Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn lẩu mùa lạnh nên tránh kết hợp với 5 loại rau này vì có thể hại tiêu hóa, gây ngộ độc, tổn thương cơ thể

Thứ bảy, 14:59 12/12/2020 | Sống khỏe

Rau xanh ăn lẩu không phải cứ kết hợp tùy hứng là được mà khi ăn tốt nhất nên chọn lọc để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khi nhắc đến các món ăn nóng hổi ngày đông nhất định món lẩu sẽ được gọi tên đầu tiên. Đơn giản vì trong cái thời tiết se lạnh, còn gì hạnh phúc hơn được quây quần cùng người thân bên một nồi lẩu ấm nóng, xì xụp những món đồ nhúng đa dạng.

Lẩu ngày nay đã có nhiều biến thể, thêm mới rất nhiều loại thịt và các viên nhúng lẩu nhưng tuyệt nhiên không bao giờ thiếu rau. Thậm chí các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyên nên ăn nhiều rau để món lẩu đảm bảo dinh dưỡng đa dạng và giải nhiệt, trừ nóng. Tuy nhiên, rau xanh ăn lẩu không phải cứ kết hợp tùy hứng là được mà khi ăn tốt nhất nên chọn lọc để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ăn lẩu mùa lạnh nên tránh kết hợp với 5 loại rau này vì có thể hại tiêu hóa, gây ngộ độc, tổn thương cơ thể - Ảnh 1.

Dưới đây là 5 loại rau mà các chuyên gia khuyên bạn nên cân nhắc sử dụng khi ăn kèm với các loại lẩu.

1. Các loại nấm lạ

Nấm kim châm, nấm đùi gà... đều là những loại nấm được nhiều người vô cùng được yêu thích vì giòn dai, thơm ngọt và chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên, theo Trung tá, lương y Phạm Anh Đào: "Sự thật là không phải loại nấm nào cũng an toàn khi ăn và mọi người phải cẩn trọng khi tự ý hái nấm lạ về nhà ăn vì có thể gây ngộ độc".

Ăn lẩu mùa lạnh nên tránh kết hợp với 5 loại rau này vì có thể hại tiêu hóa, gây ngộ độc, tổn thương cơ thể - Ảnh 2.

Tỉ lệ tổn thương do ngộ độc nấm rất cao vì vậy bạn nên tránh ăn nấm lạ.

Trong thực tế, tỉ lệ tổn thương do ngộ độc nấm rất cao, dễ gây tử vong nhưng nhiều người vẫn chưa có nhiều hiểu biết, vô tư hái nấm trong rừng, nấm lạ về ăn và gây ra những tai nạn đáng tiếc cho sức khỏe.

2. Rau kinh giới, cà chua không phù hợp với món lẩu gà

Trong Đông y thịt gà là vũ cầm, thuộc phong mộc về tạng can. Còn kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí, hạ ứ huyết. Vì vậy, cần tránh ăn quá nhiều rau kinh giới khi sử dụng lẩu gà để tránh xảy ra hiện tượng chóng mặt, ù tai, run rẩy, ngứa ngáy… Ngoài ra, thịt gà cũng kỵ cà chua và tỏi nên không nên bổ sung 2 món này vào nồi lẩu gà.

4 món ăn được mệnh danh là "sát thủ" gây sa sút trí tuệ, sinh bệnh Alzheimer, hầu hết đều là món khoái khẩu của giới trẻ

3. Rau mùng tơi không nên kết hợp với món lẩu bò

Lương y Phạm Anh Đào cho biết, trong Đông y, thịt bò có tính ôn (ấm). Còn rau mồng tơi lại có tính hàn, vị chua, trơn nhầy... Vì vậy nên tránh kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau, ăn quá nhiều có thể gây đau bụng, khó tiêu, thậm chí táo bón, khó chịu.

4. Rau tái, chưa chín kỹ

Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), rau xanh là thực phẩm cần thiết trong các món lẩu nhưng trước khi ăn cần đảm bảo rau đã chín kỹ. Thông thường, thực phẩm nhúng lẩu chỉ được làm chín qua loa trong nước sôi, như vậy thì không thể tiêu diệt được hết ký sinh trùng bám trên rau, người ăn sẽ phải đối mặt với các bệnh về đường tiêu hóa.

Ăn lẩu mùa lạnh nên tránh kết hợp với 5 loại rau này vì có thể hại tiêu hóa, gây ngộ độc, tổn thương cơ thể - Ảnh 3.

5. Loại rau chưa được rửa sạch

Cũng theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, điều quan trọng nhất khi ăn lẩu là phải chọn được nguồn rau sạch và phải vệ sinh thật cẩn thận trước khi ăn. Để tránh ngộ độc, mọi người nên chọn mua loại rau có nguồn gốc rõ ràng bởi hiện nay trên thị trường có bán một số loại rau được phun thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng...

Sau khi mua về cần bỏ rễ và rửa sạch bằng nhiều lần nước, ngâm kỹ bằng nước muối hoặc dung dịch rửa rau. Các loại rau khó vệ sinh như rau cần, súp lơ càng nên thận trọng.

Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn các loại rau nhúng lẩu rất an toàn và phổ biến như: Rau muống, rau cải ngọt, rau cải xoong, rau cải thảo, đậu phụ, nấm kim châm… Nên tránh mua những loại rau dễ gây ngộ độc, dị ứng như giá đỗ, dọc mùng, nấm lạ, rau lạ, rau dại, lá môn ngứa.

Bảo Nam

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà

Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Chóng mặt có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, khiến việc thực hiện các công việc thường ngày trở nên khó khăn. Thực hiện một số bài tập đơn giản tại nhà có thể giúp kiểm soát chóng mặt hiệu quả.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 12 giờ trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Trứng vịt lộn là món ăn được ví như "kho báu" dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây là món không thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp...

Thanh niên 18 tuổi bị đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 18 tuổi bị đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 14 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị hở van tim bẩm sinh, cộng thêm thói quen thường xuyên thức khuya chơi game. Đây là hai yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân.

Người đàn ông 49 tuổi ở Bắc Ninh nguy kịch, tiên lượng tử vong cao từ vết thương hở ở ngón tay

Người đàn ông 49 tuổi ở Bắc Ninh nguy kịch, tiên lượng tử vong cao từ vết thương hở ở ngón tay

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Khi vào viện, vết thương ở ngón tay bị hoại tử đen, nghi có chứa dị vật. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chỉ định nhập viện với chẩn đoán ban đầu là uốn ván toàn thể - suy hô hấp.

5 vị thuốc nổi bật làm tăng sức đề kháng trong mùa thu

5 vị thuốc nổi bật làm tăng sức đề kháng trong mùa thu

Sống khỏe - 16 giờ trước

Việc sử dụng các biện pháp tự nhiên như chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt một số vị thuốc từ thảo dược đã được sử dụng từ lâu trong Y học cổ truyền có khả năng tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi khí hậu.

Hướng dẫn bài tập giúp tăng cường thính lực

Hướng dẫn bài tập giúp tăng cường thính lực

Sống khỏe - 21 giờ trước

Tình trạng suy giảm thính lực có thể khiến nhiều người mắc lo lắng, sợ hãi. Nếu bạn bị suy giảm thính lực, hãy đến gặp bác sĩ để trao đổi về các phương án điều trị. Bên cạnh đó hãy thực hiện những bài tập dưới đây giúp hỗ trợ tăng cường thính lực an toàn, hiệu quả nhé!

Lý do nên uống nước đậu bắp hàng ngày

Lý do nên uống nước đậu bắp hàng ngày

Sống khỏe - 22 giờ trước

Đậu bắp là một loại rau được trồng phổ biến. Uống nước đậu bắp không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn có lợi trong rất nhiều trường hợp liên quan đến sức khỏe.

Rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần

Rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đột quỵ thường có các triệu chứng như yếu hoặc tê một bên cơ thể, khó nói, rối loạn thị giác, mất thăng bằng. Đột quỵ có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, mất khả năng vận động hoặc nói, trong trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Người phụ nữ 49 tuổi ở Phú Thọ phải cắt tử cung vì hàng chục khối u xơ lớn, nhỏ từ dấu hiệu nhiều phụ nữ Việt mắc phải

Người phụ nữ 49 tuổi ở Phú Thọ phải cắt tử cung vì hàng chục khối u xơ lớn, nhỏ từ dấu hiệu nhiều phụ nữ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đau tức vùng hạ vị, người phụ nữ đi khám phát hiện tử cung hình thù xù xì, có hàng chục khối u xơ lớn nhỏ vây quanh...

Top