Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bé trai 3 tuổi hôn mê sâu, tiên lượng nặng do cấp cứu đuối nước sai cách

Thứ ba, 16:19 13/08/2024 | Sống khỏe

GĐXH – Theo các bác sĩ, hiện tại, tình trạng của trẻ vẫn nặng nề, nguy cơ tử vong cao do suy đa cơ quan, thời gian thiếu oxy não kéo dài vì không được sơ cấp cứu đuối nước đúng cách.

Ngày 10/8, bé trai 3 tuổi (ở Thái Nguyên) đi bơi cùng anh trai (14 tuổi) tại bể bơi gần nhà. Tuy nhiên sau đó, trẻ được phát hiện chìm trong bể bơi của người lớn trong tình trạng môi tím, da trắng nhợt, không cử động.

Ngay lập tức, trẻ được nhân viên tại bể bơi ép tim và thổi ngạt khoảng 2 phút, sắc da hồng trở lại. Tuy nhiên, sau đó, trẻ lại được vác chạy trong 5 phút.

Nhận thấy tình trạng trẻ không cải thiện, nhân viên mới chuyển trẻ đến trạm y tế gần nhất và bệnh viện huyện. Tại đây, trẻ được thở oxy, có nhịp tim trở lại, nhưng tiểu tiện không tự chủ, có cơn co cứng nên chuyển bệnh viện tỉnh. Trẻ tiếp tục được các bác sĩ đặt nội khí quản và chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương cấp cứu. 

Bé trai 3 tuổi hôn mê sâu, tiên lượng nặng do cấp cứu đuối nước sai cách- Ảnh 1.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân bị đuối nước đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh BVCC


Thời điểm nhập viện, bệnh nhi hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy đa tạng, được điều trị thở máy, ổn định huyết động, lọc máu, kháng sinh và sử dụng biện pháp hạ thân nhiệt chủ động để bảo vệ não.

Tuy nhiên, sau 3 ngày, tình trạng của trẻ vẫn nặng nề, nguy cơ tử vong cao do suy đa cơ quan, thời gian thiếu oxy não kéo dài vì không được sơ cấp cứu ban đầu đúng cách.

Đây là 1 trong 5 trường hợp bệnh nhân bị đuối nước được đưa vào cấp cứu tại Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương trong tuần vừa qua.

Điều đáng nói, trong 5 trẻ đuối nước nghiêm trọng này, chỉ có 1 trẻ được sơ cấp cứu ban đầu đúng cách nên đã hồi phục tốt, 4 trẻ còn lại do không được thổi ngạt, ép tim ngay mà bị bế dốc chạy nên vẫn trong tình trạng nguy kịch.

Vác dốc ngược trẻ chạy – sai lầm thường gặp khi sơ cứu trẻ đuối nước

ThS.BS Hoàng Ngọc Cảnh – Khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, việc sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ đuối nước rất quan trọng vì nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ đuối nước là tổn thương não do thiếu ôxy. Theo đó, thời gian chịu đựng thiếu oxy của não tối đa chỉ khoảng từ 4-5 phút, nếu quá thời gian này sẽ dẫn tới tổn thương não không hồi phục, gây tử vong hoặc di chứng thần kinh. 

"Khi thấy một trẻ bị đuối nước không tỉnh, không thở, ngừng tim thì cần phải hồi sức tim phổi (thổi ngạt, ép tim) ngay", BS Cảnh nhấn mạnh. 

Theo BS Cảnh, việc nhiều người có thói quen dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy sẽ làm cho các dịch ở dạ dày trào ngược hít vào đường thở và làm chậm trễ hồi sức tim phổi (ép tim/thổi ngạt), làm mất thời gian vàng để cấp cứu trẻ, thậm chí gây thêm các tổn thương cho trẻ.

Dưới đây là các bước cấp cứu đuối nước đúng cách được Hội Nhi khoa Việt Nam và Bệnh viện Nhi Trung ương khuyến cáo áp dụng:

Bước 1: Gọi trợ giúp: cần nhanh chóng tìm sự trợ giúp của những người xung quanh khi thấy trẻ bị đuối nước bằng cách gọi to, gọi cấp cứu 115.

Bước 2: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nước bằng mọi cách. Đây là bước rất quan trọng, có hai phương pháp là cứu đuối gián tiếp và cứu đuối trực tiếp.

- Cứu đuối gián tiếp: là sử dụng các dụng cụ cứu đuối sẵn có (phao, dây, gậy, quần áo, các vật có thể nổi trên nước) để cứu người trẻ đuối nước khi vẫn còn đang tỉnh.

- Cứu đuối trực tiếp: là xuống nước, bơi đến cứu nạn nhân; cứu đuối trực tiếp nên dành cho đối tượng cứu hộ chuyên nghiệp, được đào tạo có đủ sức khỏe và năng lực ở thời điểm thực hiện hoặc đối tượng không chuyên có kỹ năng bơi và cứu đuối.

Bước 3: Kiểm tra xem trẻ có thở không và có tỉnh không

Khi trẻ được đưa lên bờ, ngay lập tức xem trẻ có thở không bằng cách: nhìn lồng ngực của trẻ có di động không? Đặt tai gần miệng và mũi trẻ có cảm thấy không khí thở ra của trẻ ở trên má của bạn không?

Bước 4: Nếu trẻ không thở, hãy bắt đầu hồi sức tim phổi (CPR) ngay:

Cẩn thận đặt trẻ nằm ngửa trên nền cứng.

- Thổi ngạt: Với trẻ nhỏ, đặt miệng của bạn trên cả mũi và miệng của trẻ để thổi ngạt một cách kín. Với trẻ lớn hơn, một tay ép cánh mũi và đưa miệng của bạn thổi vào miệng của trẻ. Thổi chậm, đều trong 1- 2 giây và ngực của trẻ sẽ phồng lên, thổi ngạt 5 nhịp thở đầu tiên.

- Ép tim ngoài lồng ngực: Ngay sau thổi ngạt 5 nhịp đầu tiên, tiến hành ép tim ngoài lồng ngực. Sử dụng một tay đặt vuông góc với lồng ngực, (trẻ lớn/người lớn có thể dùng hai tay). Vị trí ép tim: 1/2 dưới xương ức, ấn xuống ngực sâu khoảng 1/3 -1/2 lồng ngực theo đường kính trước sau. Tốc độ ép tim 100 -120 lần/phút.

Những lần tiếp theo tiếp tục thực hiện theo chu kỳ 30 lần ép tim/2 lần thổi ngạt. Tiếp tục ép tim và thổi ngạt liên tục (cả trong quá trình vận chuyển cấp cứu) cho tới khi trẻ tự thở lại được, hồng hào trở lại.

Bước 5: Sau khi nạn nhân tỉnh, cần đặt nạn nhân ở tư thế an toàn: Nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để phòng tránh nguy cơ trẻ bị ngạt thở trở lại. Lau khô người, thay quần áo và ủ ấm bé sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. 

Trên đường đi người nhà cần chú ý theo dõi hô hấp, tuần hoàn của trẻ. Tốt nhất là có sự trợ giúp vận chuyển của nhân viên y tế.

Lưu ý:

- Không được dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy làm cho các dịch ở dạ dày trào ngược hít vào đường thở và làm chậm trễ hồi sức tim phổi (ép tim/thổi ngạt) làm mất thời gian vàng để cấp cứu trẻ.

- Không được ngừng hồi sức tim phổi nếu trẻ chưa có nhịp thở.

- Khi ép tim ngoài lồng ngực, không ấn ngực quá mạnh sẽ gây gãy xương sườn, đụng dập phổi.

- Cần đưa tất cả trẻ bị đuối nước đến các cơ sở y tế để tiếp tục kiểm tra và theo dõi các biến chứng sau đuối nước.

Clip bé 2 tuổi ở Phú Thọ bị đuối nước được cứu sống trong gang tấcClip bé 2 tuổi ở Phú Thọ bị đuối nước được cứu sống trong gang tấc

GĐXH - Bé trai được người nhà đưa đến phòng cấp cứu trong tình hôn mê, tím tái, mạch bẹn không bắt được. Sau khi được cấp cứu, bé đã khóc to, da môi hồng và có thể tự thở.

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Sống khỏe - 4 phút trước

Khi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 13 phút trước

GĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 1 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Dấu hiệu cảnh báo căn bệnh ung thư cựu Tổng thống Mỹ Joe Binden đang mắc phải, nam giới không nên chủ quan

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, ung thư tuyến tiền liệt thường không gây ra triệu chứng điển hình nào ở giai đoạn sớm nhưng cũng có thể xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo.

Cảnh báo nguy cơ viêm mũi xoang cấp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Cảnh báo nguy cơ viêm mũi xoang cấp từ một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Thấy có triệu chứng viêm xoang, anh V nghĩ rằng bệnh không nghiêm trọng nên tự mua kháng sinh tại hiệu thuốc nhưng triệu chứng không chỉ cải thiện mà ngày một nặng lên.

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cho biết, gia đình có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, cộng thêm cơ địa béo phì (BMI = 35,4) và lối sống ít vận động...

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện

Sống khỏe - 6 giờ trước

Cho dù bạn tập yoga, đi bộ đường dài hay nâng tạ, lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện rất quan trọng...

Vì sao viêm phụ khoa dễ tái đi tái lại?

Vì sao viêm phụ khoa dễ tái đi tái lại?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Bạn bị viêm phụ khoa tái đi tái lại dù đã làm đủ mọi cách. Bạn chịu đựng ngứa ngáy, khí hư khó chịu cũng như bất tiện và mặc cảm. Nhưng điều ái ngại nhất là: chính người bạn đời lại nghĩ rằng bạn "không biết giữ gìn". Trong khi sự thật, nguyên nhân có thể đến từ chính anh ấy. Đây là câu chuyện rất nhiều phụ nữ đang gặp phải.

Người đàn ông 45 tuổi phát hiện ung thư dương vật thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 45 tuổi phát hiện ung thư dương vật thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Triệu chứng của ung thư dương vật đôi khi không rõ ràng, ban đầu chỉ là vết sùi, vết loét nhỏ rỉ dịch nên người bệnh thường dễ bỏ qua hoặc ngại đi khám.

7 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh

7 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh

Sống khỏe - 8 giờ trước

Vitamin và khoáng chất đóng vai trò then chốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch, duy trì năng lượng, hỗ trợ chức năng não bộ, xương khớp và nhiều hệ thống khác trong cơ thể. Bất kỳ sự thiếu hụt nào cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, do đó việc đảm bảo đủ lượng các chất này là mối quan tâm hàng đầu.

Top