Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé 3 tuổi ở Hà Nội phát hiện mắc bệnh KAWASAKI nguy hiểm khi sốt cao vài ngày

Thứ năm, 21:30 29/04/2021 | Sống khỏe

GiadinhNet – Sốt 3 ngày âm ỉ, đến ngày thứ 4 sốt cao liên tục không đỡ, bé trai 3 tuổi vào viện được chẩn đoán mắc bệnh Kawasaki. Đây là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và có thể gây biến chứng lên tim mạch, thậm chí tử vong.

Theo chia sẻ của gia đình, bé Đ.V.N, 3 tuổi, ở Hà Nội bị sốt cao liên tục mấy ngày liền không đỡ. Trước đó, gia đình khi thấy bé sốt cũng đã đưa đi khám ở một phòng khám và được kê đơn điều trị bằng kháng sinh zithromax và mekocetin 3 ngày, sau dùng Augmentin 1 ngày, bé xuất hiện nổi ban đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân, mũi.

Sang ngày thứ 4, bé vẫn sốt cao không hạ, nhiệt độ cao nhất 38,5 - 39 độ C. Khi dùng thuốc không đỡ kèm theo nổi hạch ở vùng cổ hai bên khiến trẻ đau và quấy khóc nhiều, gia đình mới đưa vào BVĐK MEDLATEC cơ sở 2 khám.

Các bác sĩ đã thực hiện thăm khám, xét nghiệm cận lâm sàng, siêu âm và nội soi tai - mũi - họng cho thấy số lượng bạch cầu tăng, niêm mạc họng nề đỏ, thành sau họng có đọng dịch.

Trên hình ảnh siêu âm vùng cổ, góc hàm hai bên có nhiều hạch tăng kích thước, cấu trúc tủy vỏ rõ, hạch lớn nhất kích thước 20x13mm. Bác sĩ chẩn đoán bé mắc bệnh Kawasaki. Hiện tại sau điều trị, trẻ đã hết sốt, các nốt hồng ban giảm đáng kể, chơi ngoan, ăn uống được và tiếp tục theo dõi.

Bé 3 tuổi ở Hà Nội phát hiện mắc bệnh KAWASAKI nguy hiểm khi sốt cao vài ngày - Ảnh 2.

Bàn tay của bé nổi nhiều ban đỏ. Ảnh BS

BS Trần Thị Kim Ngọc - Chuyên khoa Nhi (BVĐK MEDLATEC) cho biết, bệnh Kawasaki là tình trạng sốt cấp hay kèm phát ban toàn thân ở trẻ nhỏ, với đặc điểm có viêm lan tỏa của hệ mạch máu nhỏ và vừa trên toàn cơ thể, bao gồm cả động mạch vành cung cấp máu cho cơ tim.

Đây là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Bệnh Kawasaki có thể chưa nghiêm trọng ngay nhưng gây biến chứng lên tim mạch. Các biểu hiện tim mạch hiểm nghèo như viêm tim, phình giãn động mạch vành gây đột tử, nhồi máu cơ tim ở trẻ nhỏ hay hẹp tắc và suy vành mạn tính về sau có thể gây tử vong.

Theo bác sĩ, nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này hiện nay chưa được xác định. Nhiều người lo lắng về bệnh này có tính lây truyền nhưng hiện chưa có một bằng chứng xác thực nào cho thấy bệnh này lây truyền. Bệnh có thể do nhiễm khuẩn, nhiễm độc từ virus, vi khuẩn hoặc các yếu tố về chủng tộc có liên quan bệnh hay gặp ở trẻ em châu Á nhiều hơn các châu khác. Ngoài ra, yếu tố môi trường có thể là tác nhân gây bệnh.

Bé 3 tuổi ở Hà Nội phát hiện mắc bệnh KAWASAKI nguy hiểm khi sốt cao vài ngày - Ảnh 3.

Trẻ mắc bệnh Kawasaki cần được điều trị sớm. Ảnh TL

Để tránh những biến chứng, khi trẻ có những biểu hiện bất thường, đặc biệt là sốt kéo dài cần đưa tới cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời. Trẻ sẽ được dùng thuốc để ngăn ngừa tổn thương tại vành mạch. Bệnh Kawasaki điển hình có 3 giai đoạn với các biểu hiện sau:

Giai đoạn bệnh (khởi phát cấp tính): Người bệnh có biểu hiện sốt và kéo dài trên 5 ngày, với đặc điểm ít đáp ứng với kháng sinh hay thuốc hạ nhiệt thông thường. Trẻ cũng có thể gặp những thay đổi ở niêm mạc môi miệng như môi đỏ, nứt môi, lở miệng, hồng ban lan tỏa ở hầu họng; Kết mạc mắt hai bên đỏ, không xuất tiết; Nổi hạch vùng cổ; Hồng ban đa dạng chủ yếu ở thân; Đỏ lòng bàn tay, bàn chân;Đau nhiều khớp.

Giai đoạn 2:

Người bệnh có biểu hiện tăng tiểu cầu, tăng máu lắng, tróc da và bệnh nhân dần dần hạ sốt. Biểu hiện này thường kéo dài khoảng 2 tuần.

Giai đoạn 3: Giai đoạn hồi phục, các triệu chứng bệnh giảm dần. Lúc này cơ thể trẻ suy yếu cần được bồi dưỡng.

P.Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phát động chiến dịch nâng cao nhận thức chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé

Phát động chiến dịch nâng cao nhận thức chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé

Mẹ và bé - 4 giờ trước

GĐXH - Chiến dịch truyền thông "Yêu thương mỗi ngày - Mẹ khỏe, bé ngoan" do Cục Bà mẹ và Trẻ em phát động nhằm nâng cao nhận thức của phụ nữ mang thai và các gia đình về tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe ngay từ giai đoạn đầu của thai kỳ và những năm tháng đầu đời của trẻ.

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Rau má giúp mát gan, bổ thận, tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ...

Người phụ nữ 42 tuổi bị u xơ tử cung, thiếu máu nặng vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 42 tuổi bị u xơ tử cung, thiếu máu nặng vì một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Từ việc thăm khám lâm sàng và kết quả thăm dò, các bác sĩ xác định nguyên nhân khiến bệnh nhân thiếu máu nặng là do u xơ tử cung chảy máu.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ bị tật ở cột sống cổ từ 1 thói quen nhiều người Việt mắc phải

Nam thanh niên 26 tuổi bất ngờ bị tật ở cột sống cổ từ 1 thói quen nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Nam nhân viên văn phòng 26 tuổi đã phải tìm đến bác sĩ vì cơn đau ở cổ vai gáy xuất hiện âm ỉ ngày càng nặng, ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng tập trung và hiệu suất làm việc.

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, ông H. được chẩn đoán xác định mắc viêm teo dạ dày C2 - viêm hành tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori, rối loạn chuyển hóa lipid máu, sỏi túi mật và rối loạn giấc ngủ.

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Vitamin D còn được gọi là 'vitamin ánh nắng mặt trời', đóng vai trò quan trọng đối với xương, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể… Vậy nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Nhiều người sẽ cảm thấy khô và đắng trong miệng sau khi thức dậy. Đó là vì chúng ta không uống nước trong suốt một đêm dài. Lúc này, cơ thể cần bổ sung nước gấp.

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

Sống khỏe - 18 giờ trước

Các chất dinh dưỡng thiết yếu là những chất mà cơ thể cần để thực hiện các chức năng cơ bản và phát triển...

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Top