Ăn cua đồng có dấu hiệu này cần dừng ngay, 4 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn vì rất dễ gặp nguy hiểm
GiadinhNet - Người có cơ địa dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm da cơ địa,… cần cảnh giác khi ăn cua đồng.
Cua đồng là món ăn yêu thích của nhiều gia đình người Việt. Đây là loại thực phẩm chứa nhiều omega 3, omega 6, vitamin B1, B2, B6, canxi, sắt, phốt pho, kali, đồng, protein và lipid.
Mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cua là thực phẩm dễ bị dị ứng. Dị ứng cua là một phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch với các chất có trong cua và protein là thành phần chính khiến bạn ăn cua bị dị ứng.
Theo các chuyên gia y tế, phản ứng dị ứng xảy ra khi các kháng thể immunoglobulin E (IgE) do hệ thống miễn dịch giải phóng ra liên kết với thành phần của cua khiến cơ thể giải phóng một chất trung gian hóa học gây viêm, dị ứng là histamine.
Ngoài ra do cua sống trong nước nên chúng cũng rất dễ bị nhiễm các chất độc và ký sinh trùng từ môi trường. Một số độc tố có thể khởi phát từ việc bảo quản và chế biến thịt cua không đúng cách. Tất cả những yếu tố này đều làm tăng nguy cơ phản ứng dị ứng khi ăn cua.

Ảnh minh họa
Các chuyên gia khuyến cáo, người có tiền sử dị ứng cua đồng tốt nhất nên tránh ăn những lần tiếp theo. Triệu chứng của dị ứng cua đồng có biểu hiện như ngứa và phát ban, thở khò khè, ho khan, buồn nôn, khó tiêu hoặc đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt và có thể ngất xỉu…
Các phản ứng nghiêm trọng, nhiều trường hợp dị ứng phát tác nghiêm trọng và nguy hiểm hơn gây ra sốc phản vệ. Biểu hiện như: cổ họng bị sưng gây khó thở, tụt huyết áp nghiêm trọng, tim đập nhanh, mất ý thức… Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân bị sốc phản vệ do dị ứng sẽ có nguy cơ tử vong.
4 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn cua đồng
Người bị cảm lạnh, tiêu chảy
Người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì thịt cua lạnh khiến bệnh càng nặng hơn. Trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao. Ngoài ra, người bị dị ứng cũng cần hết sức cẩn trọng khi ăn cua.

Ảnh minh họa
Người bị hen, cảm cúm
Theo Đông y cổ truyền, cua đồng vốn có tính hàn, hạn chế sử dụng cho những người hay bị nhiễm lạnh, dính gió, đặc biệt là bị ho hen và cảm cúm. Vì tính hàn sẽ làm cho cơn hen trở nên nặng hơn, khó thở và ho liên tục. Tuy nhiên vẫn có thể dùng hạn chế chứ không cần phải kiêng khem tuyệt đối.
Người bị bệnh gout
Có 2 lý do chính khiến người bị bệnh gout không được phép ăn cua đồng. Thứ nhất là do hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm. Thứ hai, tính hàn của cua đồng làm cho các chỗ sưng bị bệnh, dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức, sưng tấy. Vì vậy cần lưu ý khi sử dụng.
Người mới ốm dậy
Hệ tiêu hóa của người mới ốm dậy chưa thật sự ổn định, do khoảng thời gian dài tiếp xúc với các thức ăn giàu dinh dưỡng hấp thu trực tiếp, thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa, thế nên thường rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và đau bụng. Cua đồng là thực phẩm mang tính hàn, vì vậy, khi chế biến cần nấu chung các loại thực phẩm khác với hàm lượng nhỏ, hoặc hạn chế không sử dụng.

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ
Y tế - 31 phút trướcNgười bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Mùa hè, ăn canh xương cần biết điều này để tốt cho sức khỏe
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, tiểu đường.... tốt nhất không nên ăn nhiều nước hầm xương.

Nghịch máy chạy bộ tại nhà, 3 trẻ nhỏ phải cấp cứu vì bỏng nặng
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, máy chạy bộ tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tổn thương cho trẻ em như trầy xước, bỏng, dập nát gân cơ, gãy xương…

Gia đình Việt hiện đại - Tại sao cần chăm sóc sức khỏe chủ động
Sống khỏe - 6 giờ trướcDịch Cúm (2009), Ebola (2014), COVID-19 (2019),... khi thế giới liên tục xảy ra đại dịch nghiêm trọng, bạn đã làm gì để bảo vệ sức khỏe gia đình? - Đây là lời cảnh tỉnh về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe chủ động!

Muốn hạ huyết áp, cần ghi nhớ 5 nguyên tắc ăn uống này!
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Tăng huyết áp là bệnh tim mạch phổ biến nhất, có thể gây ra các biến chứng về tim, não và thận đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong do bệnh mạch vành và đột quỵ.

10 loại trái cây có hàm lượng carb thấp tốt cho sức khỏe
Sống khỏe - 8 giờ trướcVào mùa hè, trái cây là lựa chọn hàng đầu để giải nhiệt, giúp bạn sảng khoái, đánh thức giác quan. Những loại trái cây low-carb sau tốt cho tim mạch và giúp bạn giảm cân, chống lão hóa.

Trèo cây hái vải, người phụ nữ 45 tuổi bị ngã đứt tuỷ sống
Y tế - 19 giờ trướcNgười phụ nữ trèo cây hái vải, sơ ý bị ngã tư độ cao khoảng 3m, đập vùng lưng xuống nền cứng, mất hoàn toàn vận động và cảm giác 2 chân.

Khi ung thư ruột xuất hiện cơ thể sẽ có "3 nhiều, 2 đau", nên ăn nhiều 2 loại rau để bảo vệ đường ruột
Sống khỏe - 20 giờ trướcBác sĩ chia sẻ rằng ung thư ruột ở giai đoạn đầu thường xuất hiện một số dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn. Tóm gọn lại trong "3 nhiều, 2 đau" dưới đây.

Ăn bơ xong đừng bỏ hạt, tận dụng ngay bạn sẽ có được 7 công dụng bất ngờ này
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Khi ăn bơ, đa số chúng ta có thói quen ăn phần thịt bơ và bỏ hạt. Nhưng ít ai biết rằng hạt bơ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khoẻ Tiêu hoá Thế giới 29/5
Sống khỏe - 21 giờ trướcNgày 29/5 tại Hà Nội, Báo Sức khoẻ và Đời sống và Viện Dinh dưỡng Quốc gia đồng tổ chức Chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa thế giới 2023 với thông điệp KHỎE TIÊU HÓA - KHỎE ĐỀ KHÁNG. Chương trình có sự đồng hành tài trợ bởi Công ty CP Sữa Việt Nam – Vinamilk.

Khi ung thư ruột xuất hiện cơ thể sẽ có "3 nhiều, 2 đau", nên ăn nhiều 2 loại rau để bảo vệ đường ruột
Sống khỏeBác sĩ chia sẻ rằng ung thư ruột ở giai đoạn đầu thường xuất hiện một số dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn. Tóm gọn lại trong "3 nhiều, 2 đau" dưới đây.