Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn kiêng nghiêm ngặt, cậu bé 11 tuổi bị suy giảm thị lực và có nguy cơ bị mù vĩnh viễn

Thứ sáu, 15:20 06/10/2017 | Sống khỏe

Một cậu bé 11 tuổi đã bị mù vì chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt chỉ có khoai tây, thịt và ngũ cốc, táo, dưa chuột và Cheerios.

Khi nói đến sức khỏe, chúng ta vẫn được nhắc nhở cần chú trọng đến tầm quan trọng của một chế độ ăn uống tốt, đặc biệt là để phòng ngừa bệnh tim mạch, huyết áp, béo phì... Những ảnh hưởng của việc bạn ăn tới sức khỏe của mắt cũng ít được nhắc tới.

Thế nhưng, trường hợp của một cậu bé 11 tuổi ở Canada đã bị mù sau khi ăn kiêng nghiêm ngặt là một lời cảnh tỉnh rằng chế độ ăn uống cũng vô cùng quan trọng đối với tầm nhìn của chúng ta.


Một cậu bé 11 tuổi đã bị mù vì chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt chỉ có khoai tây, thịt ...

Một cậu bé 11 tuổi đã bị mù vì chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt chỉ có khoai tây, thịt ...

Các bác sĩ đã tiết lộ, chế độ ăn của cậu bé người Canada này đã dẫn đến tổn thương thị lực không thể hồi phục do thiếu vitamin A. Sở dĩ cậu bé phải ăn chế độ ăn nghiêm ngặt như vậy là vì cậu bị dị ứng thực phẩm và bệnh eczema. Điều đó có nghĩa là cậu bé phải tránh tất cả các tác nhân gây kích thích. Tám tháng sau khi có dấu hiệu suy giảm thị lực, cậu bé được đưa tới bệnh viện. Lúc này cậu chỉ nhìn thấy cử động của người khác ở khoảng cách dưới 30cm.

Đây là một trường hợp kỳ lạ tại Bệnh viện dành cho Bệnh Trẻ em (The Hospital for Sick Children) ở Toronto, đã được đăng trong tạp chí JAMA Pediatrics Clinical Challenge.


Ảnh trái: Các mũi tên cho thấy các vệt Bitot - các vết rạn ở mắt là dấu hiệu của sự thiếu hụt. Ảnh phải: Cho thấy mắt khô (của bệnh nhân)

Ảnh trái: Các mũi tên cho thấy các vệt Bitot - các vết rạn ở mắt là dấu hiệu của sự thiếu hụt. Ảnh phải: Cho thấy mắt khô (của bệnh nhân)

Những triệu chứng khác mà cậu bé ăn kiêng này gặp phải

Cùng với sự mất thị lực ngày càng tăng, cậu bé cũng bị khô mắt và quáng gà- cả hai đều là dấu hiệu của sự thiếu hụt vitamin A.

Các cuộc kiểm tra cho thấy các vệt Bitot (đám tế bào dày lên có màu trắng xám nổi lên trên bề mặt nhãn cầu) trong mắt cậu bé là những mảng vảy khô rải rác. Các bác sĩ nói rằng đó là một dấu hiệu đặc trưng của sự khiếm khuyết vitamin. Các xét nghiệm máu cho thấy lượng vitamin A của cậu bé chỉ có 14,33μg/dL, giảm xuống dưới mức bình thường 25.79-48.71μg/dL.

Theo thông tin chia sẻ trên tạp chí, các bác sĩ đã cho bệnh nhân đã được bổ sung 3 liều siêu cường vitamin trong suốt 2 tuần. Hai liều đầu tiên được thực hiện trong 2 ngày đầu sau khi cậu bé được chẩn đoán tình trạng, và liều thứ 3 đã thực hiện 2 tuần sau đó.

Tầm nhìn của cậu bé được cải thiện đến 20/800 trong vòng 6 tuần, nhưng cậu bé vẫn chưa thể nhìn rõ cho dù các vệt Bitot đã biến mất.


Tầm nhìn của cậu bé được cải thiện đến 20/800 trong vòng 6 tuần.

Tầm nhìn của cậu bé được cải thiện đến 20/800 trong vòng 6 tuần.

Các chuyên gia cảnh báo rằng tình trạng mất thị lực của cậu bé có thể không được cải thiện nữa, có nghĩa là cậu bé sẽ phải sống cả phần đời còn lại với thị lực kém. Theo thông tin trên tạp chí, các bác sĩ giải thích: Mất thị lực liên quan đến thiếu hụt vitamin A có thể cải thiện được. Tuy nhiên, trong những trường hợp bị teo dây thần kinh thị giác như ở bệnh nhân này thì mức độ mất thị lực có thể là vĩnh viễn.

Các bác sĩ nói rằng, các tế bào thần kinh võng mạc trong mắt dựa vào vitamin A để nhận ra ánh sáng. Chính bởi vậy mà những người thiếu vitamin sẽ phải vật lộn để nhìn thấy rõ ràng trong bóng tối, do đó chúng ta vẫn hay được nhắc nhở rằng ăn nhiều ca rốt để tăng thị lực vì nó giàu vitamin A.


Thiếu vitamin A là nguyên nhân phổ biến làm suy giảm thị lực.

Thiếu vitamin A là nguyên nhân phổ biến làm suy giảm thị lực.

Các bác sĩ cho biết sự thiếu hụt vitamin có thể là kết quả của khẩu phần ăn nghèo dinh dưỡng và là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa ở trẻ em. Tuy nhiên, tình trạng này có thể phòng ngừa được.

Thiếu vitamin A là nguyên nhân phổ biến làm suy giảm thị lực

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng thiếu vitamin A là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra suy giảm thị lực, dẫn đến mù lòa. Nhưng tình trạng này có thể ngăn ngừa được ở trẻ em. Tình trạng này ảnh hưởng nhiều ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt ở Châu Phi và Đông Nam Á, mù lòa làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bệnh tật và thậm chí tử vong.

Tiến sĩ Mark Steele, bác sĩ nhãn khoa nhi ở NYU Langone, nói ông rất ngạc nhiên trước vụ việc này vì thực phẩm bổ sung và tăng cường vitamin rất phổ biến ở các nước phương Tây nên đây là một trường hợp rất hiếm gặp.

"Trong nhiều năm khám bệnh, gặp hàng trăm ngàn trẻ em, tôi chỉ gặp duy nhất một trường hợp này", ông cho biết. Steele cũng nói thêm rằng, không có thời gian cụ thể nào cho biết chế độ ăn uống nghèo nàn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mắt, nhưng ước tính tầm nhìn có thể giảm sau 6 tháng nếu bạn không có chế độ dinh dưỡng thích hợp.


Ăn thực phẩm, không quá nhiều, chủ yếu là thực vật để tăng cường sức khỏe của mắt.

Ăn thực phẩm, không quá nhiều, chủ yếu là thực vật để tăng cường sức khỏe của mắt.

Mặc dù chế độ ăn kiêng phương Tây của chúng tôi không dễ dẫn đến mù lòa, nhưng nó có thể gây ra những vấn đề về tầm nhìn khác. Tiến sĩ Steele tin rằng các loại thực phẩm chế biến nhiều có quá nhiều axit béo omega-6 và không đủ omega-3, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về mắt như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể ở người già cũng như u nang và mắt khô ở trẻ em.

Theo ông, lời khuyên tốt nhất để ăn uống tốt cho sức khỏe mắt là thực hiện theo phương châm của tác giả Michael Pollan: "Ăn thực phẩm, không quá nhiều, chủ yếu là thực vật".

Nguồn thực phẩm bổ sung vitamin A bao gồm cà rốt, khoai lang, rau lá xanh đậm, cá, gan và bơ hoặc bơ thực vật...

Vitamin B3 có thể bảo vệ mắt

Một nghiên cứu vào tháng Hai vừa rồi của các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm The Jackson ở Bar ​​Harbor, Maine cho thấy bổ sung vitamin B3 vào nước có thể bảo vệ bạn chống lại chứng tăng nhãn áp.

Trong một nghiên cứu trên chuột, các nhà nghiên cứu đã bổ sung vitamin vào nước uống của những con chuột bị biến đổi gen có khuynh hướng bị tăng nhãn áp. Kết quả cho thấy phương pháp này có thể giữ cho mắt của chuột khỏe mạnh và chống lại bệnh tăng nhãn áp đáng kể so với những con chuột chỉ uống nước sạch.

Các chuyên gia cho biết những phát hiện này có thể chỉ ra phương án điều trị rẻ tiền và an toàn cho người già, thay vì dựa vào thuốc nhỏ mắt.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 7 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 14 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 15 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 19 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 19 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 1 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Top