Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bạn đã biết uống thuốc viên nén, nhộng, sủi... đúng cách chưa?

Thứ năm, 19:25 17/08/2023 | Sống khỏe

Thuốc có nhiều dạng như thuốc viên nén, viên nhộng, viên sủi... Sự phong phú về dạng bào chế cho phép bác sĩ lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất dựa trên tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người, nhưng mỗi loại thuốc sẽ có cách thức sử dụng khác nhau mới đạt hiệu quả.

Trên thị trường thuốc hiện nay có rất nhiều dạng thuốc như: Thuốc viên nén, viên nang, viên bao, viên ngậm, viên đặt dưới lưỡi, viên sủi, viên nhai, viên tác dụng kéo dài, viên đặt âm đạo…

Đây là các dạng bào chế thuốc, là hình thức trình bày của dược chất để đưa dược chất vào cơ thể một cách thuận tiện nhất cho người sử dụng. Dạng thuốc được bào chế để phát huy tối đa hiệu lực chữa bệnh, tiện lợi trong sử dụng và bảo quản.

Tuy nhiên, khi sử dụng bất cứ loại thuốc viên nào cần lưu ý đọc kỹ tờ hướng dẫn hoặc lời dặn của thầy thuốc để sử dụng đúng cách, phù hợp với dạng thuốc được chỉ định.

Lưu ý gì khi uống thuốc viên nén, viên con nhộng, viên sủi? - Ảnh 1.

Thuốc viên nén, thuốc con nhộng, thuốc sủi là những dạng thuốc phổ biến.

1. Thuốc viên nén

Viên nén là dạng thuốc phổ biến nhất và có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau có thể được điều chế bằng cách nén một hay nhiều dược chất. Mỗi viên nén là một đơn vị liều, do đó rất dễ sử dụng, dễ vận chuyển và dễ bảo quản.

Cách sử dụng tốt nhất là nên uống với nhiều nước (nước đun sôi để nguội, khoảng 150ml). Tuy nhiên, viên nén có nhược điểm là tác dụng chậm hơn thuốc tiêm, khó uống đối với trẻ em, người lớn tuổi, người đang bị hôn mê…

Tuy nhiên, trong dạng viên nén lại có một số được bào chế đặc biệt:

  • Viên phóng thích hoạt chất tức thời : Gồm các viên uống thông thường, tan trong dạ dày, viên ngậm, đặt dưới lưỡi, nhai, viên sủi… Các viên này giải phóng nhanh và hoàn toàn sau khi uống hoặc được hòa tan rồi uống, vì thế thời gian tác dụng thường ngắn (4-8 giờ).
  • Viên phóng thích hoạt chất trễ : Là hoạt chất không được giải phóng ngay mà đến một thời điểm hoặc vị trí nào đó hoạt chất mới bắt đầu giải phóng. Tiêu biểu cho nhóm này là viên bao tan trong ruột sử dụng cho thuốc kém bền với acid dịch dạ dày, và khi xuống đến ruột non mới bắt đầu giải phóng hoạt chất.
  • Viên phóng thích hoạt chất biến đổi : Gồm các viên giải phóng kéo dài (thời gian tác dụng tối thiểu phải gấp đôi viên tức thì), thường sử dụng các tá dược khác kéo dài thời gian giải phóng dược chất, có thể kết hợp phóng thích chậm với phần liều duy trì và phóng thích nhanh với liều khởi đầu hoặc giải phóng theo đợt...

Khi sử dụng, tùy theo từng thuốc, cần phải xem kỹ hướng dẫn để không được làm biến dạng viên thuốc trước khi uống (không nhai, bẻ, nghiền…). Điều này cần nhắc nhở người bệnh hoặc người nhà để giúp bệnh nhân sử dụng thuốc đúng cách.

Viên tác dụng kéo dài thường chứa lượng dược chất cao hơn bình thường và giải phóng từ từ lượng dược chất này trong đường tiêu hóa để kéo dài tác dụng của thuốc, giảm số lần sử dụng thuốc.

Tốc độ và mức độ hấp thu dược chất của dạng thuốc này phụ thuộc nhiều vào thời gian lưu trú tại dạ dày, vì nếu thuốc nằm tại dạ dày lâu quá thì vỏ bao sẽ rã ngay dưới tác dụng của dịch vị. Do đó, để đảm bảo tác dụng của thuốc, nên uống xa bữa ăn trừ những thuốc kích ứng dạ dày.

Lưu ý gì khi uống thuốc viên nén, viên con nhộng, viên sủi? - Ảnh 2.

Khi sử dụng bất cứ loại thuốc viên nào cần sử dụng đúng cách, phù hợp với dạng thuốc được chỉ định.

2. Thuốc con nhộng

Viên nang hay viên con nhộng là dạng thuốc rắn hay mềm được phân liều chính xác. Hoạt chất là dung dịch, bột, hạt... đựng trong vỏ nang làm bằng gelatin hay tinh bột. Với dạng bào chế này, thuốc có thể che giấu được mùi vị khó chịu, làm cho thuốc dễ uống, tránh được các tác động bên ngoài, bảo vệ thuốc không bị dịch vị phá huỷ. Vì vậy, không nên nhai để tránh làm hỏng vỏ nang, không tách bỏ vỏ nang để lấy phần dược chất bên trong để uống.

Nên uống thuốc ở tư thế đứng, với một cốc nước khoảng 150-200ml để tạo một dung môi trong dạ dày giúp viên thuốc nhanh chóng được tan ra.

3. Thuốc sủi

Để giúp cho người bệnh dễ uống, hiện nay có khá nhiều dạng thuốc đưa ra thị trường với dạng viên sủi bọt như các thuốc giảm đau, hạ sốt , vitamin... Đây là một trong những dạng viên pha dung dịch hay hỗn dịch với sự giải phóng khí (CO2 hoặc O2) dùng để uống.

Viên sủi thích hợp cho những người khó nuốt viên nén, giảm kích ứng niêm mạc cho một số dược chất, tăng sinh khả dụng của thuốc và phù hợp với người cao tuổi hoặc trẻ em. Tuy nhiên, do dạng thuốc này viên phải được điều chế và bảo quản trong điều kiện tránh ẩm do chứa một lượng muối kiềm khá lớn (natri carbonat, natri hydrocarbonat, kali carbonat) nên viên sủi nói chung không được chỉ định dùng cho người kiêng muối.

Khi dùng viên thuốc sủi, cần cho viên thuốc vào cốc nước, để tan hoàn toàn rồi mới uống.

ThS Lê Quốc Thịnh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Biện pháp giảm nguy cơ thiếu máu lên não

Sống khỏe - 18 phút trước

Thiếu máu lên não là tình trạng máu nuôi lên não không đủ, khiến tế bào não không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết. Thiếu máu lên não là một dấu hiệu cảnh báo nhồi máu não có thể xảy ra trong tương lai nếu không được phòng ngừa.

Các dạng u nang buồng trứng hay gặp, có nguy hiểm?

Các dạng u nang buồng trứng hay gặp, có nguy hiểm?

Sống khỏe - 21 phút trước

U nang buồng trứng là bệnh phụ khoa hay gặp, đa số là lành tính. Mặc dù tỷ lệ chuyển thành ung thư buồng trứng không nhiều nhưng đây là loại ung thư có độ ác tính cao và thường không có triệu chứng gì trong giai đoạn sớm, chỉ có thể phát hiện khi khám phụ khoa và siêu âm.

Các bài tập bổ ích cho người bị tăng huyết áp nguyên phát

Các bài tập bổ ích cho người bị tăng huyết áp nguyên phát

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH - Theo ước tính của WHO có 1,28 tỷ người trưởng thành trên toàn cầu trong độ tuổi từ 30 đến 79 bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ... Dưới đây là các bài tập đơn giản có thể thực hiện tại nhà giúp hạ huyết áp một cách tự nhiên. Thực hiện các hoạt động này không chỉ cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể.

5 nhóm thực phẩm phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh cần bổ sung ngay để ngừa bệnh tật lúc về già

5 nhóm thực phẩm phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh cần bổ sung ngay để ngừa bệnh tật lúc về già

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, tuổi mãn kinh trung bình là 51,4 tuổi, tiền mãn kinh xảy ra chừng độ trước 2 - 5 năm.

Lợi ích và rủi ro khi dùng gừng

Lợi ích và rủi ro khi dùng gừng

Sống khỏe - 15 giờ trước

Củ gừng không chỉ được sử dụng như một loại gia vị mà còn dùng cho mục đích y học, làm giảm đầy hơi, chướng bụng và điều trị nhiều tình trạng sức khỏe khác...

6 điều chuyên gia sống thọ không bao giờ làm

6 điều chuyên gia sống thọ không bao giờ làm

Sống khỏe - 16 giờ trước

Thường xuyên tập thể dục, không cô lập bản thân hoặc bỏ qua tầm soát ung thư... là những điều các chuyên gia sống thọ luôn chú trọng.

Loại quả 'siêu dinh dưỡng' rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để ổn định đường huyết

Loại quả 'siêu dinh dưỡng' rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn trứng vịt, nhưng nên ăn kèm với các thực phẩm giàu chất xơ (rau, củ, quả) và các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh (cá biển, dầu ô-liu,..).

8 việc thải độc hàng ngày giúp thận khỏe mạnh tự nhiên

8 việc thải độc hàng ngày giúp thận khỏe mạnh tự nhiên

Sống khỏe - 18 giờ trước

Uống đủ nước, hạn chế muối, tăng vận động, ăn uống cân bằng, tránh rượu bia... là những cách thải độc tự nhiên, giúp thận luôn khỏe mạnh.

7 lợi ích sức khỏe của nước mía ít người biết

7 lợi ích sức khỏe của nước mía ít người biết

Sống khỏe - 19 giờ trước

Nước mía không chỉ là một thức uống giải khát thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng tích cực của nước mía với sức khỏe khi tiêu thụ hợp lý.

5 nguy cơ sức khỏe phụ nữ không nên bỏ qua

5 nguy cơ sức khỏe phụ nữ không nên bỏ qua

Sống khỏe - 21 giờ trước

Bệnh tim, ung thư, loãng xương, Alzheimer và những vấn đề khi làm mẹ là 5 nguy cơ sức khỏe phụ nữ cần đặc biệt chú ý.

Top