Bác sĩ chống dịch ở Bắc Ninh: "Chúng tôi quên mất hôm nay là thứ mấy"
GiadinhNet - Tính đến trưa 15/5, toàn tỉnh Bắc Ninh ghi nhận 192 ca mắc COVID-19 tại 6/8 huyện, thị xã, thành phố với 34 ổ dịch. Đằng sau nhịp sống bình lặng, chậm lại của người dân trước "cơn bão" COVID-19 là cuộc chạy đua hối hả, "thần tốc" của ngành y tế và lực lượng chống dịch tỉnh Bắc Ninh.
Cuộc chạy đua tốc độ "chống dịch như chống giặc"
Thuận Thành là huyện có số ca mắc COVID-19 cao nhất với 161 trường hợp. 14h ngày 9/5/2021 là thời khắc đáng nhớ đối với người dân bên kia sông Đuống khi toàn huyện áp dụng biện pháp giãn cách xã hội.
Tinh thần là: Mỗi gia đình là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ; người nhà nào ở yên nhà nấy, không gặp gỡ tiếp xúc với ai ở bên ngoài, không đến chơi nhà ai, không cho ai vào nhà mình; nhà nhà cửa đóng then cài và chỉ ra ngoài trong mua thực phẩm hoặc trường hợp thật sự cần thiết.

Bác sỹ Ngô Thị Xuân, Giám đốc CDC tỉnh Bắc Ninh cùng các cán bộ Trung tâm ra quân xuống tâm dịch Mão Điền, huyện Thuận Thành thực hiện lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.
Theo chân Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID của tỉnh Bắc Ninh, chúng tôi vào tâm dịch Mão Điền, huyện Thuận Thành, nơi có gần 100 ca dương tính SARS-CoV-2.
Suốt gần 1 tuần nay, nhịp sống của người dân nơi đây khá trầm lặng, ngõ xóm vắng tanh, hoạt động tương tác xã hội bị hạn chế tối đa, nhà nhà đóng cổng, chỉ có tiếng loa phát thanh là đều đặn mỗi ngày...

Hàng trăm nhân viên y tế về tâm dịch lấy mẫu xét nghiệm xuyên đêm ở khu công nghiệp.
Ngược với nhịp sống bình lặng, chậm lại của người dân, các ban ngành chức năng địa phương lại bước vào cuộc chạy đua tốc độ "chống dịch như chống giặc" với tinh thần quyết liệt, khẩn trương, ráo riết, đẩy nhanh tốc độ thực hiện các nhiệm vụ truy vết, khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm...
Hiện nay, tất cả các xã, thị trấn của huyện Thuận Thành đã thành lập cơ sở cách ly tập trung; 100% xã, thôn triển khai các chốt kiểm soát phòng chống dịch.
Dịch bệnh bùng phát, những cuộc họp, cuộc kiểm tra về công tác phòng, chống dịch nhiều lên, dày hơn. Ghi nhận tại điểm nóng chúng tôi mới thực sự "thấm" nỗi vất vả của cả hệ thống chính trị trong cuộc chiến với đại dịch, đặc biệt là cán bộ ngành y tế.

"Tốc độ, tốc độ và tốc độ: Thần tốc truy vết; thần tốc cách ly; thần tốc khoanh vùng; thần tốc lấy mẫu và xét nghiệm" là khẩu hiệu hàng ngày của cán bộ y tế Bắc Ninh.
Trò chuyện với PV Báo Gia đình & Xã hội, bác sĩ CKI Vương Thị Tuyến, Trưởng khoa Xét nghiệm - Chẩn đoán hình ảnh - Thăm dò chức năng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh khản đặc giọng.
Chị giật mình khi nghe chúng tôi nhắc hôm nay là thứ 7. "Từ hôm Bắc Ninh bùng phát dịch COVID-19 đến nay, chúng tôi làm việc cả ngày và đêm, quên cả hôm nay là thứ mấy", chị vừa nói vừa lấy điện thoại nhắn vội dòng tin căn dặn 2 con ở nhà nhớ ăn uống đầy đủ, tự biết cách chăm sóc nhau khi bố mẹ vắng nhà.
Chồng chị Tuyến làm việc ở Ban An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Ninh nên đợt này cũng được tăng cường vào lực lượng phòng chống dịch bệnh của địa phương.


12h trưa, các cán bộ CDC Bắc Ninh vẫn đang tiếp tục công việc truy vết và xử lý các thông tin liên qua đến ca nhiễm.
Tại khu vực tầng 3 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Ninh- nơi đặt phòng xét nghiệm COVID-19, hoạt động hết công suất 24/24. Cán bộ xét nghiệm của Trung tâm chạy đua cùng thời gian, tận dụng từng phút để thực hiện xét nghiệm.
Chưa đến 1 tuần, 3 hệ thống xét nghiệm PCR Realtime tại đây đã chạy liên tục để xét nghiệm hơn 41 nghìn mẫu; 30 y bác sỹ được huy động phục vụ công tác xét nghiệm cũng ở lại cơ quan trong suốt thời gian qua. Bình quân mỗi ngày, có khoảng gần 7.000 mẫu xét nghiệm được thực hiện. Để thực hiện nhanh nhất, chuẩn xác nhất, 21 cán bộ xét nghiệm được chia làm 3 ca, duy trì hoạt động xét nghiệm suốt 24/24.
"Có những ca trực (8 tiếng), chúng tôi thực hiện xét nghiệm 3.000 mẫu gộp, mục tiêu đạt 10.000 mẫu gộp 1 ngày, còn 1.000 mẫu đơn cho các trường hợp F1. Cơ quan bố trí khu vực ăn, ngủ tại cơ quan để các ca trực bảo đảm tiến độ và chất lượng hoạt động chuyên môn", chị Tuyến chia sẻ.
"Bao giờ hết dịch, chúng ta sẽ được về với gia đình"

Áp lực với nhân viên y tế không chỉ đến từ công việc yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác cho từng mẫu xét nghiệm, mà còn đến từ việc mặc những bộ đồ bảo hộ nhiều giờ liên tục, làm việc xuyên đêm, trong điều kiện nóng bức ngột ngạt.
Cũng như gia đình chị Tuyến, Bác sỹ Ngô Thị Xuân, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bắc Ninh cùng chồng đều làm trong ngành y tế.
Từ đầu đợt dịch thứ 4, 2 vợ chồng chị ngày nào cũng làm việc từ sáng đến đêm sau đó ở lại nơi làm việc, tránh tiếp xúc với người thân.
Nhiều cán bộ trẻ lẫy mẫu liên tục nhiều giờ đến đau cả tay, cổ họng khô khốc. Giờ nghỉ, ai nấy nhai trệu trạo từng hạt cơm, nước mắt và mồ hôi cứ tứa ra nhưng vẫn phải cố gắng để có sức khoẻ làm việc tiếp.

Trong ngày hè đổ lửa, những "chiến binh" chống dịch vẫn gồng mình, chạy đua từng phút, tranh thủ từng giây để lấy mẫu xét nghiệm.
Bác sỹ Xuân kể về đợt cao điểm thực hiện công tác lấy mẫu, truy vết xuyên đêm ở ổ dịch Mão Điền, huyện Thuận Thành. Trong 1 đêm, lực lượng y tế đã lấy gần 11 nghìn mẫu để xét nghiệm SARS-CoV-2.
Các cán bộ y tế suốt nhiều ngày căng mình đi lấy mẫu cho mấy nghìn người, mặc bộ đồ bảo hộ 2 lớp kính, hơi thở và mồ hôi mờ cay cả mắt. Cả một ngày, họ chỉ có nửa tiếng buổi trưa để ăn, thậm chí nước cũng không dám uống vì không thể đi vệ sinh.
Trong hoàn cảnh như vậy, các y bác sỹ chỉ biết nắm tay, động viên nhau cố gắng. Họ tự nhủ: "Bao giờ hết dịch, nhân dân bình yên chúng ta lại được trở về với gia đình".


Bên trong phòng xét nghiệm tại CDC Bắc Ninh.
Áp lực không chỉ đến từ công việc yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác cho từng mẫu xét nghiệm mà còn đến từ việc mặc những bộ đồ bảo hộ nhiều giờ liên tục, làm việc trong điều kiện nóng bức ngột ngạt của ngày hè. Vậy mà những cán bộ y tế cùng lực lượng chống dịch chẳng ai kêu ca, phàn nàn. Họ vẫn gồng mình, chạy đua từng phút, tranh thủ từng giây để lấy mẫu xét nghiệm…
"Công việc của chúng tôi là vậy, luôn trong tâm thế làm việc 24/24 giờ để truy vết, cách ly, khoanh vùng, khống chế dịch. Các y bác sỹ luôn phải đi trước một bước, sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch có thể xảy", BS Xuân chia sẻ và cho biết CDC Bắc Ninh có 167 cán bộ, nhân viên, trong đó hơn 2/3 là nữ nên mọi người còn hỗ trợ nhau việc bếp núc để tranh thủ ăn uống trong khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi.

Điều dưỡng Đỗ Thị Thủy (cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ở xã Ninh Xá, Thuận Thành, Bắc Ninh) kiệt sức, ngất xỉu trong quá trình làm việc.
Trong buổi làm việc triển khai các biện pháp cấp bách công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại Bắc Ninh mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ghi nhận địa phương này đang làm tốt công tác lấy mẫu xét nghiệm. Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, lực lượng y tế cần phải giữ bằng được tốc độ cao như vậy. Điều này sẽ giúp việc phát hiện ca bệnh, khoanh vùng dập dịch sẽ đạt kết quả cao hơn.
"Bộ Y tế sẵn sàng hỗ trợ về nhân lực theo khả năng và thẩm quyền để giúp Bắc Ninh khi tỉnh vượt quá khả năng phòng chống dịch. Bộ Y tế cũng sẽ hỗ trợ kịp thời cho tỉnh về test kit xét nghiệm, các thiết bị phòng chống dịch (khẩu trang, đồ bảo hộ, thuốc khử khuẩn…) như đề xuất của tỉnh", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên khẳng định.
3 nhân viên y tế kiệt sức, ngất xỉu khi chống dịch ở Thuận Thành, Bắc Ninh
Trong đợt dịch cao điểm dịch bệnh ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh có rất nhiều cán bộ, y bác sĩ tình nguyện xin về vùng tâm dịch, tham gia công tác lấy mẫu xét nghiệm. Tại đây, do làm việc liên tục nhiều giờ dưới trời nắng nóng, 3 nữ nhân viên y tế đã kiệt sức, ngất xỉu. Theo ông Nguyễn Xuân Đương, Chủ tịch UBND huyện Thuận Thành, 3 nữ nhân viên y tế đó là: chị Lê Thị Huệ, Lê Thị Trâm, Đỗ Thị Thu Thủy, đều là các y tá, bác sĩ tự nguyện. Sau khi nắm thông tin, lãnh đạo huyện Thuận Thành đã thăm hỏi, động viên kịp thời đối với các nữ nhân viên y tế này.
Cao Tuân

Ứng dụng công nghệ phổ và AI dự đoán chính xác bệnh lý tim mạch, ung bướu và đột quỵ
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 1 ngày trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 1 ngày trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tếGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.