Ăn nội tạng động vật có nguy hiểm không: Câu trả lời của Tiến sĩ Mỹ người Việt cần đọc
Các món ăn từ nội tạng động vật đều rất hấp dẫn và được đánh giá là giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, ăn những bộ phận trong cơ thể con vật vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định.
LTS: Tiến sĩ Manny Alvarez, Biên tập viên cao cấp trang Sức khỏe của tờ FoxNews, Trưởng bộ môn Sản phụ khoa và Khoa học sinh sản tại Trung tâm Y khoa, Đại học Hackensack (Mỹ) đã có một bài viết về nội tạng động vật trên tờ báo của mình.
Ăn nội tạng động vật có nguy hiểm cho sức khỏe không? Ăn thế nào là hợp lý? Những câu hỏi mà ngay chính người Việt Nam cũng đang thắc mắc sẽ được tiến sĩ Alvarez giải đáp ngay dưới đây.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á, nội tạng động vật như tim, gan, cật, lòng và não... được sử dụng rộng rãi để chế biến thành nhiều món ăn hàng ngày.
Trong khi đó, các bộ phận bên trong cơ thể con vật lại không thường xuyên xuất hiện trên bàn ăn của người dân Mỹ. Chỉ có một số bộ phận nhỏ thích ăn có vài món nhất định với nguyên liệu là nội tạng như món ruột lợn và pate.
Không thể phủ nhận được một sự thật là nội tạng động vật có hàm lượng dinh dưỡng rất cao.

Ngoài chứa rất nhiều khoáng chất sắt, folate, canxi, đồng, B1, B2 và kẽm, gan động vật rất giàu Vitamin A. Dù mang lại những lợi ích dinh dưỡng nhất định, bộ phận này cũng tiềm ẩn chứa những rủi ro không thể bỏ qua.
Thực tế cho thấy, hàm lượng Vitamin A dồi dào tới mức khiến các chuyên gia dinh dưỡng rất quan tâm.
Cách đây nhiều thế kỷ, những trường hợp ngộ độc thức ăn có vitamin A đã được ghi nhận. Năm 1597, trong nhật ký của mình, ông Gerrit de Veer (thành viên đoàn thám hiểm từ Nova Zembla tới Indonesia) đã mô tả việc các thủy thủ bị ngộ độc khi ăn gan gấu trắng Bắc cực.
Hơn thế nữa, trung bình 100 g gan chứa 1,2 g chất béo bão hòa và 302 mg cholesterol, nhiều hơn lượng cholesterol tối đa hàng ngày được cho phép sử dụng đối với người khỏe mạnh (300 mg) và người bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim (200 mg).

Trong khi đó, nhiều nghiên cứu gần đây đã đặt ra nghi vấn cholesterol và chất béo bão hòa là 2 trong những tác nhân gây ra bệnh tim.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ vẫn luôn khuyến cáo người dân rằng chất béo bão hòa chỉ nên giữ ở mức thấp hơn 5-6% lượng calo tiêu thụ hàng ngày.
Ngoài ra, một cảnh báo với những người thích ăn gan và thận động vật là các loại nội tạng đó có thể chứa độc tố nếu con vật đó bị nhiễm chất độc từ thức ăn hoặc môi trường.
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng còn lên tiếng rằng một số bộ phận nội tạng động vật không chứa nhiều chất độc nhưng cũng gây ra nhiều nguy cơ rủi ro khác.
Ruột, nếu không được chế biến sạch và nấu chín (nấu trong thời gian dài), có thể mang theo nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm, ký sinh và gây bệnh cho người.
Còn món ăn được chế biến từ não động vật cũng có thể liên quan đến việc truyền những bệnh hiếm, điển hình là bệnh bò điên ở người.
Trong số các loại cơ quan nội tạng, tim là bộ phận mang lại khá nhiều lợi ích sức khoẻ với rủi ro tương đối thấp (ngoài việc chứa nhiều cholesterol). Bạn có thể sử dụng tim như một loại thịt hoặc có thể xay và trộn cùng với thịt để chế biến món ăn.
Hầu hết nội tạng động vật đều an toàn nếu bạn sử dụng với tần suất thấp. Nhưng với những ai thường xuyên ăn gan, thận, lòng.... từ động vật, coi đó là món ăn hàng ngày thì nên cân nhắc về các nguy cơ sức khỏe.
Lưu ý khi ăn nội tạng động vật:
- Những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, gout, béo phì nên hạn chế ăn vì nội tạng chứa nhiều cholesterol.
- Nên sơ chế sạch và nấu kỹ trước khi ăn
- Chọn các loại nội tạng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín.
Theo Trí thức trẻ

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa
Sống khỏe - 45 giây trướcBộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 13 giờ trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong
Y tế - 15 giờ trướcTin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

Người phụ nữ ở Hà Nội suýt phải cắt cụt chân chỉ vì một nốt ruồi nhỏ
Sống khỏe - 19 giờ trướcGĐXH - Khi phát hiện có nốt đen ở gan bàn chân, bà P. tự đi chích, đốt điện và dùng thuốc không rõ nguồn gốc. Hậu quả, vết thương của bà ngày càng lan rộng, loét sâu, đau đớn khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn.

8 món ngon, giàu dinh dưỡng nhưng người bệnh tiểu đường cần kiểm soát khi ăn để bảo vệ đường huyết
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Việc hiểu biết và nắm được những thực phẩm có chỉ số GI cao sẽ giúp những người bị bệnh tiểu đường kiểm soát khẩu phần ăn hằng ngày, ổn định đường huyết.

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcMột nghiên cứu mới phát hiện chế độ ăn uống lành mạnh ở độ tuổi 40 và 50 có thể giúp não minh mẫn hơn khi lão hóa. Chế độ ăn uống có ích nhất là Chỉ số ăn uống lành mạnh thay thế (AHEI), chủ yếu bao gồm chế độ ăn giàu rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh.

Nguyên nhân khiến người phụ nữ 53 tuổi tử vong khi tham gia giải chạy ở Huế
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, trước khi tham gia giải chạy, bệnh nhân P. có bệnh lý nền, bị phình mạch não.

10 đặc điểm của những người tránh xa ung thư
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Báo cáo mới nhất do Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (WCRF) và Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ (AICR) công bố đã đưa ra 10 khuyến nghị về phòng ngừa ung thư đáng được quan tâm.

3 thay đổi nhỏ thu lợi lớn khi ăn cá
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcChỉ ăn cá 2-3 lần mỗi tuần, bỏ phần da… sẽ giúp bạn tận dụng tối đa lợi ích của cá, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm độc.

Ăn nhiều thứ này, một loại ung thư phổ biến dễ di căn hơn
Sống khỏeCác nhà khoa học Tây Ban Nha cảnh báo về một kiểu ăn có thể kích hoạt các cơ chế tạo điều kiện cho ung thư di căn.