Bất ổn tại nhiều trạm thu phí BOT giao thông
GiadinhNet - Theo Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông: “Trên một hướng đi nếu có hai đường trở lên thì làm đường BOT để người dân được lựa chọn đi đường BOT hay không, chứ không phải làm BOT trên tuyến đường độc đạo rồi bắt buộc người dân phải đi”.

Trạm Cai Lậy giảm phí sau căng thẳng
Sáng 16/8, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật và lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang đã họp để xử lý bất cập tại trạm thu phí BOT Cai Lậy (Tiền Giang). Đây là trạm thu phí được thực hiện theo hình thức BOT để hoàn vốn dự án, đã được Bộ GTVT và UBND tỉnh Tiền Giang chấp thuận hoạt động, thu phí trong thời gian 6 năm 4 tháng.
Tại cuộc họp, các bên thống nhất giảm giá dịch vụ cho tất cả phương tiện qua trạm. Xe loại một dưới 12 ghế ngồi; xe tải dưới hai tấn được giảm phí từ 35.000 xuống 25.000 đồng mỗi lượt. Xe loại hai từ 12 đến 30 ghế; xe tải từ hai đến dưới bốn tấn giảm từ 50.000 xuống 35.000 đồng mỗi lượt. Xe loại ba từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ bốn đến dưới 10 tấn giảm phí từ 60.000 xuống 40.000 đồng một lượt. Xe loại bốn gồm xe tải từ 10 đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 fit giảm phí từ 100.000 xuống 70.000 đồng mỗi lượt. Xe loại năm gồm xe tải từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 fit giảm phí từ 180.000 xuống 140.000 đồng mỗi lượt. Dự kiến thời gian áp dụng các mức giảm trên từ ngày 21/8.
Trước đó, ngày 1/8, khi trạm thu phí của dự án tuyến tránh Cai Lậy đặt tại Quốc lộ 1 thuộc xã Bình Phú, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đi vào hoạt động đã gây xôn xao dư luận bởi nhiều tài xế tỏ thái độ không đồng tình, phản đối bằng cách dùng tiền có mệnh giá thấp bỏ vào chai nhựa để mua vé qua trạm thu phí, gây khó khăn cho việc thu tiền và làm giao thông bị ùn tắc kéo dài trên Quốc lộ.
Sở dĩ nhiều lái xe phản đối suốt thời gian qua vì họ cho rằng xe không đi đường tránh thị xã Cai Lậy, tại sao phải mua phí BOT của đường này? Mặt khác, theo mức phí đã công bố, mỗi xe qua trạm BOT Cai Lậy có mức phí từ 35.000 - 180.000 đồng, tùy loại xe. Mức phí này được xem là quá cao bởi tuyến tránh thị xã Cai Lậy chỉ 12km mà thu tới 35.000 đồng/vé/lượt, cao gần bằng khoản thu phí của 50km đường cao tốc TP. HCM - Trung Lương (40.000 đồng/lượt/50km).
Ngoài ra, việc cho phép chủ đầu tư đặt trạm thu phí trên Quốc lộ 1, nơi có lưu lượng giao thông lớn cũng là nguyên nhân khiến người dân bức xúc vì cho rằng làm như vậy chẳng khác nào “tận thu”, “móc túi” của tất cả các xe theo kiểu “chạy đâu cho thoát”!
Cần có nguyên tắc cho đường BOT
Trao đổi với phóng viên Báo Gia đình & Xã hội, ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cho rằng nguyên nhân dẫn đến người dân bức xúc với nhiều dự án BOT giao thông xuất phát từ phê duyệt dự án.
“Có dự án BOT giao thông xây dựng chỗ này nhưng trạm thu phí lại đặt chỗ khác dẫn đến có khi người dân dù không đi 1km đường BOT nào nhưng vẫn phải trả phí, từ đó dẫn đến bức xúc”, ông Liên nói. Cũng theo ông Liên thì những méo mó trong đầu tư BOT giao thông thời gian qua xuất phát từ việc nhiều văn bản quy định hiện chưa chặt chẽ. Bằng chứng là qua đợt kiểm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại một số dự án BOT giao thông đã thấy rõ nhiều bất cập.
Vì thế, ông Liên cho rằng trách nhiệm trong việc cho phép điểm đặt trạm thu phí BOT của Bộ GTVT và chính quyền địa phương tại những nơi bất cập cũng cần phải được làm rõ.
Về phát ngôn của Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa tại phiên chất vấn trực tiếp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 15/8, cho rằng ở Singapore xe cứ ra khỏi nhà là bị tính tiền, dựa trên số km lưu hành thực tế; ông Bùi Danh Liên cho rằng Bộ trưởng Nghĩa nói như vậy là chưa chính xác. Ông Liên dẫn chứng ngay như ở Singapore hiện nay, cùng một tuyến đường nhưng có nhiều đường chạy song song với nhau, trong đó có một đường cho phép chạy 90km/giờ, hai đường kia cho phép chạy 70km/giờ.
“Hai làn đường cho phép chạy 70km/giờ là của nhà nước đầu tư, dân đi không mất phí, còn làn cho chạy 90km/giờ là của tư nhân đầu tư và họ được phép thu phí những phương tiện đi qua đường này”, ông Liên nói.
Cũng theo Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, ông đã đi một số nước và thấy rằng, các nước khi triển khai làm đường BOT đều dựa trên sức tăng trưởng của nền kinh tế, căn cứ vào thu nhập, mức sống của người dân chứ không phải BOT mọc lên như nấm khắp nơi.
Cũng liên quan đến các dự án BOT, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy - nguyên Giám đốc nhà xuất bản Giao thông, người có nhiều năm nghiên cứu giao thông đô thị nhận định: Cái thiếu hiện nay là không có nguyên tắc qui định đường nào được làm BOT. Đáng lẽ phải có nguyên tắc chỉ rõ đường nào được làm BOT, đường nào không, thậm chí phải được Quốc hội thông qua.
“Trên một hướng đi nếu có hai đường trở lên thì làm đường BOT để người dân được lựa chọn đi đường BOT hay không, chứ không phải làm BOT trên tuyến đường độc đạo rồi bắt buộc người dân phải đi”, ông Thủy nói.
Hàng loạt dự án bị dân phản ứng
Không chỉ riêng tại Cai Lậy, trước đó rất nhiều dự án giao thông được đầu tư theo hình thức BOT cũng bị người dân, doanh nghiệp phản ứng. Có thể kể đến như tại trạm thu phí Cầu Rác trên Quốc lộ 1A đoạn qua xã Cẩm Trung và Cẩm Minh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh); trạm thu phí BOT Bến Thủy I và Bến Thủy II (Nghệ An); trạm thu phí BOT cầu Hạc (TP Việt Trì, Phú Thọ)… căn nguyên đều do mức thu phí và điểm đặt các trạm thu phí không hợp lý.
Viết Cường

Khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng.

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Sau hơn 1 năm thi công, dự án nhà máy điện rác Greenity Nam Định có mức đầu tư hơn 1.490 tỷ đồng hiện phần lớn là nền đất cát, một số dãy nhà được xây dựng, còn lại vẫn là khoảng đất trống.

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Thời gian qua, nhiều công viên trên địa bàn TP Hà Nội đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của thành phố nhằm "bỏ lớp áo cũ", nâng cấp hệ thống công viên, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân Thủ đô.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum
Thời sự - 10 giờ trướcTheo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An
Xã hội - 11 giờ trướcGĐXH - Dù đã trải qua gần 700 năm, bài văn khắc trên núi đá vẫn giữ được nét bút tươi mới.

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Để qua mắt cơ quan chức năng, đối tượng liên tục thay đổi chỗ ở, chặn mọi liên lạc với người thân.

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Đưa ra thông tin gian dối rằng có thể làm giấy phép lái xe, khi có người đến nhờ làm, Chính và Minh nhận trước tiền công từ 1.000.000 đồng đến 1.250.000 đồng/người.

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Những người sinh ra vào các tháng Âm lịch này rất thu hút người khác, nhờ đó họ có các mối quan hệ tốt và đạt được nhiều thành tựu nhờ nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

Thời tiết miền Bắc lại sắp thay đổi khác biệt sau chuỗi ngày nắng
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, trưa chiều Bắc Bộ tiếp tục nắng ấm với mức nhiệt cao nhất có nơi 29 độ. Đến cuối tuần, đợt không khí lạnh tăng cường tràn về, miền Bắc có mưa nhỏ, nhiệt độ giảm.