việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đã được Chính phủ quy định tại Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/12/2021). Nghị định này lần đầu tiên mở ra hành lang pháp lý cho phép cá nhân huy động tiền từ thiện, quy định rõ từng bước những người mà tham gia hoạt động này cần phải làm gì và có các quy định ràng buộc để việc này được minh bạch, tránh bị lợi dụng.

Điều 5 Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm: (1) Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện; (2) Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện; (3) Lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

Đối với việc 'ăn chặn' tiền từ thiện nói chung và tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ nói riêng, theo Bộ Công an, tùy vào từng trường hợp, tính chất và mức độ của hành vi mà cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể như sau:

Xử lý hình sự

- Trường hợp thứ nhất, nếu cá nhân, tổ chức ngay từ đầu đã dùng thủ đoạn gian dối, chủ động lên kế hoạch kêu gọi từ thiện, ủng hộ, cứu trợ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân, cụ thể:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm.

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

‘Ăn chặn’ tiền từ thiện ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ sẽ bị xử lý thế nào?- Ảnh 2.

‘Ăn chặn’ tiền từ thiện ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ sẽ bị xử lý thế nào? (Ảnh minh hoạ)

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức.

b) Có tính chất chuyên nghiệp.

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

d) Tái phạm nguy hiểm.

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản".

- Trường hợp thứ hai, nếu ban đầu cá nhân, tổ chức kêu gọi quyên góp tiền từ thiện, ủng hộ, cứu trợ không có mục đích chiếm đoạt tài sản, nhưng khi có được tiền từ việc quyên góp, ủng hộ thì dùng thủ đoạn gian dối (như làm giả sao kê, không chuyển đủ số tiền đã nhận được) nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, với khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù, cụ thể:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức.

b) Có tính chất chuyên nghiệp.

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Xử lý vi phạm hành chính

- Nếu cá nhân, tổ chức lợi dụng hoạt động kêu gọi từ thiện, ủng hộ, cứu trợ để chiếm đoạt tài sản nhưng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm, chưa đến mức xử lý hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự hoặc tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự nêu trên thì căn cứ quy định tại điểm c khoản 1, khoản 3 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Đồng thời, người vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và trục xuất nếu là người nước ngoài. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

- Đối với hành vi sử dụng không đúng mục đích số tiền ủng hộ đã tiếp nhận theo cam kết ban đầu, căn cứ quy định tại Điều 10 Nghị định số 130/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Để hư hỏng, thất thoát tiền, hàng cứu trợ, trừ trường hợp bất khả kháng do thiên tai, hỏa hoạn.

b) Sử dụng, phân phối tiền, hàng cứu trợ không đúng mục đích, không đúng đối tượng.

c) Tráo đổi hàng cứu trợ.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc bồi hoàn lại số tiền, hàng cứu trợ bị hư hỏng, thất thoát do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 Điều này.

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

c) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho người sử dụng hàng cứu trợ bị ảnh hưởng sức khỏe do hành vi vi phạm tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này.

Chi Lê
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyên án truy tìm những kẻ 'nấp sau bàn phím' (P1): Sau cú điện thoại, tiền bỗng dưng biến mất

Chuyên án truy tìm những kẻ 'nấp sau bàn phím' (P1): Sau cú điện thoại, tiền bỗng dưng biến mất

Pháp luật - 56 phút trước

GĐXH - Khoảng giữa năm 2022, Công an tỉnh Quảng Bình nhận được đơn trình báo của nhiều người trên địa bàn về việc bị lừa đảo, chiếm đoạt số tiền lớn trong tài khoản. Những nạn nhân này đều bị chiếm đoạt tiền với một thủ đoạn giống nhau là chiếm quyền sử dụng điện thoại, email từ đó lấy cắp mật khẩu ngân hàng.

Tuyên án kẻ 3 ngày gây ra 2 vụ trọng án

Tuyên án kẻ 3 ngày gây ra 2 vụ trọng án

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - TAND thành phố Hà Nội vừa tuyên phạt Đào Xuân Nam (tức Nam "con" , SN 1982, trú ở huyện An Lão, Hải Phòng) tổng mức án 10 năm tù về tội các "Giết người" và "Cố ý gây thương tích".

Dùng đũa, dao đâm nhau trong cuộc rượu, 1 người tử vong

Dùng đũa, dao đâm nhau trong cuộc rượu, 1 người tử vong

Pháp luật - 2 giờ trước

Hai công nhân làm việc tại một trang trại thanh long xảy ra mâu thuẫn khi đang nhậu, 1 người bị đâm tử vong.

Thủ đoạn lừa người dân mua máy điện thoại, dùng mạng 4G

Thủ đoạn lừa người dân mua máy điện thoại, dùng mạng 4G

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng chính sách cắt sóng 2G và nhu cầu đổi điện thoại từ 2G sang 4G của một bộ phận người dân, nhiều người cao tuổi đã bị các đối tượng xấu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Nam thanh niên bị dụ dỗ ra nước ngoài bán thận với giá 900 triệu-1,2 tỉ đồng

Nam thanh niên bị dụ dỗ ra nước ngoài bán thận với giá 900 triệu-1,2 tỉ đồng

Pháp luật - 3 giờ trước

Bị đối tượng dụ dỗ qua Campuchia và Thái Lan bán thận với phí bồi dưỡng khoảng 900 triệu đồng đến 1,2 tỉ đồng, nam thanh niên may mắn được công an động viên khuyên nhủ về với gia đình

Một tháng đột nhập 6 cơ sở thờ tự trộm đồ thờ cúng

Một tháng đột nhập 6 cơ sở thờ tự trộm đồ thờ cúng

Pháp luật - 3 giờ trước

Ngày 19/9, Công an huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Phạm Hữu Phước (SN 1993) về tội “Trộm cắp tài sản”, quy định tại khoản 2, Điều 173 Bộ luật Hình sự.

Bắt giam chủ hụi lừa đảo chiếm đoạt hơn 100 tỉ đồng của hơn 100 người

Bắt giam chủ hụi lừa đảo chiếm đoạt hơn 100 tỉ đồng của hơn 100 người

Pháp luật - 3 giờ trước

Công an tỉnh Bình Thuận đã khởi tố, bắt tạm giam chủ đường dây hụi Lê Thị Lại để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của 937 người chơi.

Bắt kẻ đánh vợ tử vong

Bắt kẻ đánh vợ tử vong

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Bắc Kạn vừa bắt giữ Hoàng Sùn Ta (SN 1977, trú tại thôn Khuổi Luông, xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra về hành vi giết người.

3 lý do người dân nên đi đổi sổ đỏ theo mẫu mới

3 lý do người dân nên đi đổi sổ đỏ theo mẫu mới

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Mẫu sổ đỏ mới sẽ gồm một tờ có hai trang, in nền hoa văn trống đồng, màu hồng cánh sen, có kích thước 210mm x 297mm.

Liên tiếp xảy ra nhiều vụ chết người do dùng điện để bẫy chuột

Liên tiếp xảy ra nhiều vụ chết người do dùng điện để bẫy chuột

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Thời gian qua, trên địa bàn TP. Hải Phòng liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc đau lòng từ sử dụng điện để bẫy chuột. Mặc dù, cơ quan chức năng đã tuyên truyền, nhắc nhở, cảnh báo cũng như nghiêm cấm hành vi nguy hiểm trên, nhưng nhiều người dân vẫn thờ ơ…

Top