Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bài tập cho trí não khi 'sương mù não' hậu Covid-19

Thứ bảy, 09:27 02/04/2022 | Sống khỏe

Sau khi mắc Covid-19 nhiều người rơi vào trạng thái làm việc không tập trung, nhớ nhớ quên quên. Đây là các biểu hiện sương mù não và người bệnh có thể tự tập luyện trí nhớ của mình.

Không thể tập trung như trước 

Chị Nguyễn Thanh Phương (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết chị khỏi Covid-19 từ cuối tháng 2/2022 nhưng sau đó chị cảm thấy mình không được tập trung trong công việc.

Khi làm việc, chị không còn được như trước thậm chí nhớ nhớ, quên quên. Hai tuần trước, chị Phương quên tiệt việc con thi giữa kỳ phải nộp bài kiểm tra cho con. Sáng chị vẫn đi làm bình thường tới trưa cô gọi con chưa nộp bài chị mới nhớ vội về nhà.

Cuối tuần vừa qua là sinh nhật của chồng nhưng chị Phương không hề nhớ. Buổi chiều tan làm chị vẫn đi ăn uống với bạn bè bình thường. Đến 20h, xem tin nhắn chị thấy zalo thấy thông báo trong nhóm gia đình sinh nhật chồng, chị Phương mới sực tỉnh, hậu Covid-19 quên luôn cả sinh nhật chồng.

Không riêng chị Phương, chị Phạm Xuân Hà (21 tuổi, trú tại Hà Nội) cũng thấy mình kém tập trung. Chị Hà cho biết sau khi mắc Covid-19 chị không tập trung trong học tập. Đặc biệt, khi đọc sách mắt nhìn chữ nhưng tâm trí không dồn lên sách đọc xong chị không nhớ mình vừa đọc gì. Hà lo lắng di chứng sương mù não. Ngồi học thấy nói nhưng không hề vào trong óc, hết buổi học là không nhớ mình học gì?

Tại phòng khám tâm lý, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, bác sĩ Lâm Hiếu Minh, đơn vị tâm lý - khoa khám bệnh của bệnh viện này cho biết có nhiều người trẻ học sinh cấp 3, sinh viên đại học rồi những người đi làm đặc biệt là nữ giới rơi vào tình trạng nhớ nhớ, quên quên đến khám tâm lý.

BS Minh cho biết họ đều có triệu chứng chung là không thể tập trung, ghi nhớ được việc học, những công việc. Nếu trước đây, người bệnh có thể tập trung cao độ nghe giảng hay đọc sách, làm việc thì giờ có tập trung thì con số chỉ nảy trên sách, màn hình không thể vào trí nhớ của họ.

Bài tập cho trí não khi 'sương mù não' hậu Covid-19 - Ảnh 1.

Hiện tượng quên, khó tập trung sau khỏi Covid-19. Ảnh minh hoạ.

Theo bác sĩ Minh đây là các ảnh hưởng trong thời gian cách ly vì Covid-19 có những người quá lo lắng. Để phân biệt có phải nhớ nhớ quên quên do di chứng lên thần kinh hậu Covid-19 thì người bệnh phải qua 3 tháng từ khi mắc Covid-19. Còn với người bệnh trong 1 vài tuần nhớ nhớ quên quên thì chủ yếu do tâm lý, thay đổi sinh hoạt hoặc người bệnh mất ngủ. Người bệnh chỉ cần có lịch sinh hoạt ăn uống đủ, ngủ đúng giờ, tập thể dục sẽ cải thiện dần.

Bài tập cho trí nhớ

BS Nguyễn Xuân Thy – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết với các dấu hiệu nhớ nhớ, quên quên sau mắc Covid-19 thì người bệnh cũng không có thuốc nào điều trị.

Phương pháp chủ yếu cho người bệnh đó là xây dựng lại nhịp sinh học bình thường như ăn ngủ đúng giờ, không thức khuya, tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày để tăng cường trao đổi chất giúp ăn ngon, ngủ ngon hơn thì sức khoẻ tâm trí cũng cải thiện. Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày còn giúp phòng ngừa stress và các bệnh lý gây giảm trí nhớ.

Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện các bài tập cho trí não. BS Thy cho biết người bệnh nên chọn các bài tập cho trí nhớ như chơi các trò chơi cờ vua, cờ caro, đánh bài, học tiếng anh, vẽ tranh, chơi nhạc cụ… Phụ nữ có thể đan lát, cắm hoa để tăng cường vận động cho trí não.

Tránh stress bởi vì khi bị stress, não sẽ phóng thích nhiều chất chống stress, các chất này quá nhiều có thể gây tổn thương não. Stress kéo dài có thể làm bạn lo âu và trầm cảm, đây là một bệnh lý thường gây giảm trí nhớ.

Khi căng thẳng, bạn hãy tập hít vào sâu và thư giãn. Nếu thấy căng thẳng kéo dài, hãy đơn giản hóa cuộc sống, sắp xếp lại công việc, đặt ra các mục tiêu cụ thể và đúng mức cho mỗi ngày, thậm chí phải cắt bỏ bớt công việc.

Thời gian biểu làm việc phải được giảm lại, làm 45 - 50 phút thì nên nghỉ ngơi khoảng 5 - 10 phút, không nên làm việc liên tục mấy tiếng đồng hồ như lúc chưa bị bệnh.

Hàng ngày, mọi người cố gắng duy trì. chế độ ăn uống phải đúng bữa, đúng giờ, uống đủ nước, không được để thiếu nước. Một số loại thức ăn tốt cho trí óc như các loại hạt, trái cây, rau xanh… mọi người cũng nên lưu ý thêm.

'Với người bị Covid-19 nặng hoặc người già nếu sau khi khỏi Covid-19 rơi vào trạng thái nhớ nhớ, quên quên thì cần kiểm tra sức khoẻ để đánh giá có phải mắc chứng sa sút trí tuệ bởi các chuyên khoa thần kinh' – bác sĩ Minh khuyến cáo.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Sống khỏe - 4 giờ trước

Phim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 12 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 12 giờ trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.

Top