Hà Nội
23°C / 22-25°C

Anh chàng thất nghiệp và đám đông "không giống người" gây sốt

Thứ tư, 08:00 10/08/2016 | Xã hội

Chàng trai 9x đến từ Thái Nguyên đã đưa ra một bài viết với những quan điểm vô cùng mới mẻ và mang tính đột phá về truyền thông và tạo dựng văn hóa đọc.

Viết và đọc bằng đam mê, không ngại thừa nhận bản thân đang... thất nghiệp

Chủ nhân của bài chia sẻ thú vị, được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây là Bùi Tuấn Anh, nickname: Hàn sĩ lang thang, sinh năm 1990, đến từ Thái Nguyên.

Chia sẻ về công việc hiện tại của mình, Tuấn Anh dí dỏm cho biết: "Mình thích kinh doanh và thường lăng xăng bán cái nọ cái kia.

Cũng như những người khởi nghiệp khác, mình khá loay hoay và những khoảng thời gian "lên voi xuống chó" không thể tránh khỏi.

Có lúc vì sĩ diện, cũng đề tên mình kèm chức danh: freelancer, tác giả, kinh doanh tự do… nhưng gần đây mình thừa nhận thẳng thắn là thất nghiệp.

Thất nghiệp không đáng ngại. Mình quan niệm nghề chọn người, chứ người không chọn nghề. Giống như trong Harry Potter, đũa phép chọn phù thủy. Cứ cộng tác, và thử sức thôi".

Chân dung Bùi Tuấn Anh - chủ nhân của quan điểm đột phá về văn hóa đọc đang gây sốt

Và dưới đây là bài chia sẻ khiến các bạn trẻ rần rần chia sẻ ít ngày qua:

"Từ bao giờ mà chúng ta cầm cuốn sách lên thì ngại ngùng mà cầm smartphone lại "vô tư" dùng?

Đây là thời điểm của smartphone

Đây là thời điểm của mạng xã hội

Nơi mà người ta "lướt lướt" qua nhau trong những mối quan hệ nhạt nhòa và nhạt nhẽo.

Nếu một nhóm ngồi với nhau mà mỗi người một cái smartphone: kẻ chụp ảnh tự sướng, người mang thức ăn lên "cúng" Facebook, cô này "thả thính"… và chẳng ai nói với nhau điều gì cả thì mọi chuyện lại rất bình thường.

Nhưng cứ thử có một người cầm cuốn sách lên đọc mà xem. Mọt sách! Giáo sư! Bởi chúng ta cho rằng người đọc sách là một tầng lớp khác biệt: nội tâm, tri thức, lý thuyết, tự kỷ và không giống người bình thường.

Từ bao giờ mà chúng ta bình thường hóa những chuyện không bình thường và ngược lại? Do hành vi tâm lý đám đông. Có một đám đông không đọc. Như vậy, có một đám "không giống người" đang đọc.

Bởi truyền thông nói rằng: quá ít người đọc sách.

Nếu truyền thông công bố lại một tin "lấp liếm sự thật" rằng ngày càng có nhiều người đọc sách hơn, 10 người quanh bạn ai cũng đọc 2,8 cuốn sách/năm (đừng nói rõ ra là sách giáo khoa) thì số lượng người đọc sẽ tăng do "tâm lý bầy đàn".

Đừng nói những tỷ phú đang đọc sách gì. Người giàu được xếp vào một chủng loại khác, còn đại đa số vừa nghèo vừa không thành công. Chúng ta không thấy sự liên hệ.

Hãy nói rằng "soái ca" hay "nam thần" mà bạn hâm mộ đều đọc sách;

Hãy nói về những cuốn sách mà các nhân vật của công chúng như Sơn Tùng MTP, Bê Trần, Trấn Thành, Hoài Linh, Việt Hương, Trường Giang … thích đọc thì Sky và bà con sẽ đọc nhiều hơn.

Dùng sách giả là giết chết sách thật? Khẩu hiệu vô nghĩa không khác gì "Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe".

Nếu vậy thì cứ để sách thật chết!

Truyền thông thế mà cũng đòi truyền thông! Người ta còn chẳng thể phân biệt nổi sách giả và sách thật. Hầu hết không hiểu rõ về bản quyền tác giả, họ mua VÌ RẺ.

Hai cuốn nội dung như nhau, trong khi đọc sách thì đọc nội dung, nên dù in có lỗi một chút, hình ảnh mờ nhòe một chút, thậm chí in ngược và thỉnh thoảng thiếu trang thì người đọc vẫn mua.

Vì rẻ!

Hãy nói với người đọc thế này:

Nếu bạn mua một cuốn sách giả, sách lậu vì nó rẻ, tốt thôi, bạn đã tiết kiệm được đôi chút.

Sẽ tốt hơn nữa nếu bạn dám thử chọn một cuốn sách thật, chúng ta không việc gì phải coi rẻ mình như những độc giả khác.

Bạn xứng đáng được cầm trên tay một cuốn sách chất lượng tốt hơn. Đó là phong cách sống, và bạn đang tôn trọng mình hơn, chỉ đơn giản bằng cách thêm vài nghìn cho một cuốn sách thật.

Đó mới là sự khác biệt.

Ebook mới là kẻ giết chết sách thật.

Ebook không thể tăng thêm số lượng cuốn sách bán ra, mà chỉ là một giải pháp thay thế.

Đọc tiện hơn? Không. Sách thật không bao giờ có chuyện hết pin và mất kết nối, không phải đăng nhập và nhớ tài khoản.

Rẻ hơn? Đúng, nhưng không có quyền sở hữu. Bạn không thể cầm trên tay, bày trên giá sách hay tặng lại cho ai được, cũng không thể bán.

Khi một người mua ebook, người ta cũng không mua sách thật nữa. Trừ khi muốn sưu tập, nhưng đó là trừ khi.

Cảm giác cầm một cuốn sách trên tay và cảm giác cầm một thiết bị điện tử rất khác. Sách giấy kích thích đọc hơn rất nhiều, khi đọc sách giấy ta đọc được nhiều hơn.

Vậy nên trừ khi sách thật hết hàng, còn lại ebook là một ý tưởng tệ về cả phía kinh doanh cũng như văn hóa đọc.

Văn hóa đọc? Quá trừu tượng!

Đọc sách là nét đẹp văn hóa, nâng cao trình độ nhận thức, mang đến tri thức, làm giàu vốn sống …

Không, không thể nói như tiếng ve kêu mùa hè thế được. Chúng ta đã dùng quá nhiều ngôn từ hoa mỹ và trang trọng. Vấn đề là: sáo rỗng!

[...]

Từ bao giờ chúng ta ngại cầm cuốn sách trên tay, nhưng lại vô tư dùng smartphone?

Cà phê sách? Thiếu sự kích hoạt

Khi uống cà phê, ta nhớ ra sách. Khi đọc sách, ta thấy mình cần có một tách cà phê. Đó là sự kích hoạt (1/6 cách tạo nên hiệu ứng lan truyền trong viral marketing)

Khi gắn cà phê với sách, lại thêm một lần nữa tự tách người đọc ra khỏi đám đông. Cà phê là một đẳng cấp khác biệt so với trà đá vỉa hè. Nó là phong cách sống

Không phải người nào cũng thích cà phê. Không phải ai cũng có phong cách sống. Nên không phải ai cũng đọc sách. Chúng ta cần một nhân tố kích hoạt tốt hơn. Ví dụ như ăn uống.

Ý tưởng là: Một bức ảnh, một video trong đó có người mở lồng bàn ra. Trong mâm toàn sách. Họ bắt đầu ăn sách. Và nhớ kèm thông điệp: "Hãy cho tâm hồn của bạn ăn mỗi ngày".

Sự kích hoạt mới: khi ăn, ta nhớ đến sách. Cho cơ thể ăn cơm, cho tâm hồn đọc sách.

Ăn mỗi ngày. Đọc sách một phút mỗi ngày. Và rồi họ luôn đọc HƠN một phút.

Tác dụng của đọc sách hả? "Bạn muốn được tăng lương không? Bạn muốn ưa nhìn và trông thông minh hơn không? Bạn muốn có người yêu không?"

Hãy "gãi đúng chỗ ngứa". Quay lại với những ngôn từ sáo rỗng, hãy nhớ đến tiếng ve:

Đọc sách là nét đẹp văn hóa, nâng cao trình độ nhận thức, mang đến tri thức, làm giàu vốn sống... Thật ngớ ngẩn!

Hàng ngàn người đang thất nghiệp. Đọc sách giúp họ có thêm kỹ năng để làm vừa mắt nhà tuyển dụng.

Hàng ngàn người muốn thay đổi công việc.Đọc sách giúp họ thêm can đảm xây dựng điều gì đó cho riêngmình.

Hàng ngàn người không thích mức lương đang được nhận. Đọc sách giúp họ có thêm kiến thức chuyên môn, khả năng giải quyết vấn đề và tư duy nhạy bén, linh hoạt. Họ sẽ có mức lương hậu hĩnh hơn, vị trí cao hơn".

Quan điểm đột phát được đúc kết từ chính trải nghiệm của bản thân

Được biết, 9x Thái Nguyên có niềm đam mê đọc sách từ bé: "Mẹ mình hay đặt báo, bà thì hay mua truyện Nguyễn Nhật Ánh cho mình bắt đầu đọc từ cấp 1.

Lớn thêm chút thì là cơ duyên: lên cấp hai ngày đó có thi học sinh giỏi cấp thành phố/cấp tỉnh. Mình bị chèo kéo bởi Tiếng Anh và Văn.

Thế rồi đúng hôm thi Tiếng Anh, mì bị ốm phải bỏ thi về nhà. Bị loại. Đành thi Văn vậy. Thi Văn 7 năm cấp hai cấp ba, rồi vào ngành Văn trường Đại học Khoa học, nên đọc nhiều thành ra quen".

"Tôi đam mê đọc sách vì... may mắn lớn lên trong thời đại mà Internet chưa phát triển".

Anh Tuấn cho biết, bản thân đọc sách như một điều tự nhiên, giống như thói quen sinh hoạt hàng ngày. Có hai yếu tố ảnh hưởng khiến chàng trai này duy trì việc đọc.

Thứ nhất là nhờ "may mắn" lớn lên khi Internet chưa phát triển mạnh, và nguồn thông tin rất hạn chế. Điều đó khiến Anh Tuấn không hề bị xao nhãng, phân tâm và hình thành nên một thói quen.

Đồng thời, kẻ mê sách tự ý thức được rằng tất cả những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cần thiết đều đã được viết ra thành sách. Nên chỉ tìm xem đó là những cuốn nào và đọc, thay vì thử và sai.

Sau khi bài chia sẻ nhận được sự quan tâm đặc biệt từ dư luận, Anh Tuấn cho biết, tất cả những gì anh viết đều xuất phát từ trải nghiệm bản thân, qua cách đọc, những thứ đọc được, những suy nghĩ của anh về việc đọc, những quán cà phê sách đã đi...

"Mình tin là nhiều người nhận ra suy nghĩ của họ trong đó, chỉ là vô tình mình viết ra khi ai đó chưa kịp viết, nói đúng những suy nghĩ đồng điệu nên bài viết được chia sẻ nhiều, đơn giản vậy thôi.

Khi bài viết được quan tâm, thật ra mình không để tâm lắm. Điều thú vị là bỗng nhiên có thêm nhiều bạn bè, kết nối được với một số cá nhân cũng đang làm sách.

Còn danh tiếng hay thương hiệu cá nhân kể ra cũng có một chút gọi là, nhưng cũng như lâu đài cát thôi, giữa một bể thông tin, người đọc sẽ lại quên" – Chàng trai mê sách cho biết.

Theo Thế giới trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Bãi xe không phép rộng hàng ngàn m2 ở Hoài Đức, Hà Nội: Lãnh đạo xã An Khánh "không biết của ai"?

Bãi xe không phép rộng hàng ngàn m2 ở Hoài Đức, Hà Nội: Lãnh đạo xã An Khánh "không biết của ai"?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Bãi xe không phép với diện tích hàng nghìn m2, hoạt động suốt một thời gian dài, dù chỉ cách trụ sở UBND xã An Khánh, huyện Hoài Đức (TP Hà Nội) khoảng 1km, thế nhưng, Phó Chủ tịch UBND xã An Khánh lại nói "không biết bãi xe này của ai”.

Những tấm thẻ quân nhân ‘khả nghi’ và thủ đoạn tinh vi của ổ nhóm làm giả giấy tờ

Những tấm thẻ quân nhân ‘khả nghi’ và thủ đoạn tinh vi của ổ nhóm làm giả giấy tờ

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Những tấm thẻ giả của lực lượng vũ trang nhằm mục đích vay vốn đã được ổ nhóm tội phạm do Đàm Đình Phú thực hiện một cách tinh vi. Để bóc gỡ đường dây làm giả giấy tờ quy mô lớn này, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã phải mất rất nhiều công sức.

Thương tâm: Hai thanh niên gặp nạn tử vong trong đêm

Thương tâm: Hai thanh niên gặp nạn tử vong trong đêm

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Đại diện thị xã Mỹ Hào (Hưng Yên) cho biết, cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra trên QL5 đoạn thuộc phường Dị Sử khiến 2 người tử vong.

Hà Nội: Vỉa hè, lòng đường ngõ 19 Duy Tân tiếp tục bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe ô tô

Hà Nội: Vỉa hè, lòng đường ngõ 19 Duy Tân tiếp tục bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe ô tô

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Lòng đường, vỉa hè ngõ 19 Duy Tân nối liền với ngõ số 8 đường Tôn Thất Thuyết (TP Hà Nội) tiếp tục bị các xe ô tô chiếm dụng, đỗ san sát nhau, người dân phải xuống lòng đường.

Hàng triệu người lao động sẽ mừng thầm khi biết những thông tin này

Hàng triệu người lao động sẽ mừng thầm khi biết những thông tin này

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Bộ Tài chính đề nghị xây dựng dự án Luật thuế thu nhập cá nhân nhằm đáp ứng tình hình thực tiễn phát sinh, khắc phục bất cập của chính sách thuế thu nhập cá nhân hiện hành, đồng thời đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Chi tiết lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của 60 trường đại học trên cả nước

Chi tiết lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của 60 trường đại học trên cả nước

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Căn cứ vào kế hoạch giảng dạy và học tập, các trường đại học công bố thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2025 cho sinh viên và người lao động.

5 con giáp phất lên mạnh mẽ sau tuổi 40, dư dả 'của ăn của để'

5 con giáp phất lên mạnh mẽ sau tuổi 40, dư dả 'của ăn của để'

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Sau 40 tuổi, cuộc sống của 5 con giáp không chỉ ổn định mà còn sự thăng hoa rực rỡ trong sự nghiệp và của cải.

Triệt phá đường dây cờ bạc lớn

Triệt phá đường dây cờ bạc lớn

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Bắc Giang vừa triệt phá đường dây tổ chức đánh bạc bằng hình thức ghi số “lô, đề” có quy mô lớn.

Phố cổ Hà Nội sắp đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp Quốc gia, người dân được dịp trải nghiệm nghệ thuật, triển lãm dài ngày

Phố cổ Hà Nội sắp đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp Quốc gia, người dân được dịp trải nghiệm nghệ thuật, triển lãm dài ngày

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - UBND quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia và 20 năm hoạt động không gian đi bộ vào 19h30' ngày 30/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật, số 22 phố Hàng Buồm.

Quảng bá trên các nền tảng số, những bước tiến của Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn

Quảng bá trên các nền tảng số, những bước tiến của Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn

Xã hội - 6 giờ trước

Với mong muốn không ngừng tiệm cận với nhu cầu và sở thích của công chúng trong tỉnh, đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Đài PT&TH Bắc Kạn luôn bám sát phương châm sáng tạo, đổi mới các chương trình phát thanh, truyền hình.

Top