Anh lựa chọn rời EU
Sau kết quả cuộc trưng cầu dân ý tại Anh về việc rời hay ở lại EU cho thấy phe ủng hộ Anh ra đi giành chiến thắng, Thủ tướng Cameron đã tuyên bố từ chức.
Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chính thức công bố kết quả của cuộc trưng cầu dân ý lịch sử rằng người Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Theo kết quả cuối cùng, số người ủng hộ Anh rời EU là 17,4 triệu cao hơn 4% so với 16,1 triệu người chọn việc ở lại với khối.
Quá trình quyết định xem Anh vẫn là một thành viên của Liên minh châu Âu hay rời khỏi tổ chức gồm 28 thành viên, vẫn thường được gọi là Brexit (Britan Exit).
Ngay sau cuộc trưng cầu dân ý tại Anh, Nghị sĩ Geert Wilders đã kêu gọi Hà Lan tổ chức trưng cầu dân ý để nối gót London rời EU. Trước đó, nhiều người lo ngại việc Anh rời EU sẽ kéo theo hàng loạt quốc gia khác của khối đưa ra quyết định tương tự.
Bà Marine Le Pen, thủ lĩnh đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia Pháp, đã lên tiếng ca ngợi "chiến thắng của Brexit" và kêu gọi trưng cầu dân ý ở EU. Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức nói rằng: "Hôm nay là một ngày buồn cho EU, cho nước Anh".
Đồng bảng rớt giá, chứng khoán chao đảo
Trong bối cảnh số người ủng hộ Brexit chiếm đa số, đồng bảng Anh đã trượt giá mạnh mẽ so với đồng USD, kỷ lục sau 31 năm. Lần đầu tiên kể từ năm 1985, một bảng Anh chỉ đổi được chưa đầy 1,35 USD.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán châu Á đang chịu tác động mạnh từ kết quả bỏ phiếu ở nước Anh. Các công ty tài chính Anh ở Hong Kong như HSBC, Standard Chartered cũng đang chịu ảnh hưởng. Ngoài ra, giá trị đồng bảng đã sụt giảm 11% sau khi kết quả kiểm phiếu cho thấy đa số người dân muốn Anh rời EU.
Chỉ số Nikkei của Nhật Bản đã giảm 7%, tương đương 1.100 điểm sau khi kết quả trưng cầu dân ý tại Anh được công bố. Đây là sự sụt giảm tồi tệ nhất kể từ thảm họa hạt nhân 11/3/2011 tại nhà máy điện Fukushima sau thảm họa kép ập vào miền đông nước Nhật.
Thông tin nước Anh chọn rời EU gây ra tình trạng bàng hoàng ở nhiều thành phố. Những tín hiệu tích cực trong việc Anh ở lại EU khiến các chỉ số chứng khoán tăng mạnh trong ngày hôm qua. Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang phải đối mặt với viễn cảnh bán tháo cổ phiếu sau kết quả trưng cầu dân ý lịch sử ở Anh.

Nhân viên kiểm phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ở Sunderland. Ảnh: Reuters
Trước đó, sau khi 75/382 khu vực kiểm phiếu công bố kết quả, tỷ lệ bỏ phiếu rời EU là 51,3%, trong khi tỷ lệ ủng hộ ở lại là 48,7%. Trong khi trước cuộc trưng cầu, theo tính toán của J.P. Morgan, nhóm ủng hộ "ở lại" được cho là sẽ giành chiến thắng, với kết quả phân tích dự đoán là 66,8%, trong khi tỷ lệ ủng hộ "rời đi" là 33,2%.
Các điểm bỏ phiếu ở Anh mở cửa từ lúc 13h ngày 23/6 và kết thúc hoạt động vào 3h ngày 24/6 (giờ Hà Nội). Cử tri lựa chọn giữa hai đáp án cho câu hỏi duy nhất: "Anh nên tiếp tục là thành viên Liên minh châu Âu hay rời EU".
Căng thẳng gia tăng ở Vương quốc Anh trước cuộc trưng cầu dân ý lịch sử cho kết quả đa số người dân ủng hộ rời EU và tương lai chính trị của vị thủ tướng ủng hộ "ở lại", ông David Cameron, bị lung lay. Boris Johnson, lãnh đạo phe ủng hộ Anh rời EU, cho rằng ngày 23/6 sẽ là ngày độc lập của nước Anh.
Trước đó, Hillary Benn, quan chức phụ trách ngoại giao của phe đối lập Anh, cho rằng, Thủ tướng David Cameron nên từ chức nếu người dân Anh chọn Brexit. Trước kết quả trưng cầu Stephen Crabb, Bộ trưởng phụ trách việc làm và lương hưu, nhận định chính phủ Anh đã thất bại trong việc truyền thông điệp tới tầng lớp lao động da trắng. Tuy nhiên, ông Crabb vẫn khẳng định việc ông Cameron tiếp tục đảm trách cương vị thủ tướng là “hoàn toàn cần thiết”.
Cuộc trưng cầu lịch sử
Theo Ủy ban bầu cử Anh, số lượng người đã đăng ký tham gia bỏ phiếu đạt mức kỷ lục: gần 46,5 triệu người. Đây là lần thứ 3 trong lịch sử mà Anh tổ chức trưng cầu dân ý.
Cuộc bỏ phiếu lần này diễn ra sau 4 tháng đấu tranh quyết liệt giữa những nhóm muốn "rời" và "ở lại" EU. Cả thế giới đều theo dõi diễn biến cuộc trưng cầu dân ý có thể dẫn đến việc Anh "dứt tình" với Liên minh châu Âu sau 43 năm gắn bó.

Một người dân cầm tấm biển ủng hộ việc Anh ở lại EU. Ảnh: Getty
Theo New York Times, những người ủng hộ Brexit cho rằng trong 4 thập kỷ qua, EU đã thay đổi quá nhiều về quy mô và ngày càng quan liêu, khiến tầm ảnh hưởng và chủ quyền của Anh bị suy giảm. Họ cho rằng nước Anh đang bị “kìm hãm” bởi EU khi liên minh áp đặt quá nhiều quy định về kinh doanh hay như Anh đổ nhiều tiền vào khối này mà chỉ được nhận lại chút ít. Họ cũng muốn Anh giành lại quyền kiểm soát các đường biên giới, giảm số lượng người tới đây sống hoặc làm việc.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron là người dẫn đầu phong trào “ở lại”, bên cạnh các thành viên Công đảng, đảng Dân chủ tự do và đảng Quốc gia Scotland.
Họ lập luận Anh là một quốc đảo với diện tích không lớn nên cần là một phần của khối các quốc gia gắn kết. Qua đó, Anh sẽ có mối liên kết an ninh và tầm ảnh hưởng thực sự trên thế giới.
Theo Zing

Nhà hàng đặc biệt nơi "Wi-Fi chỉ là lời đồn" và hàng nghìn tờ tiền được dán phủ kín tường
Chuyện đó đây - 2 giờ trướcMột nhà hàng đặc biệt xuất hiện tại Florida của Mỹ.

Myanmar: Lò hỏa táng quá tải, số người chết do động đất tăng lên gần 3.000
Tiêu điểm - 5 giờ trướcThành phố Mandalay, đô thị lớn thứ hai Myanmar vẫn ngổn ngang, đổ nát. Đây là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất do nằm trong vùng tâm chấn động đất hôm 28/3.

Phát hiện 40 kg xu vàng và thỏi bạc nguyên chất trị giá 1,1 tỷ đồng dưới ghế sofa
Tiêu điểm - 7 giờ trướcKhông chỉ có trong chuyện cổ tích, những kho báu ẩn giấu đôi khi thực sự xuất hiện trong đời thật.

Dắt chó đi dạo, người đàn ông phát hiện 'kho báu' trên bãi biển
Chuyện đó đây - 17 giờ trướcTrong khi dắt chó đi dạo trên bãi biển gần bến tàu Margate ở New Jersey, Mỹ vào tháng trước, người đàn ông đã vô tình phát hiện ra một kho rượu whisky cổ.

Treo dòng chữ bên hông xe, chủ nhân bất ngờ được nhà sản xuất đề nghị: Chi 3,5 tỷ để mua lại
Tiêu điểm - 1 ngày trướcDòng chữ của chủ xe này ghi nội dung gì?

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ 63 tuổi được giải cứu thành công khỏi tòa nhà bị động đất phá hủy ở Myanmar, sau 91 giờ bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGiá gạo ở Nhật Bản tiếp tục tăng vọt kể từ “cuộc khủng hoảng gạo thời kỳ Lệnh Hoà” vào mùa hè năm ngoái. Dù chính phủ đã có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo dự trữ, người tiêu dùng vẫn không chắc động thái này có thể xoa dịu tình hình hay không.

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcBức tranh được vẽ năm 1937 đã khiến cư dân mạng hoang mang, không thể lý giải.

Loài cây quái dị bậc nhất thế giới: Có thể "sinh con" như động vật, tại Việt Nam cũng xuất hiện
Chuyện đó đây - 2 ngày trướcĐây được coi là loài cây điển hình cho sự kỳ lạ.

Thảm họa động đất ở Myanmar: Hy vọng tìm thấy người sống sót tắt dần, thương vong tiếp tục tăng
Tiêu điểm - 2 ngày trướcGĐXH - Số người chết trong trận động đất tại Myanmar tiếp tục tăng thêm, ghi nhận 2.056 trường hợp tính đến ngày 31/3. Hy vọng tìm thấy thêm người sống sót dưới đống đổ nát sau động đất Myanmar tại Mandalay đang dần tắt.

Thần đồng đỗ Harvard năm 11 tuổi, nói được 8 thứ tiếng ra đi ở tuổi 46: Hệ quả từ sai lầm của cha mẹ?
Tiêu điểmGĐXH - Thần đồng đỗ Harvard năm 11 tuổi, nói được 8 thứ tiếng lại nhận cái kết cay đắng, khiến nhiều người xót thương.