Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bất ngờ với các nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ

Thứ năm, 20:29 20/06/2024 | Sống khỏe

Nghiến răng được xem là một thói quen xấu, thường không gây hại. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Tật nghiến răng có thể được phân loại theo một số tiêu chí sau:

Nghiến răng lúc ngủ: Xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Thường là hoạt động nghiến qua lại.

Nghiến răng khi thức: Thường gặp ở người lớn, có liên quan với stress. Hoạt động chủ yếu là cắn chặt răng.

Nguyên nhân gây nghiến răng

Bất ngờ với các nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ- Ảnh 1.

Nghiến răng được xem là một thói quen xấu.

Nguyên nhân của nghiến răng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Một số nguyên nhân thường được đề cập nhiều như sau:

Do stress, căng thẳng

Stress là nguyên nhân chính của tật nghiến răng lúc ngủ. Stress có thể gây rối loạn giấc ngủ và phản xạ co cơ nhai kéo răng hai hàm nghiến răng vào nhau vô ý thức và ngắt quãng.

Một số tác giả cho là nghiến răng là sự đáp ứng với stress đã diễn ra vào ban ngày, liên quan với những người làm việc căng thẳng, lo lắng, kìm nén, sợ hãi, sinh viên trong mùa thi…

Tuy nhiên một vài tác giả khác lại xem nghiến răng khi ngủ là chỉ một phản xạ vô ý thức của hệ thần kinh trung ương gây co cơ nhai, không liên quan gì với stress.

Cắn chặt răng cũng có thể xảy ra vào ban ngày trong khi tập trung làm việc, suy nghĩ, làm việc gắng sức như khiêng vác nặng hoặc giận dữ. Dần dần việc cắn chặt răng hoặc xiết chặt răng có liên quan đến cảm xúc này trở thành thói quen xấu.

Do yếu tố di truyền

Những người có thành viên trong gia đình đang hoặc từng mắc bệnh nghiến răng khi ngủ có nguy cơ cũng bị bệnh này.

Nghiên cứu cho thấy, có thể có một mức độ liên quan đến di truyền trong việc phát triển tật nghiến răng. Khoảng 21% – 50% những người bị nghiến răng ban đêm có thành viên trong gia đình từng mắc phải tình trạng này trước đây. Điều này cho thấy yếu tố di truyền có liên quan đến tình trạng nghiến răng khi ngủ.

Các loại thuốc và chất kích thích

Một số loại thuốc điều trị tâm thần như thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây tác dụng phụ dẫn tới chứng nghiến răng khi ngủ.

Ngoài ra, thuốc lá và các loại đồ uống chứa caffein, rượu hay các chất kích thích khác có thể làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng.

Một số loại thuốc điều trị thần kinh cũng có thể gây nghiến răng khi ngủ.

Yếu tố toàn thân

Một số nghiên cứu cho thấy có mối liên quan trực tiếp giữa tắc nghẽn đường thở khi ngủ và nghiến răng lúc ngủ. Rối loạn giấc ngủ, khó thở khi ngủ, mất cân bằng hoạt chất trong não như thấp lượng serotonin trong não gây kích hoạt nghiến răng khi ngủ.

Trầm cảm, xúc động và mệt mỏi thể chất cũng làm gia tăng hay khởi phát lại tật nghiến răng hay cắn chặt răng. Bệnh nhân bị Parkinson hoặc Huntington có thể nghiến răng ban ngày hay đêm.

Nhiễm giun sán, ký sinh trùng đường ruột là nguyên nhân gây nghiến răng ở trẻ em.

Ngoài ra nhiều yếu tố khác được nhắc đến như rối loạn dinh dưỡng, tiết niệu, nội tiết, thiếu vitamin, mất cân bằng enzyme…

Yếu tố nghề nghiệp có đòi hỏi đặc biệt có thể gây nên nghiến răng hay cắn chặt răng. Ví dụ: Nghệ sĩ piano cắn chặt răng lúc giữ đàn khi chơi; công nhân khuân vác cắn chặt răng để gồng sức; nghệ sĩ biểu diễn xiếc dùng răng để giữ người trên không trung…

Một số nghiên cứu cho rằng các thói quen này thuộc về bản năng, là hoạt động tập tính của loài có vú. Mục đích của nó là để duy trì sự sắc bén của hàm răng.

Bất ngờ với các nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ- Ảnh 2.

Nghiến răng mức độ nặng có thể gây ra những tình trạng phá hủy răng, xương hàm, đau nhức đầu...

Lời khuyên thầy thuốc

Nghiến răng mức độ nặng có thể gây ra những tình trạng phá hủy răng, xương hàm, đau nhức đầu, đau vùng đầu mặt, rối loạn khớp thái dương hàm (nghe tiếng click khi há đóng miệng ở vùng trước tai).

Điệc điều trị nghiến răng phụ thuộc vào yếu tố gây bệnh. Việc co thắt thường xuyên của các cơ nâng hàm có thể gây lực quá tải cho răng, cấu trúc nâng đỡ răng, và khớp thái dương hàm.

Tuy nhiên nếu các lực tuy thường xuyên nhưng được phân bố đồng đều trong quá trình tiếp xúc răng - răng có thể ít gây hư hại cho các thành phần của bộ máy nhai.

Khi thường xuyên gặp phải tình trạng nghiến răng không kiểm soát, răng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nên cần phải thăm khám để tìm nguyên nhân và cách điều trị thích hợp.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại củ ăn sống, nấu canh đều ngon bổ ngang nhân sâm, tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại củ ăn sống, nấu canh đều ngon bổ ngang nhân sâm, tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 25 phút trước

GĐXH - Vị ngọt trong củ sâm đất rất thích hợp cho người bệnh tiểu đường. Loại củ này có khả năng giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường (đái tháo đường).

Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư

Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế tăng cường hợp tác nâng cao sức khỏe cho người di cư

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH – Chiều 18/9, Bộ Y tế và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã tổ chức lễ ký Thỏa thuận hợp tác nhằm nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người di cư, đồng thời hỗ trợ người di cư tiếp cận các hệ thống và chính sách y tế quốc gia.

2 mẹ con cùng mắc ung thư thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 mẹ con cùng mắc ung thư thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Cô gái mắc ung thư đại tràng thừa nhận gia đình thường xuyên nướng thịt, đặc biệt họ còn sử dụng lốp xe cũ làm bếp nướng. Dù thức ăn bị cháy, mọi người vẫn cố ăn hết...

Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu

Những điều cần kiêng kỵ trong ăn uống vào mùa thu

Sống khỏe - 15 giờ trước

Thời tiết thu thường khô hanh làm cho cơ thể dễ bị mất nước, khô da, táo bón và gặp các vấn đề về hô hấp. Chính vì vậy, chế độ ăn uống trong mùa thu đòi hỏi sự cân nhắc cẩn thận để bảo vệ sức khỏe, duy trì sự cân bằng của cơ thể và phòng tránh bệnh tật.

Bí quyết ăn uống giúp giảm cholesterol hiệu quả nhất

Bí quyết ăn uống giúp giảm cholesterol hiệu quả nhất

Sống khỏe - 17 giờ trước

Cơ thể chúng ta cần cholesterol để hoạt động bình thường. Nhưng nếu mức cholesterol trong máu cao sẽ đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch và cuối cùng dẫn đến đau tim, đột quỵ. Vậy nên ăn uống thế nào để giảm cholesterol?

Loại quả thanh mát, rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để ổn định đường huyết

Loại quả thanh mát, rẻ tiền bán đầy chợ Việt, người bệnh tiểu đường nên ăn để ổn định đường huyết

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể ăn được khế ngọt vì loại quả này có khả năng hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết của cơ thể.

Cách bảo vệ 'vòng một' ngăn ngừa ung thư vú

Cách bảo vệ 'vòng một' ngăn ngừa ung thư vú

Sống khỏe - 22 giờ trước

Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng xâm lấn xung quanh và di căn xa.

Xem điện thoại khi đi thang máy, bé 6 tuổi bị cửa kẹt gãy chân

Xem điện thoại khi đi thang máy, bé 6 tuổi bị cửa kẹt gãy chân

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do tập trung xem điện thoại trong lúc bước vào thang máy, bé 6 tuổi sơ ý kẹt chân vào cửa thang dẫn đến tai nạn gây gãy chân.

Tự uống thuốc điều trị đau họng tại nhà, thai phụ 27 tuổi nhập viện cấp cứu

Tự uống thuốc điều trị đau họng tại nhà, thai phụ 27 tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Sau 30 phút uống thuốc điều trị đau họng, bệnh nhân xuất hiện nổi mề đay toàn thân, khó thở, thở rít, đau ngực, choáng, được người nhà đưa đi cấp cứu.

9 thực phẩm bổ dưỡng có tác dụng chống viêm

9 thực phẩm bổ dưỡng có tác dụng chống viêm

Sống khỏe - 1 ngày trước

Tuân theo một chế độ ăn uống với các thực phẩm chống viêm là cách tốt để hỗ trợ cơ thể chống lại một số chứng viêm xuất phát từ môi trường và lối sống không lành mạnh.

Top