Bé gái 6 tuổi qua đời sau khi mắc cúm A vì nhầm lẫn giữa cảm cúm và cảm lạnh
Từ tháng 11 đến tháng 1 mỗi mùa đông là đỉnh điểm của dịch cúm, trẻ em và người già có khả năng miễn dịch tương đối thấp dễ bị cảm cúm, và rất dễ gây ra các biến chứng khác nhau, thậm chí dẫn đến tử vong.
Gần đây, một bé gái 6 tuổi ở Thanh Viễn (Quảng Đông, Trung Quốc) đã phải nhập viện do sốt và tiêu chảy, nhưng vì chẩn đoán sai của bác sĩ, chẩn đoán cô bé bị viêm đường ruột. Tình trạng của cô bé trở nên tồi tệ hơn trong thời gian điều trị, cha mẹ nghĩ rằng tình trạng của cô bé rất nghiêm trọng, nên 7h sáng ngày 22/12 xin giấy chuyển viện.

Kết quả chẩn đoán nhầm bệnh của cô bé 6 tuổi
Qua thuốc thử nghiệm phát hiện kháng nguyên virus cúm A/B ở bệnh viện cấp cao, chẩn đoán cuối cùng là cô bé bị cúm do virus cúm A, có nhiều biến chứng do cúm A gây ra, tình trạng rất nguy cấp. Buổi chiều ngày 22/12, đứa trẻ trải qua 4 tiếng cấp cứu nhưng vô hiệu, cuối cùng đã tử vong.
Sự khác biệt giữa cảm cúm và cảm lạnh thông thường
Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi-rút cúm gây ra. Có ba nhóm virus gây bệnh chính là A, B và C. Loại A, B gây ra dịch cúm hàng năm. Trong đó, cúm A thường diễn biến phức tạp, lây lan vô cùng nhanh, dẫn tới nhiều biến chứng ở trẻ nhỏ. Loại C cũng dẫn tới bệnh cảm cúm nhưng các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn.
Nếu chỉ quan sát triệu chứng, rất khó để phân biệt được cảm cúm và cảm lạnh.
- Các triệu chứng của cảm cúm thường kéo dài và đi kèm với sốt, run rẩy và đau cơ.
- Triệu chứng cảm lạnh thường ngắn hơn và chỉ đi kèm với tình trạng chảy nước mũi và sốt nhẹ.
Trong hầu hết các trường hợp, những người bị cảm cúm sẽ khỏi bệnh trong 5-7 ngày. Quan trọng là cần nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước.

Cúm là do virus cúm gây nên, khác với cảm lạnh thông thường
Bệnh cúm thường có tốc độ lây lan khá nhanh và chủ yếu là lây qua đường hô hấp, do người bệnh hít phải không khí có chứa virus cúm. Có nhiều chủng virus cúm có thể gây bệnh từ nhẹ, hoặc thành đại dịch, một số chủng có độc tính cao gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Cảm cúm gặp ở mọi đối tượng nhưng người già, trẻ em và phụ nữ mang thai nếu mắc cúm dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng hơn như viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi và những bất thường cho sản phụ, thai nhi. Chính vì vậy người bệnh cần phân biệt cảm lạnh và cảm cúm để có biện pháp điều trị tích cực ngay từ đầu tránh các biến chứng nguy hiểm trên.
Làm thế nào để biết nếu bạn bị cảm cúm?
1. Đánh giá theo triệu chứng
Người lớn và trẻ nhỏ có triệu chứng tương tự nhau, sốt cao kèm theo ớn lạnh, đau đầu và đau chân tay, sau đó là khó chịu ở cổ họng và tiêu chảy. Lưu ý: Sốt tăng với đau nhức cơ bắp là một đặc điểm đặc trưng của bệnh cúm khác với cảm lạnh thông thường.
Cúm ở trẻ sơ sinh (6 tháng tuổi trở lên) rất khó phân biệt với cảm lạnh thông thường. Ở giai đoạn này của trẻ, cần phải chú ý đến bệnh thông thường của các thành viên trong gia đình. Nếu người già, cha mẹ, anh chị em,... có các triệu chứng tương tự, nếu sốt liên tục 3 ngày không giảm, ho, khan, khóc,… đó có thể là do cảm cúm.
2. Phát hiện nhanh tại nhà
Nếu bạn không chắc chắn đó là cảm lạnh thông thường hay cúm, bạn có thể lấy dịch tiết mũi họng của người bệnh để xét nghiệm kháng nguyên cúm nhanh chóng tại nhà (gọi là dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà), chỉ cần 15 phút có thể nhanh chóng chẩn đoán có phải là cúm hay không, đặc biệt thích hợp cho trẻ nhỏ, an toàn và không xâm lấn. Ngày nay, hầu hết các bệnh viện cũng áp dụng phương pháp này để thử nghiệm. So với các phương pháp xét nghiệm truyền thống, thời gian xét nghiệm được rút ngắn rất nhiều, chẩn đoán và điều trị có thể được thực hiện nhanh hơn.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh cúm
1) Rửa tay thường xuyên.
2) Giữ môi trường sạch sẽ và thông thoáng.
3) Duy trì vệ sinh hô hấp tốt:

- Che miệng và mũi bằng khăn giấy, khăn tay,… khi ho và hắt hơi;
- Đeo khẩu trang cho những người có triệu chứng cảm lạnh;
- Giữ độ ẩm tương đối trong nhà trong khoảng từ 45% rh đến 60% rh.
4) Tránh các hoạt động ở những nơi đông người .
5) Dinh dưỡng, tập thể dục hợp lý để tăng cường thể lực và khả năng miễn dịch.
6) Nếu có các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp cần phải điều trị y tế sớm.
Theo Khám phá

Người phụ nữ ở Phú Thọ đang khỏe mạnh thì viêm tụy cấp, mỡ máu cao 37 lần, thừa nhận 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị viêm tụy cấp có mỡ máu cao gấp 37 lần, men tụy tăng cao gấp 2,5 lần cho biết: "Tôi vốn nghĩ mình khỏe mạnh, người cũng thuộc dạng hơi gầy nên chưa từng đi khám sức khỏe hay kiểm tra mỡ máu..."

Loại rau mùa hè mọc dại khắp nơi, người Việt ăn theo cách này để chữa viêm tiết niệu, bệnh mãn tính
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Rau mã đề được dùng làm thuốc chữa các bệnh về viêm tiết niệu, viêm bàng quang, viêm gan mật, viêm loét dạ dày tá tràng,…

Hà Nội 'kích hoạt' cao điểm chống dịch phục vụ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - UBND TP Hà Nội mới ban hành Kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh đợt cao điểm phục vụ các hoạt động kỷ niệm 80 Cách mạng tháng Tám thành công, Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 trên địa bàn.

Em bé 3 ngày tuổi nhập viện gấp do người lớn tự cắt rốn bằng kéo, cứa dao lam khắp người để 'giải bệnh'
Y tế - 13 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, trẻ suy hô hấp, nguy cơ cao nhiễm trùng huyết, uốn ván rốn, vàng da bệnh lý và sang chấn da nghiêm trọng.

Cụ bà hoại tử gần nửa đầu do sai lầm khi điều trị zona thần kinh
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một ca nhiễm khuẩn tụ cầu vàng vùng đầu rất phức tạp, với mức độ hoại tử lớn và nguy cơ viêm lan vào xương sọ, thậm chí lan tới nhu mô não nếu không được xử lý kịp thời.

Người đàn ông 52 tuổi ở Phú Thọ đột quỵ ngay lúc uống rượu, người nhà nhanh trí làm việc này
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Bất ngờ mất dần ý thức, rơi vào trạng thái hôn mê trong lúc uống rượu nhà bạn, nhận thấy dấu hiệu bất thường, người nhà lập tức gọi điện đến Trạm Y tế để được hỗ trợ.

Chỉ ăn hạt thay bữa chính để giảm cân: Cẩn thận nguy cơ béo phì
Sống khỏe - 17 giờ trướcNhiều người chọn ăn các loại hạt thay bữa chính để giảm cân, nhưng chuyên gia dinh dưỡng khẳng định đây là quan niệm sai lầm.

Cách hỗ trợ làm tan cục máu đông tránh nguy cơ tai biến mạch máu não
Sống khỏe - 17 giờ trướcCục máu đông có thể gây tắc nghẽn mạch máu - Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tai biến mạch máu não. Hãy cùng tìm hiểu cách hỗ trợ làm tan cục máu đông và phòng ngừa tai biến.

Thực phẩm bổ gan, tốt cho người bị gan nhiễm mỡ
Sống khỏe - 18 giờ trướcChế độ ăn uống cân bằng và dinh dưỡng hợp lý là chìa khóa để hỗ trợ sức khỏe gan, ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến gan, trong đó có gan nhiễm mỡ.

Bé trai 6 tuổi ở Ninh Bình bị dập nhãn cầu, xuất huyết trong mắt sau khi chơi dây thun và bóng nảy
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bé V.M.Q (6 tuổi) đang chơi kéo bóng bằng dây thun cùng với em trai thì bóng bật ngược trở lại, va mạnh vào mắt trái từ khoảng cách 3 mét.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư phổi di căn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư phổi di căn cho biết 2 tháng gần đây sụt 8 cân, ho khạc đờm trong kéo dài 2 tuần...