Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bác sĩ cảnh báo về 'điểm mù' trong kiểm tra ung thư vú tại nhà thường bị bỏ qua

Thứ hai, 09:35 28/11/2022 | Sống khỏe

Kiểm tra ngực thường xuyên là một trong những cách quan trọng nhất để phát hiện sớm các dấu hiệu ung thư vú.

Mới đây, Bác sĩ - Tiến sĩ phẫu thuật tại NHS và là giảng viên tại Đại học Sunderland (Anh) Karan Rajan đã có chia sẻ trên trang cá nhân của mình rằng "Thực sự có những điểm mù mà mọi người thường bỏ qua trong kiểm tra ung thư vú tại nhà, đặc biệt là phụ nữ".

Trên trang cá nhân của mình, BS.TS Karan Rajan đã đăng tải một video cung cấp thông tin về các bộ phận trên cơ thể mà bạn phải kiểm tra, bao gồm nách và xương đòn.

1. Đuôi vú phụ

Trong video này bác sĩ chỉ rõ trong sơ đồ vú nơi có một đuôi mô vú kéo dài tới vùng dưới cánh tay. Đuôi mô vú này được gọi là đuôi vú phụ - mặc dù dường như trông nó không giống với một phần của vú.

Bác sĩ cảnh báo về "điểm mù" trong kiểm tra ung thư vú tại nhà thường bị bỏ qua - Ảnh 1.

Hình ảnh về các điểm mù thường bị bỏ qua khi tự kiểm tra ung thư vú tại nhà (Ảnh: tiktok/drkaranr)

Đuôi vú phụ cũng có hệ thống các hạch bạch huyết tương tự như các phần khác của ngực. Đây cũng là lý do tại sao nhiều người cảm thấy bị đau nhức vùng ngực gần nách.

2. Xương quai xanh

Bên cạnh vùng dưới cánh tay thì một điểm mù khác mà mọi người thường quên kiểm tra chính là xương quai xanh.

"Mô vú và các hạch bạch huyết có liên quan chạy dưới vùng xương quai xanh - vì vậy khi tìm kiếm dấu hiệu ung thư vú, hãy chắc chắn bạn không bỏ qua vùng này", BS.TS Karan Rajan nhấn mạnh.

Bác sĩ cảnh báo về "điểm mù" trong kiểm tra ung thư vú tại nhà thường bị bỏ qua - Ảnh 2.

Điểm mù về các hạch bạch huyết dưới xương quai xanh (Ảnh: tiktok/drkaranr)

Hạch nổi xương quai xanh là được giải thích là tình trạng các hạch bạch huyết to ra do có sự tăng sinh của các tế bào xô-ma bên trong hoặc do có khối u xâm lấn tế bào xô-ma.

3. Phía sau núm vú

Khu vực thứ 3 mà mọi chị em thường bỏ qua khi kiểm tra đó là phần phía sau núm vú. Hầu hết mọi người khi bị chẩn đoán mắc ung thư vú sẽ có điểm chung là sự thay đổi ở núm vú, nhưng nếu ung thư ở phía sau núm vú thì thường có thể bị bỏ sót.

Bác sĩ cảnh báo về "điểm mù" trong kiểm tra ung thư vú tại nhà thường bị bỏ qua - Ảnh 3.

Điểm mù phía sau núm vú (Ảnh: tiktok/drkaranr)

Núm vú ở bệnh nhân ung thư vú thường dẹt hơn, đầu núm tụt vào trong, đầu vú có tiết dịch hoặc tiết máu. Xung quanh vùng núm vú có thể có vảy hoặc bị viêm kèm theo đó là tình trạng ngứa nhiều, mẩm đỏ, đau nhức hoặc sần sùi.

Cách kiểm tra ung thư vú chính xác tại nhà là gì?

Có 5 bước mà bạn có thể thực hiện để kiểm tra bất kì dấu hiệu cảnh báo nào của bệnh ung thư vú, cụ thể như sau:

- Bước 1: Nhìn vào ngực trong gương, giữ cho vai thẳng và để tay chống vào hông. Bạn quan sát xem có các vết lõm, nếp nhăn, vùng da căng lên, mẩn đỏ, phát ban hay có những thay đổi nào ở núm vú không.

Bác sĩ cảnh báo về "điểm mù" trong kiểm tra ung thư vú tại nhà thường bị bỏ qua - Ảnh 4.

- Bước 2: Tiếp tục đứng trước gương nhưng giơ thẳng hai tay lên cao qua đầu, người hơi đổ về phía trước rồi quan sát các điểm kể trên.

- Bước 3: Kiểm tra núm vú kỹ hơn. Quan sát xem có bất kì dấu hiệu nào của chất lỏng (dịch) chảy ra từ một hoặc cả hai núm vú không. Chất dịch này có thể màu trong như nước, màu trắng đục, màu vàng hoặc đỏ như máu.

Bạn có thể để hai tay ra sau gáy và đứng thẳng

- Bước 4: Nằm xuống và sử dụng tay phải của bạn để nắn ngực trái và tay trái để nắn ngực phải. Mục đích là để kiểm tra xem có các u cục nào xuất hiện không.

Bạn cần sử dụng 2 - 3 ngón tay (ngón trỏ - giữa, áp út)  khép chặt để di chuyển từ từ theo chuyển động vòng tròn xoắn ốc xung quanh bầu ngực và mở rộng dần. Di chuyển từ xương quai xanh tới vùng nách, tới đỉnh ngực rồi tới khe ngực để đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra toàn bộ vùng ngực.

Bác sĩ cảnh báo về "điểm mù" trong kiểm tra ung thư vú tại nhà thường bị bỏ qua - Ảnh 5.

Dùng ngón tay di chuyển theo hình xoắn ốc để kiểm tra toàn bộ vùng ngực (Ảnh: Internet)

Ngón tay di chuyển nên có một chút lực ấn trung bình đối với mô ở giữa ngực, lực mạnh với mô phía sau và lồng ngực; còn với  phía dưới bầu ngực nên dùng lực ấn nhẹ.

- Bước 5: Ngồi xuống và thực hiện cách kiểm tra tương tự ở bước 4.

Ung thư vú nếu được phát hiện sớm (giai đoạn 0 và 1) có tỷ lệ sống trên 5 năm là 100%. Vì thế mà bạn cần kiểm tra ngực định kì tại nhà, đặc biệt với nhóm người thuộc  yếu tố nguy cơ cao.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 30 phút trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 2 giờ trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 5 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 5 giờ trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 18 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Top