Bất động sản đóng băng: Môi giới 'rụng' như... sung
Thị trường bất động sản đóng băng đang cùng lúc chứng kiến cảnh thanh lọc môi giới nhiều như hiện nay. Nghề môi giới vốn dĩ chỉ có lương ít ỏi còn cơ bản trông vào sống bằng “hoa hồng” mỗi khi chốt được khách mua căn. Nhiều công ty cho môi giới nghỉ việc và số còn lại sống lay lắt vì thỉnh thoảng mới bán được hàng.
Không lương, không thu nhập
Làn sóng môi giới nghỉ việc bắt đầu từ những tháng trước Tết năm 2023. Nhiều sàn giao dịch cho 50% môi giới nghỉ việc không lương.
Tuy nhiên, trước đó, các môi giới cũng không nhận được lương trong nhiều tháng do không có “hàng” để bán. Sang đến năm 2023, tình hình môi giới cũng không khả quan hơn khi số lượng môi giới tự bỏ nghề gia tăng.

BĐS đóng băng, phí hoa hồng môi giới từ 2% nay nhiều khi xuống chỉ còn vài triệu
Là người có hơn 10 năm kinh nghiệm môi giới từ khi ra trường, chị Nguyễn Thị Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, bản thân mình làm “sale” bất động sản cứng tại một doanh nghiệp lớn trên cả nước.
Tuy nhiên, để tồn tại được với nghề trong giai đoạn khó khăn này, chị Tân chủ yếu bán hàng khắp các tỉnh thay vì ngồi chờ bán hàng của công ty.
“Chúng tôi có một đội riêng mỗi người giỏi một khâu. Người phụ trách tìm kiếm khách hàng trên nhiều kênh, người chắp nối với các dự án…Chúng tôi bán mọi phân khúc và mọi địa bàn nếu khách có nhu cầu”, chị Tân nói.
Tuy nhiên, chị Tân chia sẻ, do thị trường khó khăn vì khách không dám xuống tiền nên khi chốt được một căn cũng là cả quá trình thuyết phục giữa bên bán và bên mua. Thậm chí, môi giới chấp nhận “ăn” ít hoa hồng đi để có thể bán được nhanh hàng.
“Chưa bao giờ, tôi bán một căn biệt thự hàng chục tỷ đồng mà hoa hồng thu về hơn 5 triệu đồng nhưng vẫn phải làm vì nếu không lấy gì trang trải cuộc sống”, chị Tân nói.
Cũng là môi giới của một sàn giao dịch nhỏ ở huyện Mê Linh, Hà Nội, anh Đình Đăng cho biết, bản thân toàn bộ nhân viên môi giới 8 người tại sàn đều không có lương mà chủ yếu sống bằng tiền “hoa hồng” của khách bán.
“Chúng tôi chỉ là sàn nhỏ nên không có hàng từ công ty nên chủ yếu nhận giao dịch mua đi, bán lại giữa các khách với nhau. Từ tết đến nay tôi chưa “chốt” được căn dù dự án tôi bán đang hoàn thiện nhà cho khách. Không lương, không thu nhập nhưng khi có khách hỏi tôi vẫn phải nhiệt tình dẫn khách đi xem dự án”, anh Đăng nói.
BĐS còn khó khăn
Ông Nguyễn Văn Quyết, Giám đốc Cty Đất Xanh miền Bắc chia sẻ, nhân sự của công ty giảm khoảng 50%. “Với nhân sự còn lại, công ty vẫn tiếp tục tìm nguồn hàng mới lẫn những nguồn hàng tồn kho để anh em bán hàng. Thị trường đúng là căng thẳng, cực kỳ khó khăn nhưng vẫn có giao dịch, vẫn có cơ hội nên các nhân viên bán hàng nỗ lực bám trụ vẫn tìm kiếm được khách hàng đầu tư”, ông Quyết nói.
Tuy nhiên, theo ông Quyết, dự đoán thì thị trường bất động sản sẽ tiếp tục gặp khó khăn, chưa thể phục hồi nhanh khi các vướng mắc pháp lý, dòng vốn chưa được tháo gỡ. Công ty đã chuẩn bị các kế hoạch kinh doanh, chấp nhận lỗ sáu tháng, thậm chí một năm nuôi quân, chuẩn bị tốt lực lượng để khi thị trường phục hồi, có nguồn hàng mới thì sẵn sàng bán hàng ngay.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản cho biết theo thống kê của hội, giai đoạn 2022 có hơn 1.200 doanh nghiệp phải đóng cửa, rất nhiều công trường, dự án ngừng hoạt động, doanh nghiệp mới xuất hiện không đáng kể. Trong phạm vi một phân khúc đã có khoảng 10.000 nhân viên môi giới phải nghỉ việc hoặc chuyển sang việc khác kiếm sống.
Tuy nhiên, số đông môi giới bỏ cuộc thường là nhân sự mới, chưa gắn bó lâu năm với nghề. Những công ty môi giới phải đóng cửa vì không nắm bắt, dự đoán được biến cố, xu thế của thị trường, không đủ năng lực về tài chính lẫn kế hoạch kinh doanh.
“Các DN không nên sa thải ồ ạt nhân viên vì khi thị trường phục hồi, việc xây dựng và vận hành lại bộ máy sẽ rất khó khăn. Qua giai đoạn nút thắt này, những môi giới “sống sót” được sẽ là người chiến thắng. Đồng thời, thị trường sẽ chọn lọc những DN đầu tư và đơn vị môi giới có cơ chế vận hành hiệu quả, tiềm lực tài chính mạnh và khả năng thích ứng nhanh, qua đó phát triển bền vững hơn”- ông Đính nói.
Theo số liệu thống kê của Hội Môi giới BĐS Việt Nam, mặc dù lực lượng tham gia rất hùng hậu với trên 300.000 người nhưng những người môi giới BĐS thực sự qua đào tạo và được cấp chứng chỉ hành nghề chỉ có khoảng 30.000 người, nghĩa là chỉ bằng 1/10 con số thống kê, chiếm khoảng 10%.

Đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc kem massage nhập khẩu Hàn Quốc
Bảo vệ người tiêu dùng - 7 giờ trướcGĐXH - Kem Désembre Derma Science High Frequency được quảng cáo là sản phẩm massage tần sóng cao, giúp phân giải mỡ, giải tỏa cơ căng cứng, thúc đẩy tuần hoàn máu… tuy nhiên, sản phẩm thuộc diện buộc thu hồi trên phạm vi toàn quốc.

Từ 1/7, điểm mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), người làm xuất nhập khẩu cần 'nằm lòng'
Bảo vệ người tiêu dùng - 7 giờ trướcGĐXH - Thông tư số 40/2025/TT-BCT quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, Bộ Công thương ban hành chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

Ngân hàng BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank thông báo khẩn sẽ ngừng giao dịch với khách hàng nếu chưa thực hiện đúng những quy định này từ hôm nay
Bảo vệ người tiêu dùng - 14 giờ trướcGĐXH - Từ hôm nay (1/7/2025), nhiều ngân hàng tại Việt Nam áp dụng chính sách mới nhằm nâng cao bảo mật, chuẩn hóa hệ thống và tối ưu chi phí vận hành.

5 giao dịch cá nhân phải nộp thuế và 9 giao dịch không bị 'đánh thuế' qua tài khoản ngân hàng
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ nộp thuế dựa trên bản chất của giao dịch, không chỉ dựa vào số tiền ra/vào tài khoản.

Dầu sản xuất thức ăn chăn nuôi bị tuồn vào bếp ăn gia đình: Bộ Công Thương nói gì?
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - Theo đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương chưa cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu Nhật Minh Food - đơn vị có hành vi sản xuất dầu ăn từ dầu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Loại quả giá rẻ tại Việt Nam, sang Nhật nửa triệu đồng/kg: Hóa ra là "kho" dược liệu quý
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcĐây là loại quả đang vào mùa ở Việt Nam, có giá chỉ từ 11.000 -18.000đ/kg. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, quả được bán với giá đắt đỏ.

Cận cảnh mỹ phẩm, kính mắt, đồng hồ giả, vi phạm sở hữu trí tuệ y như hàng chính hãng
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Phòng trưng bày giúp người dân “Nhận diện hàng vi phạm trong Tháng cao điểm chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”, kéo dài từ hôm nay (26/6) đến hết ngày 3/7/2025.

Vụ 'hô biến' dầu sản xuất thức ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người: Người tiêu dùng cẩn trọng có thật sự được an toàn?
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcGĐXH - Trong bối cảnh người tiêu dùng mua hàng hóa được bày bán ở những địa điểm lớn, uy tín vẫn không tránh khỏi nguy cơ hàng kém chất lượng, thậm chí là hàng giả, gây ảnh hưởng tới sức khỏe thì có lẽ, người mua không thể chỉ trông chờ vào uy tín của thương hiệu, nơi bán, mà cần chủ động trang bị kiến thức về hàng hóa.

Chuyện gì đang xảy ra với chung cư Hà Nội?
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcTheo Batdongsan.com.vn, chung cư Hà Nội là loại hình duy nhất ghi nhận lượng người quan tâm tăng trở lại trong tháng 5 (tăng 9% so với tháng 4), trong khi các phân khúc như đất nền, nhà riêng, nhà mặt phố, biệt thự giảm.

Từ 1/7, người nộp thuế cần biết điều đặc biệt này khi số định danh cá nhân thay mã số thuế
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Theo quy định, từ ngày 1/7, số định danh cá nhân (số căn cước công dân) chính thức thay thế mã số thuế đối với cá nhân, hộ gia đình, hộ kinh doanh.

Hà Nội: Chuyển cơ quan công an 4 vụ việc về vi phạm hàng hóa tại thủ phủ bánh kẹo gia công La Phù
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Ngày 22/6, Chi cục QLTT TP Hà Nội cho biết, 4 vụ việc liên quan đến hàng hóa tại xã La Phù (huyện Hoài Đức) được chuyển đến cơ quan công an để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định trong giai đoạn từ năm 2023 đến hết ngày 15/6/2025.