Bé gái 7 tuổi dậy thì sớm, bác sĩ tiết lộ lý do khiến bố mẹ ngỡ ngàng vì nghĩ đấy là… thói quen tốt
GiadinhNet - Bật đèn ngủ là thói quen của nhiều người, nhưng khi biết đấy là một trong những nguyên nhân chính gây dậy thì sớm ở trẻ, nhiều bố mẹ ngã ngửa.
Câu chuyện đáng buồn mới xảy đến với bé gái 7 tuổi ở Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc. Chuyện bắt đầu từ khi vào đầu năm học mới, bé luôn bị các bạn chế giễu vì ngực to nhanh bất thường so với bạn cùng lứa.
Quan sát con, mẹ thấy con gái mình không béo lên nhưng phần ngực phổng phao như thiếu nữ tuổi mới lớn nên đã đưa con đến bệnh viện. Qua thăm khám và đo các chỉ số, bác sĩ cho biết, con chị bị dậy thì sớm.

Ảnh minh họa
Kết luận của bác sĩ khiến chị hết sức bất ngờ vì gia đình rất quan tâm và xây dựng cho bé một chế độ ăn uống, sinh hoạt khá khoa học. Gia đình cũng không cho bé dùng bất kì loại thuốc kích thích tố nào.
Tuy nhiên, có một điều đặc điểm là bé rất sợ bóng tối. Để trấn an con, gia đình có thói quen bật đèn khi ngủ để bé cảm thấy an toàn. Các bác sĩ cho rằng hành động bật đèn khi ngủ có thể là nguyên nhân gây dậy thì sớm ở bé.
Theo các nghiên cứu khoa học, việc bật đèn khi ngủ sẽ khiến vỏ não hưng phấn, khó đi vào trạng thái ngủ chất lượng, ánh sáng cũng ảnh hưởng tiêu cực đến nồng độ hormone do não tiết ra. Từ đó, dẫn đến các dấu hiệu dậy thì sớm.
Dậy thì sớm nguy hại thế nào tới sức khỏe của trẻ?

Tuyệt đối không dùng đèn ngủ có ánh sáng xanh và trắng cho trẻ
Ảnh hưởng chiều cao
Chiều cao là ảnh hưởng rõ nhất của trẻ dậy thì sớm là phát triển tăng nhanh theo tuổi xương, làm cho trẻ nhìn cao hơn so với các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, trẻ dậy thì sớm sẽ làm cho khớp xương khép sớm, rút ngắn thời kỳ sinh trưởng, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành.
Ảnh hưởng tâm lý
Đây cũng là vấn đề hết sức phức tạp khi trẻ phải đối mặt với sự bất thường về thể chất, khiến trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi, thu mình, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập. Tình hình sẽ nghiêm trọng hơn nếu trẻ đối diện với sự chế giễu, phân biệt từ các bạn.
Nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang
Theo nghiên cứu, chu kỳ kinh nguyệt sớm trước khi 8 tuổi ở bé gái có nguy cơ phát triển thành chứng rối loạn nội tiết tố và gây hội chứng buồng trứng đa nang khi trưởng thành.
Cần làm gì để hạn chế nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ
Cho trẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bố mẹ nên xây dựng một chế độ ăn phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu rau củ quả, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích,..hay những thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo và có hàm lượng đường cao.
Tăng cường vận động cho trẻ: Nên khuyến khích trẻ tập luyện thể dục ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Các môn thể thao như bơi lội, cầu lông, nhảy dây, đá bóng, đá cầu..
Hạn chế cho tiếp xúc với estrogen và testosteron: Ba mẹ cần lưu ý khi cho trẻ sử dụng sản phẩm kem, thuốc có thành phần liên quan đến hormon sinh dục.
Nếu bé đang gặp các vấn đề về tăng trưởng chiều cao và phát triển giới tính dậy thì, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín khám sớm để có sự can thiệp xử lý kịp thời.
Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!
Cha mẹ làm điều này thường xuyên sẽ khiến IQ của con thấp đi

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, người bệnh tiểu đường cần làm điều này để có kết quả chính xác nhất
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường cần đo đường huyết thường xuyên để biết lượng đường trong cơ thể đang ở mức cao hay thấp. Từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của mình.

Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh thận? Chị em có 1 trong 8 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh thận yếu ở nữ giới nếu không phát hiện và điều trị có thể tiến triển nặng, trường hợp nguy hiểm nhất là mất hoàn toàn chức năng thận, khi đó người bệnh phải chạy thận, lọc máu nhân tạo.

Người đàn ông bị xương sườn đâm thủng phổi
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Hình ảnh chụp cắt lớp ngực ghi nhận bệnh nhân bị tràn khí, tràn máu màng phổi với một hình ảnh mảnh xương sườn đâm vào nhu mô phổi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.