Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bến Chương Dương trước nguy cơ chỉ còn trong sử sách

Chủ nhật, 10:00 19/02/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Quần thể chứng tích hào hùng ấy dần đi vào quên lãng trước sự bào mòn của thời gian và sự thờ ơ của con người.

 

Bến Chương Dương ngày nay

 
Bến Chương Dương (xã Chương Dương, Thường Tín, Hà Nội) từ lâu đã trở thành niềm tự hào của dân tộc, như một huyền thoại chói lọi trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai (1284 - 1285) của quân và dân nhà Trần. Tưởng chừng như sống mãi với thời gian, thế nhưng, quần thể chứng tích hào hùng ấy dần đi vào quên lãng trước sự bào mòn của thời gian và sự thờ ơ của con người.
 
Đi tìm chứng tích

Bến Chương Dương gắn liền với chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử từ thế kỷ XIII bây giờ còn lại dấu vết gì? Lần tìm về những tư liệu cũ, trong bộ bách khoa toàn thư Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú ghi rõ: "Bến Chương Dương ở xã Chương Dương, huyện Thượng Phúc... Trần Quang Khải đã phá quân Nguyên ở đấy". Địa danh ấy ngày nay thuộc xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Chúng tôi có mặt tại xã Chương Dương một ngày đầu xuân. Đó là một rẻo đất thanh bình nằm ven đê sông Hồng về hướng đông nam nội đô Hà Nội. Tìm hỏi quần thể bến Chương Dương ngày nào thì một cao niên đọc luôn câu ca lâu đời: "Cây đa hoa gạo thắm tươi/ Chương Dương bến cũ thuyền xuôi thuận dòng/ Ngàn thu lừng lẫy chiến công/ Quân thù quét sạch non sông vững bền" như để nói rằng khách đã đến đúng địa danh cần tìm. Vẫn đều đều những chuyến phà đưa người, hàng hoá qua sông, bến Chương Dương chẳng khác gì một bến sông nào đó khắp triền đê sông Hồng.

Trong câu ca lưu truyền có nói về cây đa, hoa gạo. Ở Chương Dương, cây đa thuở ấy nay vẫn còn. Đó là số ít ỏi những chứng tích còn sót lại tồn tại cùng với thời gian cho đến bây giờ. Đi trên con đê dài và uốn cong ôm sát dòng sông, về đến đầu xã Chương Dương chúng tôi đã nhìn thấy ngọn đa cao vút. Tuy nhiên, khi hỏi về cây gạo thì người dân địa phương cho biết nó đã bị chết từ những năm đầu chống Pháp sau một đợt rét kéo dài.

Cây đa từng chứng kiến chiến công lẫy lừng của quân dân nhà Trần xưa kia nay nằm đơn lẻ trong khuôn viên đình làng. Theo thần phả, ngôi đình này thờ vị thần có liên quan đến chiến thắng quân Nguyên Mông ngày trước.

Ông Vũ Viết Bằng, năm nay đã hơn 80 tuổi, vẫn đọc làu làu cho chúng tôi nghe nội dung 28 đạo sắc bằng chữ Hán còn lưu giữ trong đình Chương Dương. Ông kể: "Trước kia ngôi đình to đẹp lắm, nhưng vì hai cuộc chiến tranh chống thực dân và đế quốc đã phá hỏng gần như toàn bộ, ngôi đình bây giờ mới được xây dựng lại". Trong khuôn viên đình ngày nay vẫn còn sót lại những kệ đá vuông vắn nằm ngổn ngang trong sân đình mà theo ông Bằng đó là những bệ đá dùng để kê cột đình ngày trước.

"Chương Dương xưa kia có tên là Chân Giang, cha ông chúng tôi nói lại rằng làng xưa là một bãi bồi hoang dại có nhiều chim giang sếu tụ họp, để lại nhiều vết chân nên gọi "chân giang"- ông kể. Mảnh đất mà trước đây là bãi bồi ấy bây giờ là một khu dân cư sầm uất. Quá khứ huy hoàng xưa gần như mất dấu...
 

Cây đa còn đó mà "hoa gạo" còn đâu.

Những kệ đá nằm ngổn ngang, chứng tích còn lại về một ngôi đình lớn thờ vị tướng đời Trần.

Ông Vũ Viết Bằng, người thầy giáo làng, thông tỏ Hán học đã không khỏi tiếc nuối về sự mai một của di tích quê mình.


Di tích bị lãng quên

727 năm trôi qua từ ngày quân thù đã bị đẩy lùi tại bến Chương Dương. Dòng sông Hồng vẫn cuộn đỏ ngày đêm mang chở phù sa, chỉ có bến sông ngày đó đã lùi dần vào quá khứ.

Theo lời kể của ông Bằng, những năm trước bến sông này còn bị nạn cát tặc hoành hành. "Người ta múc đi những đống cát cao như núi làm lở hết cả một đoạn sông dài. Nhưng sau này chính quyền địa phương đã vào cuộc mới đẩy lùi được", ông Bằng nói.
 
Rồi những năm 90 của thế kỷ trước cũng có dự án mở bến sông Chương Dương tại một địa điểm khác, nhưng rồi không hiểu thế nào vẫn không làm được. Vậy là cái bến sông gắn liền với lịch sử ấy vẫn là nơi thông thương.
 
Song điều đáng buồn là chẳng có lấy một dòng chữ nào khắc ghi lại chiến công của người xưa, nên mặc dù người qua lại tấp nập nhưng chẳng mấy ai biết được nơi đây đã ghi lại một trong những chiến công hiển hách của ông cha ta...

Về Chương Dương, người ta còn truyền tai nhau câu chuyện về một thanh gươm quý. Đó là một thanh gươm bằng gỗ dài gần 2m, uốn khúc như rồng lượn . Một số tài liệu nói rằng thanh gươm quý ấy được cất giữ ở chùa "Phúc điền tự".
 
Tuy nhiên khi tìm đến, chúng tôi thất vọng vì thanh gươm không có ở ngôi chùa cổ này. Đến cả người cao tuổi và rất quan tâm đến di tích của làng như ông Bằng vẫn không thể khẳng định được thanh gươm ấy bây giờ ở đâu?

Cụm di tích bến Chương Dương đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử quốc gia từ lâu. "Cách đây mấy năm, chúng tôi nhận được lời hứa từ các cơ quan văn hoá nói rằng: Sẽ trùng tu xây dựng lại ngôi đình cho xứng tầm, lúc thì nói dự toán công trình hết 7 tỷ đồng, có lúc nghe nói lên mấy chục tỷ đồng. Chúng tôi chờ mãi mà chẳng thấy đâu cả"- Ông Bằng cho biết.

Tới thăm Chương Dương ngày này, bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được cái mới mẻ, tươi mát của một miền quê ven sông Hồng đang vươn dậy trong cuộc sống mới. Nhưng, bến Chương Dương ngày xưa, nay chỉ còn sót lại cây đa. Theo năm tháng, thân cây này đã bị mục, cành gãy đi nhiều, không được sum suê toả bóng như ngày trước nữa. Bến Chương Dương đứng trước nguy cơ chỉ còn được nhắc đến trong sử sách...
 
Bến Chương Dương, nơi đã diễn ra trận chiến "Chương Dương độ - Hàm Tử Quan" nổi tiếng trong lịch sử chống quân Nguyên - Mông lần thứ 2 vào ngày mùng 7 tháng 5 âm lịch năm 1285, do Thượng tướng Trần Quang Khải và các tướng Trần Quốc Toản, Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp, Nguyễn Truyền... đánh bại cánh quân Nguyên do Toa Đô chỉ huy.

Cũng tương tự như lần thứ nhất, quân Nguyên mau chóng giành thắng lợi bước đầu. Quân Đại Việt liên tục bị thất trận ở các mặt trận Lạng Sơn, Sơn Động, Vạn Kiếp, Thu Vật (Yên Bình), sông Đuống. Từ phía Bắc, chỉ khoảng 20 ngày sau khi vượt qua biên giới, quân Nguyên đã chiếm được thành Thăng Long. Triều đình nhà Trần rút lui theo sông Hồng về Thiên Trường (Nam Định) và Trường Yên (Ninh Bình), chịu sự truy kích ráo riết của quân Nguyên. Mọi nỗ lực phản kích của các vua Trần dọc theo sông Hồng đều bị quân Nguyên đánh bại.

Cũng giống như lần trước, quân Nguyên lại gặp khó khăn về lương thực. Trong khi đó, quân Đại Việt đã nhanh chóng chấn chỉnh đội ngũ. Khoảng gần 2 tháng sau khi rút về Thanh Hóa, Đại Việt phản công. Dọc theo sông Hồng, quân Đại Việt lần lượt giành thắng lợi tại cửa Hàm Tử (nay ở Khoái Châu, Hưng Yên), bến Chương Dương (nay ở Thượng Phúc, thuộc Thường Tín, Hà Nội), giải phóng Thăng Long.
 
Quang Thành
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 8 phút trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 38 phút trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 53 phút trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Đổi vỏ sữa lấy sen đá: Cách giới trẻ lan tỏa lối sống xanh

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - "Đổi chai nhựa, vỏ sữa lấy sen đá" là hoạt động thường niên được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức người dân về thói quen phân loại rác tại nguồn, hạn chế rác thải ra môi trường.

 Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa bằng lăng tím

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, phố phường Hà Nội lại khoác lên mình sắc tím mộng mơ khi hoa bằng lăng nở rộ. Màu hoa tím dưới nắng đầu mùa phủ khắp nhiều tuyến phố tạo nên vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Lịch cắt điện Hải Dương tuần này (từ 6 - 12/5/2024): Nắng nóng quay trở lại, hàng loạt khu dân cư nằm trong danh sách mất điện

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Dương, tuần này một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Hải Dương, Chí Linh, Thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, Ninh Giang, Cẩm Giàng, Kim Thành…

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 7/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

5 công việc cực kỳ nguy hiểm nhưng lại có mức lương rất cao

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Với tính chất nguy hiểm, nhưng có một số ngành nghề vẫn được ưa chuộng và có số lượng ứng viên đăng ký ứng tuyển cao.

Top