Băn khoăn về chuyện dằn vặt lương tâm
GiadinhNet - Tại Việt Nam, từ 2005, “cái chết nhân đạo” đã được đề xuất nhưng Quốc hội cho biết chưa đến thời điểm thảo luận. Lần này, Bộ Y tế mạnh dạn đề xuất đưa vào Luật với nguyện vọng thể hiện: Sức khỏe, sinh mệnh mỗi người đều có quyền tự quyết định, nhất là việc quyết định chết trong những trường hợp đặc biệt.
Vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau
Hiện ở một số nước như Hà Lan, Bỉ, Canada, Thụy Sĩ, Luxembourg và 5 bang của Mỹ, “được chết” được coi là một trong những quyền nhân thân và nhà nước cho phép trợ tử.
Tuy nhiên, hiện đây cũng là vấn đề gây tranh cãi ở nhiều nước. Đặc biệt là các quốc gia chịu ảnh hưởng sâu sắc của Thiên Chúa giáo La Mã (điển hình là khu vực châu Mỹ La Tinh), người dân đã từng tổ chức các cuộc biểu tình chống lại dự luật về “cái chết nhân đạo”.
Ngay sau khi thông tin về “quyền được chết” được xuất hiện trong góp ý dự thảo sửa đổi Bộ luật dân sự, dư luận xuất hiện hai luồng ý kiến về vấn đề này. Nhiều ý kiến cho rằng, việc đưa “quyền được chết” vào Luật là nhân đạo. Điều đó giúp cho những người bệnh nặng, không còn khả năng chữa trị và đang phải hứng chịu những đau đớn tột cùng về thể xác sẽ được tự chọn cho mình quyền được ra đi nhẹ nhàng.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến chưa đồng tình với vấn đề này. Một ý kiến điển hình là của PGS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. Ông đã phát biểu trên báo chí: "Không có cái gì được gọi là cái chết nhân đạo, chết là tình huống xấu nhất. Dù thế nào, người ta vẫn là con người, tại sao mình lại nói để họ chết đi một cách thanh thản, nhẹ nhàng. Mỗi con người đều có số phận, nếu số của họ chưa hết thì tại sao lại can thiệp để họ chết? Thay vì để người ta chết, tại sao không nghĩ đến việc giảm nỗi đau cho họ”.
Theo PGS Nguyễn Tiến Dũng, ông đã chứng kiến nhiều người bệnh đau đớn, phải sống thực vật, nhưng các bác sĩ vẫn trân trọng, giúp bệnh nhân sống thêm ngày nào tốt ngày ấy. Ở Nhật Bản, còn có nơi chăm sóc, trợ giúp về tâm lý cho những người ung thư giai đoạn cuối. Với trường hợp này, khoa học không còn biện pháp nào để cứu chữa, không còn loại thuốc nào có thể phát huy tác dụng, nhưng chỉ nhờ trợ giúp về tinh thần, nhiều người đã kéo dài thêm sự sống.
PGS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng, tại Việt Nam sẽ không có bác sĩ nào dám giúp người bệnh thực hiện quyền được chết(!?). Thực tế, tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, từng có nhiều trẻ “thập tử nhất sinh”, bác sĩ vẫn nói với gia đình là khó cứu được nhưng vẫn khuyên để trẻ ở lại bệnh viện để hưởng một số quyền lợi cuối cùng của y tế. Nếu trẻ mất, các bác sĩ, điều dưỡng, y tá và cả gia đình cũng sẽ cảm thấy đỡ áy náy, ân hận. Một số trường hợp, gia đình thấy con khó cứu chữa, muốn xin về nhà chờ chết, bệnh viện không thuyết phục được thì đề nghị gia đình tự rút ống thở của con. Nhưng 10 gia đình thì hầu hết đều không dám. "Họ đã không dám, bác sĩ lại càng không dám. Nhiều bệnh nhân tưởng chết rồi nhưng cuối cùng vẫn cứu được…", PGS Nguyễn Tiến Dũng bày tỏ quan điểm.
Nếu không đưa ra đề xuất, lương tâm bị dằn vặt
Nói về vấn đề này, TS Nguyễn Huy Quang- Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, trong Bộ luật dân sự không đề cập đến “quyền được chết”. Nhưng đặc thù trong lĩnh vực y tế, với những bệnh trọng không thể cứu chữa, sống thực vật, những người bệnh ung thư giai đoạn cuối đau đớn đến tột cùng về thể xác, sang chấn đến tận cùng về tinh thần, đến mức họ không thiết tha sống nữa mà “trời chưa cho chết”, Bộ Y tế sẽ đưa ra đề xuất: Đưa “quyền được chết” vào Bộ luật dân sự.
Theo TS Quang, với những bệnh nhân này, nếu kéo dài thời gian sống cũng không thể chữa khỏi bệnh mà họ càng phải chịu nỗi đau về thể xác, họ mong muốn được chết nhưng họ không thể tự tử. Vì thế, nếu “quyền được chết” được công nhận, họ sẽ có quyền đề nghị bác sĩ giúp mình có một cái chết nhẹ nhàng, êm ái, thoát khỏi những đau đớn mà bệnh tật đang hành hạ.
TS Quang cho biết thêm, nếu “quyền được chết” được thực thi thì trình tự thủ tục sẽ rất chặt chẽ, sẽ phải có hội đồng y khoa, hội đồng đạo đức và hội đồng pháp luật thẩm định. Đối với các rào cản về đạo đức, theo TS Quang, khó khăn đó là do mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi con người nhất định. Pháp luật không đặt ra các quy định riêng cho từng cá nhân mà dựa trên số đông. Nếu một gia đình tự nhiên yêu cầu cho một người thân nào đó được chết là không thể, vì điều này phải được các hội đồng thẩm định rất kỹ.
Theo TS Quang, thực tế chứng kiến nhiều bệnh nhân phải sống trong những đau đớn, vật vã kéo dài trước khi qua đời, nên nếu không đưa ra vấn đề “quyền được chết” để thảo luận thì lương tâm, đạo đức bị dằn vặt. Và việc đưa ra để thảo luận trên bàn nghị sự là cần thiết, nếu điều này không được đưa vào Luật thì cũng là dịp để xã hội có sự cảm thông và hiểu thấu đáo hơn.
TS Quang bày tỏ quan điểm, mỗi người có quyền được sống thì họ cũng phải có quyền được chết. Thực tế trong khám, chữa bệnh, chắc chắn không ít bác sĩ nhận được lời “kêu cứu” của người bệnh, mong cho họ được kết thúc sự sống đớn đau mà không có tương lai, nhưng không một bác sĩ nào, không một bệnh viện nào dám thực hiện điều này bởi pháp luật không cho phép. Nếu pháp luật không cho phép mà bác sĩ giúp người bệnh thì vô tình cũng vướng vào hành vi “giết người”. Ngược lại, nếu pháp luật cho phép thì bác sĩ có thể giúp người bệnh muốn chết vì bệnh trọng có một lối thoát.
Có vi phạm về mặt y đức không?
Ông Nguyễn Huy Quang- Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, có rất nhiều quan điểm xung quanh việc, nếu bác sĩ thực hiện cái chết nhân đạo có vi phạm về mặt y đức không?
Theo ông là “Không”, vì nếu là người bác sĩ, mỗi ngày nhìn thấy sự đau đớn tột cùng về thể xác, tinh thần, người bệnh vật vã, gào thét dù đã được tiêm morphine, họ không còn cảm nhận được điều đẹp đẽ của cuộc sống…thì giúp bệnh nhân được chết, đó là một sự giải thoát cho người bệnh, giúp họ trở về cõi vĩnh hằng trong bình lặng, xung quanh là người thân cầm tay lần cuối, tiễn đưa họ…
H.Phương- T.Ân/Báo Gia đình & Xã hội
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 10 giờ trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 2 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.