Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ban quản lý Dự án VUSTA - Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS: Tháo gỡ rào cản từ vấn đề giấy tờ tùy thân

GiadinhNet - Trước đây, người nhiễm HIV/AIDS không giấy tờ tùy thân khó mua được thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, theo dự thảo Thông tư mới của Bộ Y tế, người bệnh có thể chỉ cần dán ảnh và được cơ quan bảo hiểm xã hội chứng nhận.


Tư vấn cách phòng, chống HIV/AIDS. Ảnh: Chí Cường

Tư vấn cách phòng, chống HIV/AIDS. Ảnh: Chí Cường

Những khó khăn từ giấy tờ và tâm lý

Từ năm 2017, các nhà tài trợ giảm dần và sau năm 2018 sẽ kết thúc viện trợ cho điều trị và dự phòng HIV ở Việt Nam. Việc này đang đặt ra nhiều thách thức, nhất là khi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 chỉ có 100 tỷ đồng cho thuốc điều trị ARV, chỉ cấp phát miễn phí cho các đối tượng ưu tiên. Do đó, BHYT sẽ là nguồn tài chính cơ bản cho phòng chống HIV/AIDS, cũng là giải pháp khả thi nhất để thay thế nguồn tài trợ cắt giảm cho điều trị ARV.

Khi bắt tay vào triển khai BHYT cho người nhiễm HIV đã nảy sinh nhiều khó khăn. Những người bị nhiễm HIV sau khi ra khỏi các trung tâm giáo dục chữa bệnh không dám về quê vì sợ bị kỳ thị hoặc đi hành nghề ở địa phương khác. Do họ không có giấy tờ tùy thân, không đăng ký tạm trú hoặc thường trú nên không thể có đủ điều kiện để tham tham gia BHYT. Nhiều người lao động tự do cũng không đủ giấy tờ pháp lý như hộ khẩu, chứng minh thư để tham gia BHYT. Người trong hộ gia đình không đủ kinh phí mua thẻ BHYT cho tất cả cả các thành viên. Một lý do khiến nhiều người nhiễm HIV chưa sẵn sàng mua thẻ BHYT nữa là do còn trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc các dự án.

Tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn cao, gây cản trở cho người có nhu cầu tiếp cận các dịch vụ dự phòng, điều trị và chăm sóc nhiễm HIV/AIDS, làm giảm tác dụng và hiệu quả của các dịch vụ này, bao gồm cả việc mua và sử dụng thẻ BHYT... Nhiều người bệnh là sinh viên, là công chức, viên chức, cũng có người giữ chức vụ cao trong các doanh nghiệp, vì vậy họ không khó khăn khi mua thẻ BHYT nhưng lại lo sợ thông tin sẽ bị rò rỉ khi dùng thẻ này để khám, chữa bệnh. Anh M.T, một viên chức ngân hàng chia sẻ: "Thẻ BHYT của tôi do công ty mua, tôi rất lo lắng nếu dùng thẻ này để điều trị thì mọi người trong công ty sẽ biết tôi nhiễm bệnh". Cùng tâm lý như anh M.T, chị T.N quê ở Ninh Bình, sau thời gian dài đi làm ăn xa phải về quê để làm lại giấy tờ, chị sợ ở quê mọi người biết được sẽ mang tiếng gia đình nên đã bỏ điều trị... Để hạn chế bị phát hiện bệnh, nhiều bệnh nhân đã đề nghị được mua thêm một thẻ BHYT riêng dùng để điều trị ARV nhằm “che mắt” gia đình, cơ quan, trường học. Tuy nhiên, luật hiện nay vẫn chưa cho phép một người có thể có 2 thẻ BHYT.

Bên cạnh những khó khăn về giấy tờ tùy thân, việc điều trị ARV tại các cơ sở y tế cũng gặp khó khăn từ thái độ và cách làm việc của cán bộ y tế. Một số nhân viên y tế chưa thân thiện với bệnh nhân. Một số cán bộ chuyên trách, cán bộ BHYT còn thiếu kiến thức về HIV/AIDS. Thời gian làm việc tại cơ sở y tế còn hạn chế và chưa quy định rõ (có khách hàng đi lại tới 7 lần không gặp được bác sĩ điều trị do bác sĩ kiêm nhiệm nhiều), không có thời gian tư vấn tuân thủ điều trị dẫn đến bệnh nhân uống không đúng thuốc…

Tháo gỡ khó khăn, rào cản

Để tháo gỡ những khó khăn, rào cản cho người nhiễm HIV trong việc điều trị theo BHYT, ngành Y tế cũng như các tổ chức hỗ trợ cho người bệnh đã tìm kiếm nhiều giải pháp. Trong tháng 9/2017, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo xin ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện khám bệnh, chữa bệnh BHYT đối với người nhiễm HIV và người sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS.

Ngành Y tế đang tìm các giải pháp để tăng tỉ lệ người nhiễm HIV có BHYT, như tăng cường công tác truyền thông, vận động để người nhiễm HIV tự nguyện đóng BHYT đối với những hộ có điều kiện kinh tế, đồng thời, tạo thuận lợi cho người nhiễm chưa đủ cơ sở pháp lý đang điều trị ARV được cấp thẻ BHYT. Tạo điều kiện để người nhiễm HIV được cấp thẻ BHYT mà không phải mua theo hộ gia đình.

Tại Hội thảo, ông Nguyễn Xuân Tuyến, cán bộ Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Thanh Hóa cho rằng, việc dán ảnh ở thẻ BHYT nếu không có giấy tờ tùy thân cũng rất khó thực hiện vì không cơ quan bảo hiểm nào lại muốn thêm việc đi xác nhận thân nhân, mà việc đó phải thuộc về các địa phương. Nhiều ý kiến khác cho rằng, hiện đa số bệnh nhân HIV/AIDS không có thẻ BHYT vào bệnh viện khám nhưng vẫn giấu bệnh, khiến bác sĩ điều trị có nguy cơ bị phơi nhiễm rất cao.

Liên quan đến vấn đề lộ danh tính khi tham gia BHYT khiến nhiều người nhiễm HIV lo ngại, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết: Những người nhiễm HIV không cần phải lo ngại chuyện này, vì các thông tin này chỉ lưu hành tại các cơ sở y tế và các cơ quan liên quan đến BHYT. Các thông tin được bảo mật chặt chẽ, tuân thủ theo quy định, bảo đảm bí mật thông tin cho người nhiễm HIV/AIDS. Về việc Luật BHYT vẫn quy định phải tham gia BHYT theo hộ gia đình. PGS.TS Nguyễn Hoàng Long cho biết, thời gian gần đây có nhiều người băn khoăn về quy định này, trong đó có những người nhiễm HIV nên Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã có hướng dẫn thêm về tham gia BHYT theo hộ gia đình, nhưng không nhất thiết tất cả các thành viên trong một gia đình phải tham gia cùng một thời điểm, nên chúng ta vẫn có cơ chế để hỗ trợ những người nhiễm HIV tham gia BHYT theo cá nhân và từng bước tiến đến hộ gia đình.

Dự kiến, Thông tư sửa đổi này sẽ có hiệu lực từ 1/1/2018. Ban quản lý Dự án VUSTA – Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS cho biết: Dự án VUSTA đã có những hỗ trợ rất thiết thực như cung cấp thông tin về BHYT, tuân thủ điều trị cho các tổ chức cộng đồng thuộc dự án; kết nối, hỗ trợ các trường hợp gặp khó khăn khi đăng ký điều trị BHYT. Đồng thời, vận động xóa bỏ các rào cản đối với người nhiễm HIV khi tiếp cận điều trị ARV bằng nguồn BHYT.

Theo Thông tư sửa đổi, người mới phát hiện nhiễm HIV trong cộng đồng và người phát hiện HIV nhưng chưa điều trị ARV tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS thì có thể đăng ký tham gia BHYT, đóng BHYT tại trạm y tế xã hoặc cơ sở khám, chữa bệnh HIV/AIDS tuyến huyện. Mức đóng BHYT thực hiện theo mức đóng hộ gia đình và do cá nhân tự đóng.

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng vỡ tim, nguy kịch, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 kích hoạt quy trình báo động đỏ toàn viện để cứu sống bệnh nhân.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 3 ngày trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Thiếu niên 15 tuổi suýt mất 'của quý' vì sự tò mò tuổi mới lớn

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Thiếu niên 15 tuổi (ở Nam Định) nhập viện trong tình trạng bao quy đầu bị sưng nề, thắt nghẹt và hoại tử kéo dài 3 ngày.

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Bộc bạch cuối đời của bệnh nhân khiến nữ y tá bối rối

Y tế - 5 ngày trước

Một số bệnh nhân nói rằng họ sẽ chết tại thời điểm nào đó và thực tế điều đó đã diễn ra.

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Bệnh trĩ và các phương pháp điều trị hiệu quả

Sống khỏe - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh trĩ gặp ở mọi lứa tuổi bao gồm nhiều thể loại như trĩ nội, trị ngoại, trĩ hỗn hợp và trĩ vòng và ở các mức độ khác nhau. Từ trước tới nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả. Vì vậy, cần phải xem xét để lựa chọn những phương pháp hiệu quả và phù hợp nhất đối với mỗi người bệnh.

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Bé gái bị thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập

Y tế - 1 tuần trước

Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, bệnh viện vừa phối hợp với chuyên gia Bệnh viện Nhi Trung ương phẫu thuật thoát vị hoành kèm theo dị tật phổi biệt lập cho bé gái 9 tháng tuổi.

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Người đàn ông ở Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn, suýt nguy hiểm tính mạng nếu không kịp làm ngay điều này

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Một người đàn ông ở huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ bị rắn hổ mang cắn may mắn được các bác sĩ xử trí kịp thời.

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Thanh niên bị TNGT chết não hiến đa tạng hồi sinh nhiều cuộc đời

Y tế - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện HNĐK Nghệ An triển khai lấy đa tạng (thận, gan, tim, giác mạc) từ thanh niên bị chết não. Sau đó, tiến hành ghép thận cho 2 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối đang điều trị chạy thận nhân tạo chu kỳ.

Top