Bác sĩ giải đáp sự thật về lời đồn: Mắc thủy đậu có cần kiêng tắm, kiêng gió không?
Theo BS Trương Hữu Khanh (Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM, nguyên trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1), thời điểm từ tháng 2 đến tháng 6 là lúc dịch thủy đậu hoạt động mạnh.
Theo thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, từ đầu năm tới nay trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 548 ca mắc thủy đậu, đa phần là trẻ em ở nhóm mầm non và tiểu học.
Đáng nói, không chỉ trẻ em mà số ca người lớn mắc thủy đậu cũng đã ghi nhận ngày một nhiều tại cơ sở y tế tại Hà Nội. Tại khoa Bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn chỉ hơn 1 tuần qua đã ghi nhận 9 ca mắc thủy đậu, tất cả đều là người lớn. Trong đó có 8 bệnh nhân cùng sinh sống trong một khu vực.

Thủy đậu là căn bệnh do virus Varicella zoster gây ra, thường bùng phát dịch vào mùa xuân nhưng cũng có thể xảy ra quanh năm. Theo BS Trương Hữu Khanh (Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM, nguyên trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1), thời điểm từ tháng 2 đến tháng 6 là lúc dịch thủy đậu hoạt động mạnh.

BS Trương Hữu Khanh.
Dù thủy đậu là bệnh lành tính nhưng nếu không điều trị kịp thời thì cũng rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Đáng nói, nhiều người đang mắc phải các sai lầm trong quá trình điều trị bệnh, vô tình khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Bác sĩ giải đáp những hiểu lầm tai hại về bệnh thủy đậu
Hiểu lầm 1: Thủy đậu là bệnh có thể tái phát?
BS Trương Hữu Khanh: Đây là thông tin không đúng. Thủy đậu chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong đời, không có chuyện đã mắc bệnh thủy đậu rồi lại tiếp tục phát bệnh lần nữa.

Hiểu lầm 2: Nên chọc các nốt thủy đậu để bôi thuốc cho mau lành?
BS Trương Hữu Khanh: Chọc ngoáy các nốt thủy đậu cho bóng nước vỡ ra rồi bôi thuốc không làm bệnh hết nhanh hơn mà còn khiến cho vết thương bị nhiễm trùng và để lại sẹo.

Hiểu lầm 3: Bệnh thủy đậu nên uống nước, tắm nước cây cỏ?
BS Trương Hữu Khanh: Đây là những phương pháp chữa bệnh không chính xác. Dân gian gọi bệnh thủy đậu là trái rạ, do đó mọi người mách nhau nên uống nước, tắm nước cây cỏ, thực vật có chữ "rạ"... Tuy nhiên tên bệnh (trái rạ) và tên cây cỏ chỉ là một cách gọi, không liên quan gì với nhau. Uống những thứ nước này thậm chí còn gây ra ngộ độc.
Hiểu lầm 4: Bị thủy đậu nên chùm kín người, cần kiêng gió, kiêng tắm?
BS Trương Hữu Khanh: Nhiều người cho rằng khi bị thủy đậu nên chùm kín người, kiêng gió để "rạ" phát ra càng nhiều. Tuy nhiên, thủy đậu phát tán nhiều trên người càng khiến nguy cơ nhiễm trùng da tăng cao, có thể dẫn đến sẹo và nặng hơn là nhiễm trùng huyết.
Ngoài ra, nếu người bệnh kiêng tắm, các vi khuẩn có hại trên da không được gột rửa và sẽ vô tình làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn trên các nốt mụn thủy đậu. Cuối cùng khiến tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

Theo bác sĩ Khanh, người bệnh thủy đậu có thể điều trị ngoại trú. Trừ những trường hợp đặc biệt như trẻ nhiễm bệnh khi dưới 1 tháng tuổi hoặc có những biến chứng, bệnh lý nặng như thận hư, ung thư máu, đang sử dụng thuốc đặc trị mà không may mắc thủy đậu khiến bệnh nặng mới cần nhập viện.
BS Khanh khuyên mọi người khi mắc bệnh nên nhanh chóng chữa trị bằng những cách phù hợp. Vì bệnh lây qua đường hô hấp nên phải liên tục mang khẩu trang. Nếu chưa mắc bệnh, tốt nhất nên phòng bệnh bằng cách tiêm vaccine theo lịch.
Cách tiêm vaccine với từng độ tuổi khác nhau, cụ thể:
- Trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi: 1 mũi.
- Trẻ từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi và chưa từng mắc bệnh thủy đậu: 1 mũi.
- Trẻ trên 13 tuổi/người lớn chưa từng mắc bệnh thủy đậu: 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 4-8 tuần.
- Phụ nữ có kế hoạch sinh con cần tiêm phòng vắc-xin thủy đậu trước khi dự định mang thai từ 3 đến 5 tháng (3 tháng với vắc-xin Varicella và 5 tháng với vắc-xin Varivax).

Những bài thuốc trị bệnh, tăng bản lĩnh đàn ông từ củ gừng
Sống khỏe - 10 giờ trướcNgoài sử dụng trong nấu ăn, gừng còn được mệnh danh là 'thánh dược' trị bệnh trong y học cổ truyền.

Bạn không thích thể thao hóa ra không phải do lười mà là do gene di truyền này!
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Có khá nhiều người không thích di chuyển, vận động, hay đau hoặc không cảm thấy niềm vui khi tập thể dục. Nghiên cứu chứng minh, đó không phải là sự lười biếng mà là do... di truyền.

Đỡ cháu trượt ngã, bà bị răng giả chui tọt vào bụng phải đi cấp cứu
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Sau khi nuốt răng giả vào dạ dày, bệnh nhân được cấp cứu tại Bệnh viện TWQĐ 108. Kíp kỹ thuật bệnh viện đã tiến hành nội soi cấp cứu, lấy dị vật ra ngoài an toàn. Bệnh nhân đã xuất viện ngay sau đó.

Cô gái 20 tuổi phát hiện ung thư buồng trứng sau nửa năm mất kinh
Sống khỏe - 18 giờ trướcKỳ kinh nguyệt gây khó chịu với nhiều chị em nhưng đây cũng là “thời điểm vàng” phản ánh sức khỏe phụ nữ. Đặc biệt là các bệnh liên quan tới hệ sinh sản, bao gồm cả ung thư.

Bất ngờ công dụng của rau tầm bóp, rất nhiều người không biết, 3 lưu ý cần tránh khi ăn để không lo tác dụng phụ
Sống khỏe - 21 giờ trướcGĐXH - Cây tầm bóp có rất nhiều tác dụng trong phòng và điều trị một số bệnh về đường tiết niệu, bệnh đường hô hấp, trị mụn nhọt...

Đi bơi mùa hè: 7 lợi ích khiến bạn không nên chần chừ, từ đốt mỡ đến khỏe thân
Sống khỏe - 21 giờ trướcKhông chỉ tốt cho trẻ nhỏ, chị em sẽ mừng húm khi bơi lội vào mùa hè đem lại quá nhiều lợi ích cho bản thân.

Dưa cà muối có gây ngộ độc botulinum không?
Sống khỏe - 21 giờ trướcBotulinum là độc tố được sinh ra trong môi trường yếm khí, vậy các sản phẩm lên men truyền thống như dưa cà muối có nguy cơ nhiễm botulinum không?

Thiếu nữ 15 tuổi cùng lúc mắc 14 bệnh, ra đi mãi mãi vì giảm cân tiêu cực
Sống khỏe - 1 ngày trướcGiảm cân sai cách, cực đoan có thể mang lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thậm chí gây ra nhiều rối loạn, bệnh tật nguy hiểm tính mạng trong một số trường hợp.

5 mẹo hiệu quả giúp đốt cháy mỡ thừa ngay cả khi đang ngủ
Sống khỏe - 1 ngày trướcKhông chỉ giúp duy trì sức khỏe, giấc ngủ còn có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình giảm cân. Một số mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn tăng cường hiệu quả đốt cháy mỡ thừa khi đang ngủ…

Cholesterol, đường huyết cao khó hiểu vì 2 kiểu ăn kiêng thời thượng
Sống khỏe - 1 ngày trướcCác nhà khoa học đã tìm ra một loạt yếu tố gây hại cho sức khỏe nếu duy trì 2 kiểu ăn giảm cân đang làm mưa làm gió trên mạng vì lầm tưởng chúng là lành mạnh, ví dụ kiểu ăn keto hay ăn kiêng đạm động vật, chất béo.

Bé trai 9 tuổi suy thận cấp sau khi bị mẹ đánh vào mông, bác sĩ chỉ rõ 5 vị trí quan trọng, không tùy tiện đánh con
Sống khỏeGĐXH - Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng đánh vào mông của trẻ thường an toàn hơn so với những bộ phận khác trên cơ thể. Nhưng trên thực tế điều này là sai.