Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhiều hoạt động phối hợp đẩy lùi dịch HIV/AIDS

GiadinhNet - Xuất hiện lần đầu tiên cách đây 35 năm, dịch HIV/AIDS gây hoảng loạn cho nhiều quốc gia do lây nhiễm nhanh và không có thuốc chữa trị. HIV/AIDS được phát hiện cách đây 25 năm tại Việt Nam với 250.000 trường hợp nhiễm và hơn 90.000 người tử vong. Đến nay, nhờ sự nỗ lực vào cuộc của các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS và tử vong ở nước ta đã liên tục giảm.


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo các cấp, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và người dân diễu hành hưởng ứng Tháng Hành động phòng, chống HIV/AIDS. Ảnh: Thanh Tùng

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo các cấp, các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội và người dân diễu hành hưởng ứng Tháng Hành động phòng, chống HIV/AIDS. Ảnh: Thanh Tùng

Kiên trì trong hoạt động phòng bệnh

Ngày 26/11, tại Hải Dương, Bộ Y tế phối hợp với UBND tỉnh Hải Dương tổ chức lễ mít tinh, diễu hành hưởng ứng Tháng Hành động Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11 - 10/12) và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (1/12) năm 2017 với chủ đề “Xét nghiệm HIV sớm - Hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020”. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đến dự và phát biểu chỉ đạo.

Trong suốt những năm qua, Việt Nam đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Năm 2017 là năm thứ 10 liên tiếp, dịch HIV/AIDS ở Việt Nam giảm cả ba tiêu chí: Giảm số người nhiễm mới HIV được phát hiện, giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong do AIDS. Việt Nam đã triển khai toàn diện, hiệu quả các dịch vụ can thiệp về dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, những thành tựu đã đạt được, hoạt động phòng chống HIV ở nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Việt Nam đứng thứ 5 trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về số ca nhiễm HIV. Tình trạng lây nhiễm HIV vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Mỗi năm, nước ta vẫn có khoảng gần 10.000 trường hợp nhiễm mới HIV được phát hiện. HIV/AIDS vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Đường lây nhiễm HIV chủ yếu qua đường tình dục cũng đang cảnh báo việc kiểm soát dịch trở nên khó khăn hơn. Sự quay trở lại của đại dịch HIV/AIDS sẽ là sự thật khi nguồn lực đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS đang giảm xuống, nhất là nguồn viện trợ quốc tế cắt giảm mạnh trong khi độ bao phủ các dịch vụ can thiệp, nhất là các dịch vụ dự phòng vẫn còn thấp và chưa đủ mạnh.

Trước đây, 90% kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là thuốc ARV do nguồn viện trợ của quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay nguồn kinh phí này đang dần bị cắt giảm. Trước tình hình này, cùng với nguồn hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, Chính phủ Việt Nam sẽ dành thêm ngân sách cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV...

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cam kết thực hiện mục tiêu 90-90-90 của Liên Hợp Quốc. Để đạt được mục tiêu này, việc đầu tiên là Việt Nam cần tiếp tục kiên trì trong hoạt động phòng bệnh, không được chủ quan, không được lơ là trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS và giữ đúng cam kết đến năm 2030 sẽ kết thúc đại dịch HIV/AIDS.

Chung tay để thực hiện mục tiêu 90-90-90

Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá, trong gần 10 năm qua, Việt Nam đã dự phòng được cho hơn nửa triệu người mắc HIV và 150.000 người tránh khỏi tử vong vì HIV/AIDS. Đến hết năm 2018, tất cả các nguồn kinh phí hỗ trợ điều trị thuốc ARV và kinh phí trong công tác phòng, chống HIV/AIDS sẽ hết tài trợ, điều này khiến việc phòng, chống và truyền thông gặp nhiều khó khăn.

Trong thời gian qua, Việt Nam đã triển khai toàn diện các dịch vụ can thiệp về dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trợ cho người nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, theo Cục phòng, chống HIV/AIDS: Dịch HIV/AIDS đang có xu hướng chững lại và không tăng nhanh như những năm trước đây, nhưng về cơ bản chưa khống chế được HIV/AIDS ở Việt Nam. Chính vì vậy, để tránh nguy cơ làm bùng nổ dịch, các Bộ, ban, ngành cần triển khai biện pháp can thiệp một cách hiệu quả.

Trong những năm qua, Dự án của VUSTA đã có nhiều hoạt động phối hợp cùng với Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) và các Bộ, ban, ngành khác. Cụ thể: Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng chống HIV/AIDS tới mọi đối tượng; huy động mọi nguồn lực và sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, mỗi người dân và cộng đồng vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; tổ chức triển khai các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế nhằm hạn chế đến mức tối đa sự lây truyền của HIV và giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe người bệnh AIDS; kết hợp chặt chẽ hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với các hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; thực hiện các cam kết và tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS.Tăng cường hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS cũng như trách nhiệm của họ với gia đình, xã hội nhằm giảm kỳ thị, phân biệt đối xử; đồng thời, tạo ra phong trào quần chúng sâu rộng, sự đồng tâm hợp lực của hệ thống chính trị và toàn dân tham gia vào công cuộc phòng, chống HIV/AIDS.

Dự án của VUSTA đã cùng các tổ chức xã hội tham gia triển khai Chiến lược phòng, chống HIV/AIDS thông qua việc huy động rộng rãi các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức cộng đồng; gắn việc thực hiện Chiến lược với các hoạt động phát triển bền vững. Triển khai chương trình xây dựng năng lực ứng phó với HIV/AIDS của cộng đồng nhằm thực hiện một số dịch vụ dự phòng, giảm hại, điều trị và hỗ trợ điều trị, giám sát, đánh giá. Tham gia góp ý kiến hoàn thiện các văn bản chính sách nhằm giảm thiểu hơn nữa sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Nhân rộng các mô hình doanh nghiệp xã hội thành công để tạo thu nhập và công ăn việc làm cho người có HIV và các nhóm yếu thế khác.

Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã phát động mục tiêu 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus và 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus kiểm soát được số lượng virus mức thấp để sống khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác) ở cấp độ toàn cầu để tiến tới kết thúc dịch AIDS vào năm 2030. Xét nghiệm HIV sớm để biết tình trạng nhiễm HIV chính là tiền đề để đạt được các mục tiêu 90-90-90 mà Việt Nam đang hướng tới.

Hà Thư

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 2 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 5 ngày trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 5 ngày trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 1 tuần trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Top