Báo động nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm do thiếu i-ốt ở trẻ em
GiadinhNet - Thiếu i-ốt liên tục ở trẻ em và thanh thiếu niên, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc, trí tuệ, làm giảm kết quả học tập , năng suất lao động, gây nhiều thiệt hại đến nền kinh tế của đất nước…
Trẻ sơ sinh bị thiếu i-ốt sẽ chậm phát triển trí tuệ, đần độn, tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh và tử vong. Trẻ nhỏ nếu thiếu i-ốt làm tăng nguy cơ chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển tâm thần, hạn chế sự phát triển chiều cao, cân nặng, suy dinh dưỡng, suy tuyến giáp, bướu cổ…
Ai có thể thiếu i-ốt?
Bạn có thể nghĩ rằng thiếu i-ốt chỉ xảy ra với ai đó ở vùng sâu vùng xa hay đâu đó chứ không thể là câu chuyện của gia đình mình?
Thực tế, tất cả chúng ta đều có thể bị thiếu i-ốt. Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú sữa mẹ có nguy cơ cao thiếu i-ốt vì nhu cầu i-ốt cho sự tăng trưởng và phát triển nhiều hơn.
Cơ thể không tự tổng hợp được i-ốt mà phải được cung cấp từ bên ngoài qua thực phẩm. Nguồn thực phẩm có i-ốt trong tự nhiên không nhiều. I-ốt lại dễ hao hụt trong quá trình chế biến thức ăn, bảo quản thực phẩm. Do đó, thực phẩm có i-ốt cung cấp qua bữa ăn hàng ngày thường không đủ so với nhu cầu mà cần phải có cách thích hợp để chủ động bổ sung thêm.
Hiện nay, tỷ lệ trẻ em bị bướu cổ tăng lên và thiết hụt i-ốt trở lại là vấn đề sức khỏe cộng đồng một phần do thói quen ăn uống của người dân đã có nhiều thay đổi trong những năm qua. Xu hướng giảm sử dụng muối ăn trong chế biến thực phẩm mà thay vào đó là sử dụng các loại gia vị mặn khác nhau như: hạt nêm, bột canh, nước mắm… Kết quả giám sát sử dụng muối i-ốt tại hộ gia đình ở TPHCM cho thấy tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hạt nêm là 81.8%, sử dụng nước mắm là 98,7%, sử dụng muối i-ốt đạt tiêu chuẩn phòng bệnh chỉ có 64.4%. Đó là một trong những nguyên nhân lý giải cho tình trạng thiếu hụt i-ốt trên cộng đồng đang tăng trở lại, theo số liệu của đề tài nghiên cứu khoa học “Bổ sung i-ốt vào hạt nêm, góp phần cải thiện tình trạng thiếu hụt i-ốt trong cộng đồng” do BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp và BS.CK1 Tạ Thị Lan là chủ nhiệm.

Hạt nêm 3 Miền bổ sung i-ốt được các bác sĩ khuyên dùng mỗi ngày
Giải pháp đơn giản hằng ngày
Cơ thể chúng ta dễ bị thiếu i-ốt do cơ thể không tự tổng hợp được i-ốt mà phải được cung cấp từ bên ngoài qua thực phẩm. Phần lớn thực phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày rất nghèo i-ốt. Một số ít thực phẩm có lượng i-ốt cao như phô mai (200 mcg/100g), trứng gà (169 mcg/100g), lươn, hải sản (60 mcg/100g), sữa bột tách béo (130 mcg/100g ), sữa bột toàn phần (110 mcg/100g), tảo biển (92 mcg/100g), bắp cải (20 mcg/100g), rong biển, cá biển... Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể sử dụng các loại thực phẩm này trong bữa ăn.
Sử dụng muối bổ sung i-ốt để chế biến thức ăn hàng ngày là một biện pháp phòng ngừa thiếu i-ốt hiệu quả và bền vững. Nếu bạn thường sử dụng hạt nêm trong nấu ăn để món ăn thơm ngon đậm đà hơn, bạn nên sử dụng hạt nêm có bổ sung i-ốt.
Sản phẩm hạt nêm bổ sung i-ốt “3 Miền” đã ứng dụng thành công kết quả đề tài nghiên cứu “Bổ sung i-ốt vào hạt nêm, góp phần cải thiện tình trạng thiếu hụt i-ốt trong cộng đồng” do BS.CK2 Đỗ Thị Ngọc Diệp và BS.CK1 Tạ Thị Lan là chủ nhiệm, dưới sự quan tâm của Sở Khoa học công nghệ và Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM. Hạt nêm “3 Miền” bổ sung i-ốt có cả vị xương thịt hầm dùng cho chế biến các món mặn và vị nấm hương dùng cho các món chay.
Nghiên cứu cho thấy có sự gia tăng i-ốt niệu có ý nghĩa phòng bệnh trên người sử dụng hạt nêm “3 Miền” bổ sung i-ốt (i-ốt niệu 24 giờ trung bình tăng lên 320,6 ± 42,3 mcg/24 giờ, cao hơn 2,3 lần so với sử dụng hạt nêm không i-ốt) và có sự gia tăng lượng i-ốt ăn vào (trung bình là 264 ± 126 mcg/ngày) so với khi sử dụng hạt nêm không bổ sung i-ốt (trung bình 95.6 ± 50.1 mcg/ngày). Món ăn vẫn được đảm bảo được trọn vẹn mùi vị thơm ngon. Lượng hạt nêm 3 Miền bổ sung theo công thức này khuyến cáo tiêu thụ là 10g/ngày/người, đảm bảo cung cấp đủ lượng i-ốt và natri khuyến nghị về dinh dưỡng của Bộ Y Tế trong việc phòng chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt.
Quỳnh Hoa

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối
Sống khỏe - 2 giờ trướcNgười mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử
Sống khỏe - 2 giờ trướcCơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà
Y tế - 7 giờ trướcGĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt
Y tế - 7 giờ trước12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Phát hiện gây sốc: Người cao tuổi sống thọ hơn nhờ thường xuyên... nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa hàng ngày
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Trong một nghiên cứu gần đây, những phát hiện đáng ngạc nhiên đã tiết lộ một bí mật liên quan đến tuổi thọ.

Người đàn ông suýt mất mạng sau tai nạn lúc quét nhà
Y tế - 10 giờ trướcTrong lúc quét nhà, ông S. bất ngờ bị ngã rơi xuống từ độ cao 2m và bất tỉnh. Khi tới viện cấp cứu, bác sĩ thông báo tình trạng nguy hiểm tới tính mạng.

Làm gì khi trẻ bị viêm da?
Sống khỏe - 12 giờ trướcLàn da trẻ nhỏ rất mong manh và nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường cũng có thể bị tổn thương, viêm nhiễm. Vậy khi trẻ bị viêm da, cha mẹ cần làm gì để xử lý kịp thời và đúng cách, hạn chế nguy cơ biến chứng và để lại sẹo?

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.