Axit uric quá thấp cũng nguy hiểm không kém cao
Người ta lo uống bia rượu, ăn thịt nhiều bị axit uric cao. Nhưng tôi thì chỉ số này lại thấp quá mức "bình thường", không biết vậy là tốt hay xấu…
Bạn đọc Trần Uyên Vy (nữ, 35 tuổi, uyenvyng…@gmail.com), hỏi: Tôi có đọc phần tư vấn trên quý báo về axit uric cao là biểu hiện của nhiều bệnh. Nhưng tôi gặp tình trạng ngược lại: lúc nào xét nghiệm cũng cho ra kết quả axit uric bị thấp. Không rõ như vậy là tốt hay xấu?
Bạn đọc Nguyễn Khánh Anh (nam, 40 tuổi, Long An), hỏi: Vừa qua tôi đi khám sức khỏe thì phát hiện chỉ số acid uric… quá thấp so với giới hạn bình thường. Tôi cảm thấy rất khó hiểu vì người ta sợ acid uric cao, còn tôi thì lại bị thấp. Tôi cảm thấy mình ăn uống, sinh hoạt bình thường, thi thoảng có dùng rượu bia nhưng không nhiều. Vậy axit uric thấp có phải dấu hiệu bệnh gì không?
Phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi (TP HCM), trả lời:
Nông độ axit uric trong cơ thể còn phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng, huyết áp, chức năng thận, dinh dưỡng, tình trạng sử dụng bia rượu… Các bạn cần chú ý đến giới hạn bình thường của axit uric như sau:
- Nam: 2.5-8 mg/dL
- Nữ: 1.9–7.5 mg/dL
- Trẻ em: 3-4 mg/dL
Đúng như các bạn nói, nhiều người bị axit uric cao, điều này rất nguy hiểm vì có thể là dấu hiệu nhiều bệnh (bệnh gút, thận, bệnh lý tuyến cận giáp, nhược giáp, nhiễm độc chì…).
Ngược lại, axit uric thấp hơn giới hạn bình thường nêu trên cũng không hề tốt. Đó có thể là biểu hiện của một số bệnh hoặc tình trạng cơ thể khác, bao gồm:
- Sử dụng các loại thuốc làm tăng thải axit uric qua đường tiểu như: salicylates, probenecid, allopurinol, estrogen, phenothiazines, indomethacin, corticotropin
- Hội chứng SIADH: do rối loạn hormone tuyến thượng thận, gây tiểu nhiều và hạ natri máu
- Bệnh Wilson
- Hội chứng Fanconi (do di truyền, trẻ mới sinh uống nước nhiều, tiểu nhiều…)
- Bệnh to đầu chi (Acromegaly)
- Bệnh ruột non bất dung nạp gluten (bệnh Celiac)
- Bệnh Xanthin niệu
Vì vậy, nếu các bạn là người đang sử dụng thuốc lâu dài vì một bệnh lý nào đó, hay vừa trải qua một đợt dùng thuốc, bao gồm các thuốc tôi kể trên hoặc các thuốc khác mà bạn không biết rõ, các bạn nên gặp lại bác sĩ điều trị của mình để thông báo tình trạng axit uric bị thấp để được tư vấn thêm.
Ngoài ra, các bệnh khác biểu hiện bởi chỉ số axit uric quá thấp đều cần phải có sự thăm khám, chẩn đoán cụ thể. Các bạn nên sớm đến bệnh viện để khám, tầm soát và điều trị kịp thời.
Theo Anh Thư/NLĐ
Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu
Bệnh thường gặp - 9 phút trướcGĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.
Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?
Sống khỏe - 1 giờ trướcBệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.
Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?
Sống khỏe - 2 giờ trướcTheo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 19 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.