Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ăn uống thả phanh, sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con: Phòng ngừa thế nào?

Thứ bảy, 09:05 20/11/2021 | Dân số và phát triển

Sau khi đường huyết trong máu tăng cao, bác sĩ tư vấn chị Kim Anh phải giảm đồ ngọt, tinh bột. Nhưng vì thấy con không tăng cân, chị vẫn thả ga ăn, bỏ qua lời khuyên của bác sĩ.

Suýt mất con vì tiểu đường thai kỳ

Chị Nguyễn Kim Anh – 32 tuổi, trú tại thành phố Thái Binh - không thể nào quên được ngày chị sinh bé Min. Theo dự kiến, chị còn gần một tháng nữa mới tới kỳ sinh nở. Nhưng chị bị bong nhau non, sinh non, và nguyên nhân là nhiễm khuẩn niệu do biến chứng của đái tháo đường thai kỳ.

Chị Kim Anh kể: Nửa đêm đang nằm ngủ chị thấy cơn co tử cung và xuất huyết. Cả gia đình vội vàng đưa vào viện, bác sĩ cho biết chị bị bong nhau non phải cấp cứu gấp. Chị Kim Anh có dấu hiệu tiền sản giật, đường huyết lúc nhập viện rất cao. May mắn, các bác sĩ đã cấp cứu thành công, chỉ chậm 10 phút chắc con của chị không cứu được.

Đến nay, chị vẫn chưa hoàn hồn khi nghĩ về những ngày mang thai đó. Chị Kim Anh mang thai thèm đồ ngọt. Chị nghén thích món bánh mì chấm sữa và cứ như vậy ăn ròng rã một thời gian. Tới khi thai 29 tuần, chị Kim Anh đi thử đường máu thai kỳ, bác sĩ thấy có dấu hiệu tăng đường huyết nhẹ nên yêu cầu người bệnh theo dõi thêm và phải kiêng các thực phẩm giàu tinh bột, đồ ngọt. 

Về nhà, chị Kim Anh kiêng gần 1 tháng nhưng đi khám lại thấy con không tăng cân, mẹ vẫn tăng đường huyết. Vì sốt ruột con không tăng cân nên chị vội vàng cố ăn với hi vọng để con tăng thêm cân.

Suốt những tháng cuối của thai kỳ, chị ăn uống thả phanh, bỏ qua lời tư vấn của bác sĩ. Mỗi lần đi siêu âm thấy con tăng cân, chị rất vui dù bản thân chị cũng tăng tới 23 – 25 kg. Chị Kim Anh không ngờ rằng cách ăn uống của chị dẫn tới tiểu đường thai kỳ kèm theo biến chứng tăng huyết áp và cuối cùng là tai biến bong nhau nón, suýt cướp đi tính mạng của hai mẹ con.

Sự nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ

Theo TS BS Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên Trường Đại học Y Dược TP.HCM, tiểu đường xảy ra khi mang thai thường không có triệu chứng gì nhưng lại có thể gây những ảnh hưởng rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Ăn uống thả phanh, sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con: Phòng ngừa thế nào? - Ảnh 1.

Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho thai phụ

Đối với mẹ, tiểu đường thai kỳ có thể gây bệnh lý thận, tiền sản giật, bệnh lý tim…

Đối với con, tiểu đường thai kỳ có thể gây sảy thai, thai dị tật, thai chết trong bụng mà không rõ lý do, con sinh ra to, sinh khó, nguy cơ phải mổ sinh cao, dễ ngạt, vàng da nặng; nếu không được phát hiện và hướng dẫn một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, điều trị đúng, sẽ có thể tiến triển thành bệnh tiểu đường sau này.

Thai phụ muốn biết mình có bị tiểu đường khi mang thai hay không, nhất là các thai phụ có nguy cơ cao, thì phải đi tầm soát tiểu đường thai kỳ. Việc tầm soát cũng đơn giản, thông qua nghiệm pháp đo đường huyết.

Với những thai phụ bị tăng đường huyết ở mức độ nhẹ, bác sĩ thường khuyến cáo thay đổi chế độ ăn uống để duy trì lượng đường huyết hấp thụ vào cơ thể. Với bữa sáng, thai phụ có thể thử  ngũ cốc nguyên hạt, một quả trứng luộc và một hộp sữa chua. Ngoài ra, thai phụ không được quên uống từ 6~8 ly nước trong ngày

Hàng ngày, thai phụ nên ăn ít tinh bột, đường, bởi nhóm thức ăn này có chứa nhiều carbohydrate sẽ làm đường máu tăng nhanh, ăn nhiều các loại rau củ không tinh bột như rau diếp, rau cải, cần tây, súp lơ xanh, cà rốt... và các thực phẩm giàu protein như thịt lợn, gà, bò.., trứng, đậu và các sản phẩm được chế biến từ sữa.

Thai phụ nên hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều carbohydrate đơn có trong thức ăn như bánh mì, bánh ngọt, cơm trắng, xôi, nước ngọt, kẹo...; thức ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa như xúc xích, thịt xông khói.

Theo TS Trung, khi được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, thai phụ phải hết sức thận trọng, tuân thủ tư vấn của bác sĩ để phòng ngừa biến chứng, phải theo dõi đường huyết thường xuyên. Để hạn chế tối đa nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ, thai phụ có thể phòng ngừa bằng cách cải thiện chế độ ăn uống, luyện tập cũng như có kế hoạch chuẩn bị trước khi mang thai.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top