Hà Nội
23°C / 22-25°C

Báo động béo phì trẻ em

Thứ sáu, 08:58 20/03/2009 | Sống khỏe

Giadinh.net - Theo các bác sĩ, tình trạng thừa cân và béo phì đang tăng lên với tốc độ báo động. Nó là một bệnh lý mãn tính, toàn thân, có thể gây tử vong sớm vì những biến chứng trên tim mạch, hô hấp, nội tiết, xương khớp và tâm lý...

“Béo phì đô thị”

Chị Thu Hà, ngụ ở đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh, TP HCM thắc mắc: Con gái chị 15 tuổi, nặng 60kg, luôn có cảm giác thèm ăn, rất thích các đồ ăn nhanh, không biết liệu cháu có bị béo phì không. Còn chị Mai (quận 3) tâm sự: “Con tôi cao 1,4m nặng 50 kg, lại bị bệnh tiểu đường, liệu có do béo phì không và có thuốc nào điều trị cho cháu...”.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Minh Kiều, Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP HCM, béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng, tích lũy mỡ quá mức có thể gây nguy hại đến sức khỏe.

Cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng giữa năng lượng do thức ăn cung cấp và năng lượng tiêu hao cho lao động và các hoạt động khác của cơ thể. Cân nặng cơ thể tăng lên có thể do chế độ ăn dư thừa vượt quá nhu cầu.
 

Ảnh minh họa.

Nguyên nhân gây béo phì là do khẩu phần ăn và thói quen ăn uống. bác sĩ Kiều cho biết, năng lượng đưa vào cơ thể qua thức ăn thức uống được hấp thu và ôxy hóa để tạo thành nhiệt lượng và nếu năng lượng ăn quá nhu cầu sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ. Chế độ ăn giàu chất béo hoặc đậm độ nhiệt lượng cao có liên quan chặt chẽ với gia tăng tỉ lệ béo phì. Các thức ăn giàu chất béo thường ngon nên nhiều người ăn với khối lượng lớn dẫn đến quá thừa mà không biết. Không những chỉ ăn nhiều mỡ, thịt mà ăn nhiều chất bột, đường, đồ ngọt đều có thể gây béo. Đặc biệt, đối với trẻ em lại rất thích những đồ ăn nhiều đường, ăn nhiều món xào, rán, những thức ăn nhanh nấu sẵn và miễn cưỡng ăn rau quả là một đặc trưng của trẻ béo phì.

Cùng với yếu tố ăn uống, sự gia tăng tỉ lệ béo phì ở trẻ song song với sự giảm hoạt động thể lực, ngày nay trẻ dành nhiều thời gian vào học tập, chơi game... hơn là những hoạt động thể lực. Tỉ lệ trẻ bị bệnh béo phì tập trung ở các đô thị, nơi có đời sống kinh tế, xã hội phát triển; đặc điểm đô thị hiện đại khiến hiện trạng này gia tăng nhanh. Nhiều siêu thị, cửa hàng thức ăn nhanh ra đời, tần suất các gia đình cho trẻ đến cửa hàng thức ăn nhanh nhiều hơn, dần dần trẻ em có thói quen thích ăn ở nhà hàng trong khi đó khẩu phần ăn ở nhà hàng tăng gấp đôi khẩu phần ăn ở nhà, hơn nữa trẻ không có thói quen ăn rau xanh, trái cây, thích uống sữa, nước ngọt có ga cũng là nguyên nhân dẫn đến béo phì. Ngoài ra, không gian đô thị ít cây xanh, thiếu sân chơi cho trẻ vận động; tại trường học thiếu nơi vận động cho học sinh nên lứa tuổi này thiếu sự tiêu hao năng lượng.

Nguy cơ tiềm ẩn

Theo các kết quả điều tra định kỳ của Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM, tỉ lệ thừa cân của trẻ dưới 5 tuổi ngoài cộng đồng tăng dần qua các năm: 1992-2,2%; 2002-3,6%, 2005-6,3%; 2007-12,3%.

Bác sĩ Minh Kiều cho hay, người lớn lẫn trẻ bị béo phì ngoài thân hình quá cỡ, nặng nề... còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như: Rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp và ung thư...

Một khảo sát do Bệnh viện Nhi đồng 1 trên 290 trẻ trên 2 tuổi bị bệnh béo phì đến khám và điều trị thừa cân tại Khoa Dinh dưỡng cho thấy có đến 102 trẻ mắc chứng gan nhiễm mỡ.

Theo bác sĩ Kiều, thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý và hoạt động thể lực đúng mức để duy trì cân nặng ổn định đó là nguyên tắc cần thiết để tránh béo phì cho các thành viên trong gia đình. Cần có chế độ ăn năng lượng thấp, cân đối, ít đường, đủ đạm, vitamin và nhiều rau quả; tránh tiêu thụ các thức ăn nghèo dinh dưỡng, giàu calorie (ví dụ: Các đồ uống ngọt, hầu hết các “thức ăn nhanh” và các loại bánh snack giàu calorie); giảm ăn các chất béo bão hòa cho các trẻ lớn hơn 2 tuổi; tăng chế độ ăn có nhiều chất xơ, trái cây và rau; ăn đúng giờ các bữa ăn thông thường, đặc biệt là bữa điểm tâm và tránh ăn liên tục, nhất là sau khi tan trường.

Bác sĩ Minh Kiều cũng khuyến cáo rằng, điều trị bằng thuốc cùng với việc thay đổi lối sống chỉ được xem xét ở những trẻ béo phì chỉ khi chương trình chính thức thay đổi lối sống không có hiệu quả và các trẻ thừa cân nếu các bệnh kèm theo kéo dài, đặc biệt là những trẻ có tiền sử gia đình đái tháo đường type 2 hoặc có bệnh tim mạch sớm. Việc điều trị bằng thuốc chỉ được chỉ định bởi các bác sĩ có kinh nghiệm trong sử dụng các thuốc chống béo phì, hiểu rõ các nguy cơ tác dụng phụ.

Để giúp trẻ dự phòng béo phì, các bác sĩ nên khuyến cáo rằng, trẻ em phải được bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng và các trường học phải cho trẻ tập thể dục hàng ngày từ vừa phải đến tích cực. Phụ huynh nên nhận thức và giáo dục trẻ em về dinh dưỡng lành mạnh và các thói quen hoạt động, chủ trương hạn chế tính sẵn có của việc chọn thức ăn không lành mạnh cho trẻ em và thiết kế các cơ hội để đi bộ và đi xe đạp an toàn tới trường.
 

Ngọc Hân
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

7 loại vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống khỏe - 4 giờ trước

Một trái tim khỏe mạnh tác động tích cực tới nhiều khía cạnh trong cuộc sống: thể chất được cải thiện, tuổi thọ cao hơn, tinh thần thoải mái hơn,... Tất cả những lợi ích tuyệt vời đó sẽ có được khi bạn biết chăm sóc trái tim đúng cách.

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

10 nhóm người không nên uống nhiều trà xanh

Sống khỏe - 6 giờ trước

Trà xanh có một số lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi uống nhiều trà xanh, liệu có gây ra tác dụng phụ gì không?

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

5 loại trái cây cần hạn chế khi muốn giảm cân

Sống khỏe - 9 giờ trước

Một số loại trái cây chứa tỷ lệ đường tự nhiên cao hơn, cần tiêu thụ điều độ để duy trì chế độ ăn uống cân bằng, đặc biệt khi muốn giảm cân hoặc kiểm soát lượng đường trong máu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 21 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

9 thói quen tốt đánh bại chứng mất ngủ

Sống khỏe - 21 giờ trước

Mất ngủ là rối loạn được đặc trưng bởi việc khó đi vào giấc ngủ. Người bị mất ngủ thường cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy. Mất ngủ không chỉ làm suy giảm năng lượng và cảm xúc, mà còn gây tổn hại cho cả sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống.

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Thuốc nào trị rối loạn tiền đình?

Bệnh thường gặp

Rối loạn tiền đình đi kèm với một vài bệnh lý như thiếu máu não, đái tháo đường, tăng huyết áp có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng người bệnh. Việc điều trị sớm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm.

Top