Bé 2 tuổi cắn vỡ nhiệt kế, nuốt phải thủy ngân: Hành động cấp cứu đơn giản của bác sĩ mà ai cũng nên ghi nhớ học theo
Cậu bé 2 tuổi này đã cắn vỡ nhiệt kế rồi vô tình nuốt luôn thủy ngân vào trong bụng, rất may là mẹ cậu và các y bác sĩ đã thực hiện cấp cứu vô cùng chính xác.
Nhiệt kế là vật dụng y tế bắt buộc phải có trong nhà, đặc biệt với những gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên vì trong nhiệt kế có chứa thủy ngân, một khi nó vỡ ra sẽ gây hại cho sức khỏe nên các gia đình cần phải cẩn trọng. Một trường hợp mới đây tại Trương Gia Giới, Hồ Nam, Trung Quốc sẽ là bài học cảnh tỉnh cho nhiều ông bố bà mẹ.

Vì bất cẩn, chị Triệu đã để con nghịch ngợm chiếc nhiệt kế.
Vào ngày 14/8 vừa qua, chị Triệu mang nhiệt kế ra để đo nhiệt độ cơ thể cho con trai 2 tuổi tên là Hùng Duy vì cậu bé đang bị sốt. Thấy nhiệt độ của con đã trở lại bình thường, chị thở phào nhẹ nhõm rồi đặt chiếc nhiệt kế ở phòng khách và vào bếp nấu ăn.
Vì tò mò, Hùng Duy đã lấy nhiệt kế để chơi, cho vào miệng ngậm thử. Cậu bé vô tình cắn phải chiếc nhiệt kế khiến nó vỡ ra và nuốt chửng luôn thủy ngân ở bên trong.
Ngay sau đó, chị Triệu bước ra khỏi bếp và nhận ra chiếc nhiệt kế đã bị vỡ, trong miệng con trai chị đang ngậm 1 mảnh thủy tinh khác. Rất nhanh chóng, chị Triệu đã lấy mảnh thủy tinh đó và bế con khỏi khu vực chiếc nhiệt kế bị vỡ để tránh cho con không hít phải thủy ngân rồi đưa bé đến bệnh viện Nhân dân Trương Gia Giới cấp cứu.


Mẹ con chị Triệu tại bệnh viện.
Kể về trường hợp đặc biệt của bệnh nhân 2 tuổi này, bác sĩ Dương Kỳ Hoa, trưởng khoa Nhi, bệnh viện Nhân dân Trương Gia Giới cho biết ngay sau khi cậu bé được đưa đến viện cấp cứu, bác sĩ đã tiến hành kiểm tra toàn diện cho cậu bé, kết quả niêm mạc miệng không bị tổn thương, trạng thái tinh thần tốt và không có triệu chứng buồn nôn, ói mửa. Kết quả chụp CT bụng cho thấy có thủy ngân nằm trong dạ dày Hùng Duy.
Ngay sau đó, bác sĩ đã tiến hành truyền dịch và yêu cầu mẹ cho cậu bé uống thêm sữa. Nhiều người thắc mắc vì sao lại để cho một bệnh nhân vừa nuốt thủy ngân uống sữa như vậy, nhưng khi nghe lời giải thích của bác sĩ ai cũng phải đồng tình và ghi nhớ để học tập.
"Sữa có chức năng thúc đẩy bài tiết thủy ngân và ngăn không cho thủy ngân hấp thụ vào cơ thể", bác sĩ Dương Kỳ Hoa nói.
Nhờ sự cấp cứu kịp thời, chính xác của đội ngũ y bác sĩ bệnh viện, cậu bé 2 tuổi này hiện không có vấn đề gì nghiêm trọng. Cậu bé vẫn cần nằm trong bệnh viện để theo dõi và điều trị thêm. Nếu thủy ngân được thải ra, cậu bé sẽ hoàn toàn hồi phục, không cần lo lắng gì về sức khỏe nữa.

Chiếc thủy ngân mà Hùng Duy cắn vỡ.
Theo bác sĩ Dương Kỳ Hoa, nếu chúng ta hít phải lượng lớn thủy ngân thì mới thực sự gây nguy hiểm vì chất này đi qua đường hô hấp, qua các phế nang đi vào máu, thận, hệ thần kinh và dễ gây ngộ độc.
Ngoài ra, bác sĩ khuyến cáo thêm rằng phụ huynh chưa xác định được bé có dính nhiều thủy tinh trong miệng hay không thì không nên tự ý cho con uống sữa như cách bên trên kẻo trẻ nuốt phải thủy tinh, tăng nguy cơ bị thủng ruột.
Cha mẹ không nên móc họng hoặc ép trẻ nôn ra. Cách làm đó có thể khiến các mảnh vụn thủy tinh làm trầy xước trong miệng và cơ thể bé. Cha mẹ cũng không nên cho trẻ uống nước có thể làm trẻ nuốt thêm nhiều mảnh vụn thủy tinh, tăng nguy cơ bị thủng ruột. Việc cha mẹ cần làm là đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và cứu chữa kịp thời.
Những lưu ý khi con nhỏ nuốt phải các chất bất thường
Như tình huống trên, chị Triệu đã biết con mình đã nuốt phải thủy ngân của nhiệt kế nên có biện pháp xử lý phù hợp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bố mẹ không biết con nuốt phải chất gì, việc đầu tiên cần làm đó là thu thập những thứ còn lại cạnh đó, đem đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và điều trị.
Nếu con bạn đã mất ý thức hoặc ngừng thở, phụ huynh cần thực hiện biện pháp sơ cứu cần thiết, đồng thời gọi cấp cứu ngay lập tức để đưa con đến bệnh viện.
Nếu trẻ tỉnh táo, không gây nôn hãy cho trẻ uống nhiều sữa hoặc nước, sẽ có vai trò làm loãng chất độc và bảo vệ thực quản và niêm mạc đường tiêu hóa để ngăn ngừa tổn thương thứ phát không cần thiết. Ngay sau đó, vẫn phải đưa con đến viện để kiểm tra.
Và điều quan trọng nhất mà phụ huynh cần nhớ đó là hãy luôn cẩn thận hơn chăm sóc con nhỏ. Luôn bảo vệ trẻ khỏi các vật dụng nguy hiểm, đặc biệt là dạy con không được tự ý bỏ bất cứ thứ gì lạ vào miệng.
Bác sĩ Dương Kỳ Hoa cũng khuyên các gia đình có con nhỏ nên thay nhiệt kế thủy ngân bằng nhiệt kế điện tử bởi nhiệt kế điện tử không chỉ đo độ nhanh chóng, thuận tiện mà còn an toàn với con người và môi trường xung quanh.
Theo Trí thức trẻ

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này
Mẹ và bé - 1 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời
Sống khỏe - 2 giờ trướcCác nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 3 giờ trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 4 giờ trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 23 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặpGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.