Bé gái suýt chết vì sâu răng, nha sĩ trách cha mẹ hại con vì thói quen tai hại
Chỉ vì cho con ăn quá nhiều đồ ngọt, thậm chí ăn vào mỗi buổi sáng nhưng lại không chú ý vệ sinh răng miệng cho con, một người mẹ suýt chút nữa khiến con phải mất mạng.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng của bạn cho dù bạn bao nhiêu tuổi thực sự quan trọng, đặc biệt đối với những đứa trẻ thường có sở thích thích ăn đồ ngọt. Điều này thực sự có hại cho răng của chúng. Cha mẹ cần nghiêm khắc và đảm bảo rằng trẻ không ăn quá nhiều vì nó cũng có hại cho sức khỏe.
Gần đây, nha sĩ Azila Mohd Kasim, người Malaysia đã chia sẻ kinh nghiệm của cô khi điều trị cho một bé gái 5 tuổi bị sâu răng nghiêm trọng do vệ sinh răng miệng kém và ăn đồ ngọt, thức ăn có đường quá nhiều dẫn tới nhiễm trùng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Nữ nha sĩ cho biết mẹ của bé gái đã tìm tới cô khi cô đang ở trong bãi đỗ xe và nhờ cô khám bệnh cho con gái. Nha sĩ Azila đã bị sốc khi nhìn thấy cô bé và ngay lập tức đưa họ đến phòng khám.

Khuôn mặt bé gái bị sưng vù suốt nhiều ngày do chiếc răng sâu.
Bé gái cần điều trị tủy để loại bỏ nhiễm trùng nhưng vị nha sĩ này cho biết anh không thực hiện được thủ thuật này cho bé nên chỉ kê đơn thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau gồm Amoxycillin và Paracetamol. Ngày hôm sau, người mẹ đã đưa con gái đến một nha sĩ khác để thực hiện thủ thuật lấy tủy nhưng vị nha sĩ này cũng không thể thực hiện mà chỉ kê đơn một loại thuốc kháng sinh khác là Metronidazole.
Tuy nhiên, đến đêm, khuôn mặt của bé gái bị sưng đến nỗi em thậm chí không thể mở mắt phải. Nha sĩ Azila sau khi kiểm tra nhận định bé gái đã bị viêm mô tế bào ở mặt, có nghĩa là nhiễm trùng các mô mặt và ngay lập tức bắt đầu điều trị. Tất cả các loại thuốc khác đã được dừng lại vì liều lượng không đúng, nha sĩ Azila cũng kê đơn thuốc mới để ngăn chặn sự lây nhiễm.

Chiếc răng sâu được bác sĩ nhổ ra.
Sau ba ngày uống thuốc, may mắn thay, vết sưng giảm dần và bác sĩ Azila có thể nhổ chiếc răng sâu cho bé gái. Nữ nha sĩ chia sẻ: "Tôi đã nhổ răng cho bé gái vì nó đã bắt đầu nhiễm trùng và tôi không muốn điều tương tự xảy ra vì nó có thể gây tử vong. Nướu bị sưng có nghĩa là bị nhiễm trùng và vi khuẩn này thực sự có thể lây lan lên não và gây nhiễm trùng huyết.
Nhiễm trùng huyết có thể gây chết người và lây lan qua dòng máu. Nhiễm trùng huyết xảy ra khi phản ứng của cơ thể với các hóa chất này mất cân bằng, gây ra những thay đổi có thể làm hỏng nhiều hệ thống cơ quan, thậm chí dẫn đến tử vong. Khi nhiễm trùng răng xảy ra, vi khuẩn có thể lây lan đến các mô hoặc xương xung quanh răng và cũng có thể truyền sang các bộ phận khác của cơ thể".
Một số dấu hiệu của nhiễm trùng trong miệng là hôi miệng, vị đắng trong miệng, sốt, đau răng, sưng cổ và quai hàm sưng. Bác sĩ Azila khuyên rằng những người có các triệu chứng này nên đến bệnh viện để điều trị trước khi nó chuyển biến xấu hơn.
Sau khi điều trị, nha sĩ Azila đã hỏi mẹ bé gái và nhận ra nguyên nhân của vấn đề là do vệ sinh răng miệng kém và ăn quá nhiều thức ăn ngọt. Cha mẹ bé thường cho con ăn đồ ngọt và bữa sáng của cô bé cũng luôn là đồ ngọt. Dù vậy, gia đình lại không kiểm soát việc vệ sinh răng miệng cho con, họ không bắt con đánh răng hàng ngày và không đưa bé đi kiểm tra răng miệng định kỳ.
Bác sĩ Azila nói rằng cô muốn chia sẻ kinh nghiệm này để mọi người nhận thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng cũng như quản lý thói quen ăn uống của trẻ.
Theo Khampha

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 14 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 23 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.