Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bạn trai đang uống ARV, liệu tôi có bị nhiễm HIV?

Thứ ba, 08:00 27/11/2018 | Sống khỏe

Tôi thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn với bạn trai (không dùng bao cao su) nhưng cách đây hơn 1 tuần tôi có phát hiện anh ấy bị HIV.

Hồng Anh (24 tuổi; Hòa Bình) hỏi: Tôi thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn với bạn trai (không dùng bao cao su) nhưng cách đây hơn 1 tuần tôi có phát hiện anh ấy bị HIV. Sau đó, anh ấy có trấn an tôi rằng anh đang điều trị thuốc kháng virus nên không thể lây bệnh cho tôi. Tôi rất lo lắng về sự cố này, liệu tôi có bị nhiễm bệnh hay không?

TS Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, trả lời: Với một người chắc chắn đã nhiễm HIV thì khả năng lây cho đối tác khi quan hệ tình dục không an toàn sẽ tùy vào cường độ, thời gian quan hệ, mức độ trầy xước do quan hệ, tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục và số lượng virus trong tinh dịch. Nếu bạn tình bị nhiễm HIV không được điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) thì tần suất lây nhiễm là 0,03 đến 0,1%. Còn nếu bạn tình đang điều trị ARV và kết quả xét nghiệm mà bạn ấy có tải lượng virus dưới 200 tế bào/ml thì khả năng lây nhiễm là không có hoặc rất thấp.

Một nghiên cứu được thực hiện với hàng ngàn cặp bị nhiễm (chỉ 1 trong 2 người có virus) HIV ở nhiều châu lục cho thấy không có trường hợp nào bị lây nhiễm HIV khi bạn tình của họ có tải lượng HIV ức chế liên tục. Như vậy nếu dùng thuốc ức chế virus ARV hoàn toàn có thể yên tâm khi quan hệ tình dục.

Tuy nhiên, để biết mình có bị lây nhiễm HIV từ bạn tình hay không cần phải tiến hành xét nghiệm và để có kết quả chính xác phải đợi sau 3 tháng. Nếu nghi ngờ bị lây, bạn nên liên hệ với các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị phơi nhiễm HIV. Điều trị chống phơi nhiễm bắt buộc phải thực hiện ngay sau khi có các hành vi nguy cơ, trước thời điểm 72 giờ. Thời gian điều trị liên tục trong 28 ngày. Sau đó, người phơi nhiễm sẽ tái xét nghiệm HIV. Việc cần làm sau khi có kết quả dương tính với HIV là điều trị bằng thuốc kháng virus tại các cơ sở y tế. Trong giai đoạn chờ kết quả này, cả hai vẫn phải dùng các biện pháp bảo vệ để dự phòng.

Theo D.Thu/NLĐ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Sống khỏe - 3 giờ trước

Phim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 8 giờ trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 11 giờ trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.

Top