Áp dụng mô hình Bác sĩ gia đình ở quận 10, TPHCM: Chậm mà chắc
GiadinhNet - Bệnh viện Quận 10 là một trong số ít bệnh viện cấp quận được TP chọn tham gia dự án thí điểm triển khai mô hình phòng khám BSGĐ từ năm 2006 do Vương quốc Bỉ tài trợ.
Tháng 4/2016, Bộ Y tế đã có quyết định nhân rộng và phát triển mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) giai đoạn 2016-2020. Tại TPHCM, mô hình này đã được triển khai từ những năm 2006-2007. Tuy đến nay đã gặt hái được kết quả khả quan, song thực tế mô hình BSGĐ vẫn còn lạ lẫm với nhiều người.

Bệnh nhân khám tại Phòng khám BSGĐ của Bệnh viện Quận 10 chờ lấy thuốc. Ảnh: SGGP
Bệnh viện Quận 10 là một trong số ít bệnh viện cấp quận được TP chọn tham gia dự án thí điểm triển khai mô hình phòng khám BSGĐ từ năm 2006 do Vương quốc Bỉ tài trợ. Thời gian đầu, Phòng khám BSGĐ của Bệnh viện Quận 10 chỉ có 2 bàn khám, 5 điều dưỡng và nhân viên phát thuốc. Để thu hút bệnh nhân, ngoài công tác truyền thông, bệnh viện chú trọng tăng cường các tiện ích để nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân. Trước cửa phòng khám, danh sách các bác sĩ được dán công khai để bệnh nhân lựa chọn. Nhiều bệnh nhân hài lòng với bác sĩ nên “theo” bác sĩ nhiều năm liền. Việc tái khám cũng dễ dàng hơn nhờ bệnh nhân đã đặt lịch hẹn trước cả tháng. Nếu bác sĩ bận việc, sẽ thông báo cho bệnh nhân để dời lịch khám, hoặc chuyển cho bác sĩ khác khám nếu bệnh nhân đồng ý.
Năm 2016, Phòng khám BSGĐ của Bệnh viện Quận 10 đạt kết quả đáng phấn khởi: đến nay phòng khám đã có 32 bác sĩ, kể cả bác sĩ chuyên khoa, 13 bàn khám; trong năm đã khám bệnh cho hàng ngàn bệnh nhân, trong đó có nhiều bệnh nhân đến từ các quận khác. Trong phạm vi bán kính 1km, Phòng khám BSGĐ của Bệnh viện Quận 10 nằm lọt thỏm giữa các “ông lớn” như Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhi đồng 1, Viện Tim, Bệnh viện Vạn Hạnh, vậy mà lượng bệnh nhân đến với phòng khám vẫn đông là điều đáng ngạc nhiên.
Khái niệm BSGĐ không phải là mới mẻ, song vẫn còn không ít người chưa hiểu đúng khái niệm này, cứ nghĩ “BSGĐ là phải đến khám bệnh tận nhà”, “BSGĐ chỉ dành cho người giàu”. Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Duy, Trưởng phòng Nghiệp vụ y (Sở Y tế TPHCM), BSGĐ khám và theo dõi bệnh nhân cùng các thành viên trong gia đình một cách toàn diện và liên tục từ lúc sinh ra đến cuối đời, có trách nhiệm cung cấp thông tin về bệnh sử khi chuyển bệnh nhân đến chuyên khoa, nhằm giúp bác sĩ tuyến trên hay bác sĩ chuyên khoa nắm bắt diễn biến bệnh tật của bệnh nhân, chẩn đoán nhanh và đầy đủ hơn. Tuy nhiên, do thói quen của nhiều người chỉ thích đến thẳng bệnh viện để khám và điều trị, nên chưa quen hoặc không “mặn” với mô hình BSGĐ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải tuyến trên, còn người bệnh thì phải chờ đợi, chầu chực.
Đến nay, TPHCM đã có 224 phòng khám BSGĐ tại 20 bệnh viện quận - huyện, 191 trạm y tế phường - xã và 13 phòng khám đa khoa tư nhân. Tuy nhiên, để có sức hút nhiều bệnh nhân như cách làm của Bệnh viện Quận 10 hay vài bệnh viện khác, thực tế là không dễ.
“Chậm mà chắc” là phương châm đúng trong việc phát triển, mở rộng mạng lưới phòng khám BSGĐ. Như cách làm của Bệnh viện Quận 10, giai đoạn 2 là đưa mô hình BSGĐ về các trạm y tế phường, từ năm 2014 đến nay đã xây dựng được ở 7 phường, với tổng số bệnh nhân đến khám gần 1.000 người trong năm 2016.
K.N (th)

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 15 giờ trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 1 ngày trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 2 ngày trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 1 tuần trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.