Bác sỹ kể tình huống chết oan không đáng có (2): Vì sao nên tiêm phòng trước mùa cúm 1 tháng?
GiadinhNet – Chủ quan với cơn hắt hơi, sổ mũi vì nghĩ bị cúm thông thường nhưng chỉ sau vài ngày, chị Hương ho ngày càng nhiều, khó thở và nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch.

Cúm thường cũng gây tử vong
Bệnh cúm trong một năm hầu như ai cũng có thể mắc phải ít nhất là một lần. Nhất là trong những ngày thời tiết mưa nắng thất thường như hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh cúm gia tăng. Không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, bệnh cúm có thể dẫn tới những cái chết không đáng có vì sự chủ quan.

Đừng chủ quan khi bị cúm
Những ngày thời tiết ngày nắng chiều mưa dông gần đây, chị Vũ Thị Hương (Hà Nội) luôn trong tình trạng mệt mỏi. Sau một hôm đi làm về gặp phải mưa, chị bị sổ mũi, sau sốt cao, đau đầu và giọng lạc hẳn đi. Chị nghĩ sẽ tự khỏi vì là bệnh thường gặp và không cần uống thuốc. Gần chục ngày sau đó, tình trạng của chị không thuyên giảm, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi. Chỉ sau vài ngày, chị ho ngày càng nhiều, đau cơ, khó thở và nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch, viêm phổi nặng phải thở máy.
Trung tâm y tế dự phòng TP HCM cũng đã tiếp nhận một phụ nữ 38 tuổi có các biểu hiện cúm như sốt, viêm hô hấp sau khi đi du lịch về. Bệnh nhân được đưa đi cấp cứu trong tình trạng phổi mờ hai bên, lượng bạch cầu rất thấp. Ngay sau đó, bệnh nhân đã tử vong. Trước đó, một người nước ngoài cũng đã tử vong vì cúm thường. Sau bị sốt liên tiếp 5 ngày liền, bệnh nhân được chuyển vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng viêm phổi, suy hô hấp rất nặng. Dù được điều trị tích cực nhưng bệnh nhân vẫn không qua khỏi sau một tháng nằm viện.
Theo BS Phạm Thế Thạch, Khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bạch Mai), ở nước ta, các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh tiến triển lành tính nên nhiều người chủ quan. Dù vậy một tỉ lệ nhỏ bệnh diễn biến nặng hoặc gây tử vong, nhất là khi người bệnh mắc các bệnh lý mãn tính khác kèm theo như tim mạch, suy giảm miễn dịch... Nhóm bệnh nhân đã có sẵn bệnh lý hô hấp như hen phế quản, giãn phế quản, khi bị cúm các triệu chứng của bệnh mãn tính càng nặng nề hơn. Phụ nữ có thai, trẻ nhỏ và người già cần thận trọng hơn. Những trường hợp cúm có biến chứng cần được nhập viện để điều trị và dùng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt để hạn chế diễn biến xấu có thể xảy ra. Nếu không cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể mất mạng chỉ vì cơn cúm xoàng.
Bệnh lây lan nhanh qua hô hấp
Các chuyên gia y tế dự phòng cho biết, bệnh cúm xảy ra quanh năm, nhưng tần suất gặp cao nhất trong khoảng thời gian từ đầu mùa thu (tháng 8 đến tháng 10) đến cuối mùa xuân. Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm xoang và viêm tai, viêm phế quản... với tổn thương lan tỏa rộng, diễn tiến nhanh đe dọa tính mạng nếu không xử lý kịp thời.
Đáng nói, chính sự chủ quan và nhiều người nhầm lẫn cúm mùa với cảm lạnh thông thường, nhất là trong những ngày thời tiết mưa như hiện nay khiến bệnh cúm chuyển biến nặng. Nguyên nhân do có cùng những dấu hiệu điển hình như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi nên chủ quan. Triệu chứng của cúm thường nghiêm trọng hơn rất nhiều. Cảm lạnh thường chỉ ảnh hưởng tới vùng đầu, còn bệnh cúm gây ra các triệu chứng như nhức mỏi người, sốt, đau nhức cơ bắp, ho, đau họng, chảy nước mũi,buồn nôn, cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực…
“Cúm thường bệnh diễn biến nhẹ, chỉ vài ngày hay kéo dài một tuần là khỏi. Người bệnh nếu cảm thấy mệt mỏi quá mức bình thường nên đến viện. Đặc biệt, khi thấy cơ thể sốt cao nếu sang tới ngày thứ 3 – 4 của bệnh mà thấy đau nhức người, mỏi cơ, chán ăn, kèm đau ngực, khó thở càng phải đến viện sớm để được chẩn đoán, áp dụng cách điều trị thích hợp tránh biến chứng” – BS Thạch khuyến cáo.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, khi bị cúm người bệnh cần nghỉ ngơi ở nhà, không nên vận động quá mức, thường xuyên bổ sung nước và dinh dưỡng kịp thời để đề phòng mất nước. Bệnh cúm lây lan nhanh qua đường hô hấp nên để phòng bệnh, mọi người cần giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, giữ vệ sinh mắt, mũi, miệng thật sạch. Đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi công cộng để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác. Mọi người cũng cần chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng phòng bệnh.
Quan trọng nhất vẫn là chủ động tiêm phòng vắc xin cúm. Người đã tiêm phòng cúm nếu bị thường nhẹ hơn, thời gian bị bệnh ngắn hơn và ít tử vong hơn người chưa tiêm. Vì chủng virus cúm thay đổi hàng năm nên cần tiêm phòng cúm mỗi năm trước khi vào mùa cúm. Mọi người nên tiêm phòng trước mùa cúm 1 tháng.
Phương Thuận

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D
Sống khỏe - 4 phút trướcVitamin D thiết yếu cho xương chắc khỏe và miễn dịch vững vàng nhưng tình trạng thiếu hụt lại khá phổ biến ngay cả ở vùng nhiều nắng. Dưới đây là 9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin D.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 12 giờ trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 23 giờ trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 1 ngày trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 1 ngày trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.