Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trời hanh khô cộng thêm ô nhiễm, cách đơn giản cắt cơn ngứa da mùa đông

Thứ ba, 16:54 17/12/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Ô nhiễm không khí cộng với cái hanh khô, lạnh của mùa đông làm nhiều người khốn khổ vì… ngứa da từng vùng, hoặc khắp người, càng gãi càng ngứa, nhất là người già. Bác sĩ Hoàng Khánh Toàn hướng dẫn cắt cơn ngứa khó chịu này.

Chỉ chữa khỏi từng đợt

Những ngày ô nhiễm không khí, cộng với thời tiết ngày khô hanh, đêm lạnh phải dùng điều hòa, máy sưởi làm ấm đã khiến nhiều người bị ngứa da, nhất là người già.

Trời hanh khô cộng thêm ô nhiễm, cách đơn giản cắt cơn ngứa da mùa đông - Ảnh 1.

Ngày lạnh nhiều người bị ngứa da. Ảnh minh họa.

Mùa đông hanh khô, lạnh lẽo khiến chức năng điều tiết của tuyến mồ hôi và axít hữu cơ của da giảm, độ ẩm của da giảm, tiết bã bị hạn chế, lượng máu cung cấp cho da giảm, một số mao mạch trên da đóng lại… nên da mất nước và khô rát, sẩn phù, bong tróc gây ngứa nhiều hơn các mùa khác. Đông y cho rằng, ngứa mùa đông là do phong hàn bên ngoài tác động, khiến cơ thể phản ứng lại sinh dị ứng, mẩn ngứa, mề đay. Triệu chứng điển hình nhất của bệnh là ngứa từ nhẹ đến nặng, càng gãi càng ngứa.

Trời hanh khô cộng thêm ô nhiễm, cách đơn giản cắt cơn ngứa da mùa đông - Ảnh 2.

Nhiều người già khốn khổ vì ngứa da. Ảnh minh họa.

Theo Ths. BS Hoàng Khánh Toàn (khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), chứng ngứa da vào mùa đông chủ yếu là do âm hư huyết táo, huyết hư sinh phong, sinh ngứa. Chứng ngứa mùa đông không chừa ai và hay tái phát, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng làm bệnh nhân khó chịu.

Ngứa da do thời tiết lạnh có biểu hiện rõ ràng nhưng lại khó chữa, có chữa cũng chỉ điều trị khỏi từng đợt, không thể chữa khỏi vĩnh viễn. Nhưng trời ấm lên thì hiện tượng ngứa cũng giảm, hoặc khỏi.

Trời hanh khô cộng thêm ô nhiễm, cách đơn giản cắt cơn ngứa da mùa đông - Ảnh 3.

Bị ngứa da mỗi lần tắm cần thoa kem dưỡng ẩm. Ảnh minh họa

Cách chữa ngứa đơn giản

Khi bị ngứa da như trên, có thể chữa trị bằng các phương pháp đơn giản như sau:

- Vỏ chuối tiêu: Sắc vỏ chuối lượng vừa phải, lấy nước thấm vào khăn bông rồi chườm vào chỗ ngứa.

Hoặc dùng mặt trong của vỏ chuối đắp trực tiếp vào chỗ ngứa. Vỏ chuối tiêu có chất khống chế vi khuẩn, vi rút chống viêm và giải mẫn cảm cho người mắc chứng ngứa mùa đông.

- Vỏ quýt giã nát cho vào trong cốc, đổ nước sôi và thêm chút muối. Gãi chỗ ngứa cho đến khi xuất hiện các đốm xuất huyết nhỏ thì dừng. Dùng bông vô trùng chấm nước thuốc bôi vào chỗ ngứa trong khoảng 20 phút, mỗi ngày làm 2 lần. Khi bôi sẽ đau rát, nhưng khỏi ngứa rất nhanh.

Trời hanh khô cộng thêm ô nhiễm, cách đơn giản cắt cơn ngứa da mùa đông - Ảnh 4.

Vỏ quýt giã nát cho vào cốc nước nóng, thêm chút muối giúp đỡ ngứa da. Ảnh minh họa.

Phương thuốc phòng ngứa da mùa đông

Trước hết phải dưỡng huyết nhuận táo, khu phong bằng các bài thuốc đơn giản:

1- Đương quy, sinh địa, bạch thược mỗi thứ 15g; Đan sâm 20g, phòng phong, kinh giới, bạch tật lê mỗi thứ 10g sắc uống hàng ngày.

Nếu kèm theo khí hư, mệt mỏi thì cho thêm 25g hoàng kỳ.

Nếu có cảm giác buồn bã chân tay cho thêm 30g thảo quyết minh tươi.

Mỗi ngày sắc 1 thang, mỗi thang sắc 3 lần, chia uống sáng, trưa và chiều. Bã thuốc sắc lại lấy nước rửa chỗ ngứa. Cách này dưỡng huyết, nhuận táo khu phong trị ngứa.

2- Dạ giao đằng 50g, khổ sâm, xà sàng tử mỗi thứ 20g, kinh giới 30g, hoa tiêu 5g. 

Nếu da ngứa nhiều gãi bật máu và đau rát có thể gia thêm 15g mẫu đơn bì. 

Sắc uống mỗi ngày một thang, bã thuốc sắc lại lấy nước rửa chỗ ngứa mỗi ngày 1-2 lần. Phương này có tác dụng thanh nhiệt, khu phong trị ngứa.

Lưu ý khi dùng những phương thuốc trên cần ăn uống thanh đạm, tránh ăn đồ cay nóng (hạt tiêu, ớt, tỏi, hành, gừng, rượu…), tránh ăn thịt cá rán, nướng và các loại thủy sản như tôm, cua, ốc, hến...

Nếu những ngứa không giảm, mà tăng lên thì cần đến bệnh viện có chuyên khoa da liễu để được bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp. Không được tự ý dùng thuốc truyền miệng chống ngứa, dị ứng vì có thể làm da càng dễ khô, nứt, ngứa hơn nữa, thậm chí làm những vết ngứa trầy xước gây nhiễm khuẩn, viêm da nặng hơn. 

Nếu là người già hay bị ngứa da lưu ý:

Lớp da của người già gặp giá lạnh làm việc trao đổi chất giảm, da càng khô ngứa. Đã thế người già hay mặc nhiều áo quần, khiến quá trình hô hấp bình thường của da gặp khó khăn. Khi cởi quần áo đi ngủ thì nhiệt độ bên ngoài kích thích đột ngột làm các mạch máu nhỏ ở lỗ chân lông co lại, khiến da bị ngứa, nhiều người đến viện thì làn da đã trầy xước, chảy máu, nhiễm trùng.

- Khi da bị ngứa, dị ứng không được chủ quan, cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không gãi mạnh, chà xát để tránh bị nhiễm trùng. Hàng ngày tắm rửa sạch, vệ sinh vùng kín, nách, bẹn… để da sạch, thoáng.

- Mùa đông không tắm quá nhiều, người già tắm 1-2 lần/tuần. Người da quá khô chỉ nên tắm 3 lần/tuần, và chỉ nên dùng nước sạch đủ tan giá để tắm.

- Không dùng nước nóng già vì da dễ bị khô nứt, ngứa. Tắm xong khoác khăn bông rồi thoa kem an toàn (loại dành cho trẻ em, hoặc kem thảo dược) khắp người rồi hãy mặc áo ấm. Tránh dùng mỹ phẩm có độ kiềm cao như xà phòng, hóa chất tẩy rửa vì gia tăng ngứa. Tránh dùng dầu khoáng vì bị bít kín lỗ chân lông.

- Giữ ấm cơ thể. Đi đường chú ý che chắn, khẩu trang, khăn quàng che cổ, mũ, găng tay, tất ấm để bảo vệ da khỏi bốc hơi nước.

- Nếu nổi mụn, khô nứt nẻ trên tay, chân nên dùng kem dưỡng ẩm thường xuyên.

- Ăn uống nhiều hoa quả, bổ sung các axít béo, vitamin A, C, D3, selenium… chăm uống nước (khoảng 2 lít nước/ngày). Hạn chế dùng các món có chất kích thích, dễ gây dị ứng như hải sản, các chất được lên men như dưa, cà muối chua…

- Mùa đông da cần nhiều nước hơn mùa hè dù không có cảm giác khát. Uống khoảng 2 lít nước/ngày đáp ứng nước cho da.

- Ngày lạnh chỉ nên dùng điều hòa ấm nóng ở mức 22-30 độ C, không nên để quá nóng. Nên đặt thêm chậu nước, hoặc máy tạo ẩm để da không bị mất nước, khô ngứa.

- Ngủ đủ giấc để giúp các tế bào da được tái tạo. Giữ ấm khi ngủ, không nên mở rộng cửa sổ để tránh gió lùa.

- Tránh mặc đồ len, lông, vải bố, quần áo quá bó, chật, cọ xát… vì gây kích thích da và ngứa. Tốt nhất mặc quần áo cotton nhẹ nhàng.

- Phụ nữ ngày lạnh hạn chế lột da mặt.

- Mùa lạnh tránh rửa chân tay bằng nước quá nóng, xà phòng, hóa chất.

Ths. BS Hoàng Khánh Toàn

(Khoa Đông y, Bệnh viện Quân y 108)




Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, ông H. được chẩn đoán xác định mắc viêm teo dạ dày C2 - viêm hành tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori, rối loạn chuyển hóa lipid máu, sỏi túi mật và rối loạn giấc ngủ.

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Vitamin D còn được gọi là 'vitamin ánh nắng mặt trời', đóng vai trò quan trọng đối với xương, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể… Vậy nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Nhiều người sẽ cảm thấy khô và đắng trong miệng sau khi thức dậy. Đó là vì chúng ta không uống nước trong suốt một đêm dài. Lúc này, cơ thể cần bổ sung nước gấp.

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

Sống khỏe - 3 giờ trước

Các chất dinh dưỡng thiết yếu là những chất mà cơ thể cần để thực hiện các chức năng cơ bản và phát triển...

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 15 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Sống khỏe - 19 giờ trước

Khi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 20 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Top