Bé hay khóc, ăn vạ phụ huynh nên xử trí thế nào?
GĐXH – Việc trẻ hay khóc, ăn vạ khiến nhiều phụ huynh đau đầu giải quyết. Vậy làm thế nào để xử trí được tình trạng này của con mà không cần đến đòn roi? Hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Nguyên nhân trẻ hay khóc, ăn vạ?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ hay khóc, ăn vạ nhưng chủ yếu là:
1. Tâm sinh lý thay đổi: Điều này thường xảy ra khi trẻ dần đạt đến các mốc tuổi của sự phát triển. Ví dụ khi trẻ lên 2, trẻ có xu hướng dễ khóc lóc, dỗi hờn, khó chịu, ăn vạ, tức giận khi mong muốn của bản thân không được đáp ứng. Hoặc ở những trẻ đang lững chững tập đi, hay bị vấp té, đi không vững cũng dễ trở thành ăn vạ. Khi không được ở gần cha mẹ, khi khát nước, đói bụng, mệt mỏi, trẻ cũng sẽ trở nên mè nheo hơn. Ngoài ra, bởi vì trẻ chưa phát triển hoàn thiện về mặt ngôn ngữ nên khi muốn biểu đạt mong muốn nào đó, trẻ thường sẽ tức giận và khóc lóc.
2. Muốn thu hút sự chú ý: Vì khả năng ngôn ngữ của trẻ còn hạn chế nên khóc lóc, ăn vạ dường như là cách nhanh nhất để trẻ thu hút được sự chú ý của mọi người với mục đích là mau chóng đáp ứng những mong muốn của trẻ.
3. Được cha mẹ nuông chiều: Đối với những trẻ cứ mỗi khi ăn vạ là cha mẹ lại ngay lập tức xoa dịu, dỗ dành, đáp ứng mong muốn của trẻ ngay lập tức sẽ dễ tạo thói quen xấu cho trẻ.
4. Trẻ đang bị mệt mỏi, kích động: Trong những trường hợp trẻ đang buồn ngủ, khát sữa, đói bụng, mệt mỏi,... thì ăn vạ cũng là cách để trẻ giải tỏa sự mệt mỏi, buồn bực.
5. Trẻ ăn vạ đôi khi cũng có thể là một biểu hiện của chứng tăng động. Vì vậy cha mẹ cần quan sát tần suất trẻ ăn vạ cùng cách ứng xử của trẻ khi không đáp ứng yêu cầu, la hét, ném đồ vật,... Cần thiết hãy cho trẻ đi thăm khám để đánh giá tâm lý.
Khi trẻ khóc, ăn vạ, cha mẹ cần làm gì?
1. Làm ngơ trước sự giận dỗi, ăn vạ vô cớ của con trẻ
Có 1 sự thật là ba mẹ thường mất bình tĩnh khi con có những biểu hiện tiêu cực và tỏ ra quan tâm, dỗ dành và giải thích cho con. Vô tình khiến cho trẻ có suy nghĩ là những hành động đó của trẻ là đúng đắn và sẽ tiếp tục.
Bạn hãy thử phớt lờ trước những hành vi tiêu cực đó của trẻ, để mặc con khóc, không dỗ dành, không quát mắng, không làm gì hết. Việc của bạn là hãy ở gần bé, quan sát bé và đảm bảo rằng bé con vẫn được an toàn.
Chắc chắn một điều là con sẽ không thể khóc được mãi, trong lúc khóc vẫn tò mò quan sát xung quanh. Lúc cơn giận dỗi của bé đã lắng xuống bạn hãy lại gần và bày ra một vài trò chơi để đánh lạc hướng và "quên" mất là mình đang ăn vạ.
2. Ở bên cạnh chờ con giận đi qua
Nhiều bố mẹ vì sốt ruột với tiếng khóc của con mà yêu cầu/dỗ con "nín ngay", nhưng kết quả nhận lại là bé càng khóc to. Vì thế, đôi khi cách tốt nhất là bạn yên lặng ở bên cạnh con, để con yên tâm. Nhưng lúc này cố gắng đừng nhìn vào mắt con, đừng vội chạm vào khi con vẫn đang gào khóc, hãy tập trung vào việc mà bạn đang làm.
3. Hãy giúp con gọi đúng tên cảm xúc
Giúp con gọi tên cảm xúc, cho con thấy bạn thấu hiểu những gì con đang cảm nhận. Đôi khi các bé cáu giận đơn giản vì mệt, đói, lúc này bố mẹ không nên sử dụng hình phạt nghiêm khắc (như là phạt ngồi góc) mà nên an ủi, vỗ về, giúp bé thư giãn. Đây là cơ hội để bố mẹ dạy cho bé biết khi mệt, con cảm thấy thế nào và con nên làm gì thay vì cáu giận với người khác.
4. Giải thích rõ ràng
Sẽ không có ích gì khi bạn giải thích, nói lý lẽ khi con đang khóc lóc, bởi não bộ của trẻ lúc này tập trung hoàn toàn vào cơn giận, không đủ tỉnh táo để tiếp nhận những gì người khác nói. Đôi khi khóc lóc là một cách giúp bé giải tỏa cảm xúc.
Với trẻ lớn, không cần giải thích dài dòng nhưng cũng không nên nói "không" mà không kèm theo lời giải thích thỏa đáng nào. Hãy nói vì sao bạn không muốn trẻ ăn vạ hoặc làm theo ý của trẻ.
5. Đưa cho trẻ sự lựa chọn
Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, hãy hỏi trẻ xem liệu có phải trẻ đang làm sai và tự giải thích điều trẻ muốn. Cố gắng khuyến khích trẻ nói ra.
Cho bé các sự lựa chọn để bé tự quyết định và có cảm giác được kiểm soát chính mình. Chẳng hạn như: Nếu con muốn ăn cái này thì con sẽ không ăn cơm nữa, nếu con muốn có đồ chơi này thì sẽ không được chơi trò gì đó nữa (trò mà trẻ ưa thích).
Những điều cần tránh khi trẻ hay khóc, ăn vạ
Khi bé đang ăn vạ, bạn nên:
1. Hãy giữ bình tĩnh. Nói với bé bằng giọng nhẹ nhàng và trấn an.
2. Giữ cho bé an toàn. Đừng để bé tự làm đau mình hoặc làm đau người khác. Giữ yên lặng cho đến khi bé bình tĩnh lại.
3. Không nhượng bộ cho bé điều bé muốn hoặc không cố giải thích với bé khi bé đang trong cơn ăn vạ.
4. Hãy để cơn ăn vạ tự lắng xuống. Sau khi qua cơn ăn vạ, hãy cho bé thời gian để bình tĩnh lại. Giúp bé gọi tên cảm xúc của mình. Thể hiện cho bé biết là bạn sẵn sàng giúp đỡ bé. Ôm bé và nói một vài từ trấn an bé.
Bên cạnh những việc cần làm trước tình huống con ăn vạ, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý đến một số điều nên tránh khi xảy ra trường hợp này:
1. Không nên quát tháo, tức giận với trẻ
Khi trẻ ăn vạ kết hợp với tiếng khóc, thậm chí là tiếng gào thét dai dẳng sẽ khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy đau đầu, khó chịu và trút giận lên trẻ. Điều này không những không giúp trẻ nín khóc mà âm lượng của tiếng khóc có khi còn to hơn. Ngoài ra, không nên giữ chặt chân tay trẻ vì sẽ càng khiến trẻ tức giận và giãy giụa mạnh hơn, đồng thời không nên dùng đòn roi lúc này vì trẻ sẽ học theo và cư xử bạo lực với người khác. Thay vào đó, cha mẹ nên giữ im lặng, quan sát và ở bên cạnh trẻ cho đến khi trẻ đã nín khóc và nguôi giận.
2. Không nuông chiều bé
Trẻ em như tờ giấy trắng, cha mẹ vẽ gì lên "tờ giấy" đó thì nó sẽ trở thành những thói quen sau này của trẻ. Nếu cha mẹ luôn sẵn sàng đáp ứng ngay mọi nhu cầu của trẻ những lần bé ăn vạ thì sau này trẻ sẽ lợi dụng tiếng khóc của mình để đạt được mong muốn.
3. Không tranh cãi, dùng lí lẽ với trẻ
Khi trẻ nóng giận, cha mẹ không nên giải thích dài dòng hoặc tranh cãi vì lúc này trẻ sẽ không muốn lắng nghe gì cả. Điều mà cha mẹ nên làm đó là để cơn giận của trẻ nguôi đi, sau đó mới trò chuyện, phân tích tại sao không được làm như thế.
4. Không so sánh con mình với trẻ khác
Người lớn chúng ta không ai ưa thích việc mình bị so sánh với người khác, trẻ nhỏ cũng vậy. Điều này không những khiến con cảm thấy tự ti, xấu hổ về bản thân mà còn gây nên cảm giác căm ghét, ghen tị với bạn bè. Từ đó trẻ sẽ luôn có tâm lý rụt rè, buồn bã, không dám thể hiện suy nghĩ của mình vì cho rằng mình luôn thua thiệt người khác.
5. Không nói dối để giải quyết vấn đề
Để con ngừng khóc lóc, ăn vạ, nhiều bậc phụ huynh đã nói dối con và thỏa hiệp tạm thời, ví dụ như: "Ăn đi rồi bố/mẹ dắt đi chơi", nhưng khi trẻ ăn xong thì không thực hiện lời hứa đó. Lâu dần khi trẻ nhận ra điều này thì trẻ cũng sẽ học theo cha mẹ nói dối. Đây là một tật xấu ảnh hưởng tiêu cực đến tính cách sau này của trẻ.
6. Không giải quyết vấn đề ở những nơi đông người
Khi trẻ ăn vạ gây ồn ào, cha mẹ không nên tìm cách quát mắng hay nói chuyện lí lẽ với con ở nơi đông người vì sẽ làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Lúc này phụ huynh nên đưa con ra nơi riêng tư hoặc đưa trẻ về nhà để giải quyết.
Việc di chuyển sẽ giúp làm nguội cơn giận của trẻ. Khi đã bình tĩnh thì cả hai bên đều có thể nói chuyện nhẹ nhàng, lắng nghe được nhu cầu của đối phương mà không khiến con trẻ cảm thấy bẽ mặt, xấu hổ khi ở nơi đông người.
Có thể nói việc trẻ ăn vạ khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy đau đầu không biết nên xử trí ra sao cho phù hợp. Tuy nhiên vì phụ huynh là người lớn, đã có đủ năng lực để quan sát, nhận định tình huống và kiểm soát được hành vi của mình nên hãy là người chủ động lắng nghe, thấu hiểu và hướng dẫn trẻ cách quản lý tốt cảm xúc của bản thân.
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 5 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 7 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 7 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 8 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025
Thời sự - 9 giờ trướcGĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.
Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 11 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.